0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH Ở TỈNH PHÚ YÊN (Trang 28 -29 )

6. Bố cục của luận văn

1.1. Các khái niệm liên quan

1.1.5. Nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch

Từ những luận điểm về CLNNL, có thể hiểu rằng: nâng cao chất lượng lao động tại các DN DL chính là làm gia tăng mức độ đáp ứng về khả năng làm việc của LLLĐ các mặt về thể lực, trí lực và tâm lực nhằm hoàn thành được nhiệm vụ, mục tiêu của mỗi DN nói riêng và đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH nói chung.

- Thể lực: là tình trạng thể chất bên trong của con người, biểu hiện ở sự phát triển sinh học, là điểu kiện tiên quyết để duy trì và phát triển trí tuệ, là phương tiện chủ yếu để truyền tải tri thức vào hoạt động thực tiễn, để biến tri thức thành sức mạnh vật chất. Nó bao gồm cả sức khoẻ vật chất lẫn sức khoẻ tinh thần, sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, là sức mạnh niềm tin và ý chí... Sức mạnh trí tuệ của con người chỉ có thể phát huy được lợi thế trên nền thể lực khoẻ mạnh. Chăm sóc sức khoẻ là một nhiệm vụ rất cơ bản để nâng cao CLNNL, tạo tiền đề phát huy có hiệu quả tiềm năng con người.

- Trí lực: là năng lực nhận thức, năng lực tư duy sáng tạo, là kết tinh của tri thức được biểu hiện ở trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng sáng tạo... Đây được coi là yếu tố quan trọng nhất trong việc hình thành và quyết định CLNNL, đặc biệt là trong thời đại khoa học – kỹ thuật và công nghệ hiện đại do chính bàn tay, khối óc con người làm ra.

- Tâm lực: còn được gọi là phẩm chất tâm lý- xã hội, chính là tác phong, tinh thần – ý thức trong lao động như: tác phong công nghiệp (khẩn trương, đúng giờ...), có ý thức tự giác cao, có niềm say mê nghề nghiệp chuyên môn, năng động trong công việc; có khả năng chuyển đổi công việc cao thích ứng với những thay đổi trong lĩnh vực công nghệ và quản lý. Những phẩm chất này gắn liền với truyền thống văn hoá dân tộc tạo nên những giá trị cơ bản của CLNNL từ phương diện cá thể đến phương diện xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH Ở TỈNH PHÚ YÊN (Trang 28 -29 )

×