6. Bố cục của luận văn
1.3. Nội dung nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch
1.3.1. Nâng cao về thể lực
Nâng cao về thể lực gắn liền với các hoạt động nhằm chăm sóc và đảm bảo sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần cho NLĐ trong một tổ chức. Sức khỏe thể chất được thể hiện một cách tổng quát ở sức lực, sự nhanh nhẹn, sự dẻo dai, khả năng chống được các yếu tố gây bệnh. Sức khỏe tinh thần được thể hiện ở sự sảng khoái, thoải mái tinh thần, thanh thản, ở những ý nghĩ lạc quan, yêu đời, ở những quan niệm sống tích cực, chủ động. Theo Luật lao động (2012), “hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho NLĐ, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, NLĐ là người khuyết tật, NLĐ chưa thành niên, NLĐ cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần”. DL là ngành sử dụng rất nhiều lao động và là một nguồn cung cấp việc làm đáng kể, đó là một trong những ngành tạo việc làm lớn nhất trên thế giới. Vì vậy, việc nâng cao thể lực của NLĐ trong tổ chức nắm giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy và duy trì tình trạng khoẻ mạnh về thể chất và tinh thần cao nhất của họ.
Sức khỏe lao động là một vấn đề mang ý nghĩa to lớn đối với việc bảo toàn NNL, đồng thời có tác động trực tiếp tới hoạt động và hiệu quả của DN. Thể lực tốt chính là phương tiện truyền tải tri thức, tăng khả năng tiếp nhận kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng. Các DN cần nắm rõ tình trạng sức khoẻ của NLĐ để phân công công việc sao cho phù hợp. Đối với từng ngành khác nhau sẽ yêu cầu thể lực khác
nhau. DN nên chú trọng đến việc xây dựng các công cụ, chính sách chăm sóc sức khoẻ, cải thiện điều kiện sống và làm việc cho NLĐ, tăng cường tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực thể chất cũng như tinh thần, gia tăng động lực làm việc góp phần duy trì ổn định LLLĐ.
1.3.2. Nâng cao về trí lực
Đặc điểm của hoạt động du lịch là tỷ lệ dịch vụ chiếm một phần rất quan trọng để tạo ra chất lượng sản phẩm, vì vậy mỗi hoạt động, mỗi công đoạn trong hành trình du lịch như hoạt động lữ hành, hướng dẫn, vận chuyển, lưu trú, vui chơi giải trí và các dịch vụ liên quan khác đều mang đậm vai trò của NLĐ tại các DN du lịch. Sản phẩm DL có chất lượng hay không, có sức cạnh tranh và phát triển bền vững hay không đều phụ thuộc vào con người và trình độ tay nghề của họ. Đội ngũ lao động có kiến thức, trình độ chuyên môn giỏi cùng với sự tinh thông và thành thạo trong kỹ năng làm việc sẽ giúp cho họ hoàn thành tốt công việc và mang lại tính hiệu quả cho DN. Điều này chứng tỏ rằng, việc nâng cao trình độ về mọi mặt của NNL, đặc biệt là lao động tại các DN du lịch là yếu tố vô cùng quan trọng, liên tục và lâu dài.
Nâng cao trí lựcchính là việc nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn - nghiệp vụ của NLĐ. Trình độ học vấn là nền tảng tri thức đầu tiên và là cơ sở quan trọng để nâng cao khả năng nắm bắt được những kiến thức chuyên môn - nghiệp vụ của NLĐ và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học vào hoạt động thực tiễn. Nâng cao trí lực cho NNL nhằm cung cấp các thông tin, kiến thức mới hay những kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành để NLĐ có được hiệu quả lao động tốt nhất. Ngày nay, trước sự đòi hỏi bức xúc của cơ chế thị trường cũng như mục tiêu kinh doanh của DN thì công tác này là một nhiệm vụ cấp bách không thể thiếu đối với bất cứ một DN nào. Vì vậy, việc xây dựng các kế hoạch phát triển nghề nghiệp, chương trình đào tạo, bồi bưỡng kiến thức, trình độ chuyên môn cũng như các kỹ năng cần thiết cho NLĐ nắm giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc định hướng phát triển của tổ chức và là chìa khoá của sự
thành công trong tương lai. Song, các hoạt động này cần thực hiện một cách khoa học và có sự nhất quán.
1.3.3. Nâng cao về tâm lực
Nâng cao tâm lực chính là nâng cao năng lực ý chí cũng như những giá trị đạo đức nghề nghiệp gắn với năng lực hoạt động của NLĐ, ý thức trách nhiệm trong công việc, tính kỷ luật, tác phong làm việc, tâm huyết với nghề, tinh thần hợp tác tương trợ, lòng trung thành với DN. Tâm lực của NLĐ là một yếu tố định tính gắn liền với yếu tố tinh thần chịu tác động trực tiếp bới các yếu tố khác như môi trường làm việc, các vấn đề về lợi ích của NLĐ, văn hoá DN, các mối quan hệ xã hội… Do vậy để góp phần nâng cao tâm lực của NLĐ, DN cần chú ý xây dựng các chương trình, chính sách động viên khen thưởng, chế độ thù lao, phúc lợi, cũng như xây dựng văn hoá DN, môi trường làm việc thân thiện và chuyên nghiệp để họ cảm thấy hài lòng với công việc mình đang làm đồng thời tạo động lực cho nhân viên phấn khởi làm việc…
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch nghiệp du lịch
1.4.1. Môi trường bên ngoài
- Trình độ phát triển về KTXH và quá trình toàn cầu hoá của nền kinh tế thế giới: ảnh hưởng đến nhận thức cuộc sống và năng lực hành vi của NLĐ thông qua điều kiện và môi trường sống. Trình độ phát triển KTXH tạo động lực, nền tảng quan trọng để nâng cao mọi mặt của đời sống NLĐ. Kinh tế tăng trưởng và phát triển tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao CLNNL, khoản ngân sách Nhà nước nói chung và nguồn kinh tế dư thừa trong gia đình nói riêng không ngừng tăng lên, con người có điều kiện để đầu tư, tái tạo lại sức lao động. Mặt khác, quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng và mạnh mẽ, cuốn hút tất cả các quốc gia, dân tộc tham gia trong thế vừa hợp tác vừa phải cạnh tranh, vừa tạo ra cơ hội vừa đem lại nhiều thách thức. Các quốc gia đều muốn và buộc phải tham gia sâu vào quá trình phân công lao động quốc tế. Để tránh tụt hậu và hưởng lợi nhiều hơn
từ kết quả toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đem lại, nhân lực ngành DL phải được đào tạo với kỹ năng, trình độ chuyên nghiệp được thừa nhận rộng rãi, có thể di chuyển và tìm được việc làm trong khu vực, vươn tới chủ động tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, đảm bảo cho DL Việt Nam có vị trí xứng đáng trong chuỗi cung cấp dịch vụ DL có chất lượng của khu vực và thế giới.
- Trình độ phát triển của giáo dục và đào tạo: chất lượng lao động được phản ánh bởi chính khả năng làm việc của NLĐ, đặc biệt là lao động tại các DN du lịch, chất lượng sản phẩm được tạo ra phụ thuộc vào kiến thức, trình độ chuyên môn và các kỹ năng của chính họ. Để không ngừng nâng cao năng lực làm việc NLĐ phải được tiếp cận và thụ hưởng một nền giáo dục tốt. Sự phát triển giáo dục và đào tạo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ được nâng cao trí tuệ, kiến thức, sự hiểu biết, kỹ năng, khả năng sáng tạo… Từ lâu lịch sử đã chứng minh một quy luật thép là: không có một sự tiến bộ và thành đạt của quốc gia nào mà lại tách rời ra khỏi sự tiến bộ và thành đạt của quốc gia đó trong lĩnh vực giáo dục. Do vậy, việc nâng cao chất lượng lao động sẽ phụ thuộc rất nhiều vào trình độ phát triển giáo dục và đào tạo, đặc biệt đối với ngành DL, ngành tạo ra khối lượng lớn việc làm cho NLĐ.
- Trình độ phát triển về y tế và chăm sóc sức khoẻ: tác động nhất định đến tình trạng thể lực của NLĐ. Lao động ở bất cứ ngành nghề nào, dù lao chân tay hay lao động trí óc cũng cần có trạng thái thể lực tốt nhất để duy trì và phát triển trí tuệ, để biến tư duy thành hoạt động thực tiễn. Khi có được sức khoẻ tốt nhất, con người có điều kiện để tiếp thu và phát triển tri thức nhằm xây dựng, nâng cao chất lượng cuộc sống của mình ngày càng tốt hơn. Cường độ làm việc của lao động trong ngành DL không cao nhưng phải chịu sức ép tâm lý và thường xuyên làm việc trong môi trường phức tạp. Vậy nên, trình độ phát triển y tế được đảm bảo đồng nghĩa với việc tăng cường hiệu quả của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cả về thể chất lẫn tinh thần cho NLĐ, góp phần nâng cao chất lượng lao động tại các DN du lịch có chiều sâu.
1.4.2. Môi trường bên trong
- Quan điểm, chủ trương của lãnh đạo trong DN: Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người sao cho họ cố gắng một cách tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ và nhận thức của lãnh đạo mà việc nâng cao CLNNL sẽ được mỗi đơn vị, mỗi tổ chức thực hiện khác nhau. Quan điểm và các chính sách quản trị của lãnh đạo đúng đắn, hợp lý sẽ tạo ra môi trường làm việc cởi mở, chia sẻ, tạo điều kiện cho nhân viên phát triển kỹ năng và năng lực của mình và ngược lại. Yếu tố con người chính là chìa khoá thành công của DN. Vậy nên, lãnh đạo các đơn vị, các tổ chức cần có sự quan tâm đúng mức trong đưa ra các chủ trương, chính sách, cụ thể như chính sách thu hút, tuyển dụng nhân lực, chính sách về đào tạo nhân lực, chính sách động viên, khen thưởng… nhằm nâng cao CLNNL, đặc biệt là lao động tại các DN DL để phát huy một cách hiệu quả năng lực của bộ phận lao động này.
- Khả năng tài chính của DN: nâng cao CLNNL là nhiệm vụ trọng yếu cho sự phát triển trong tương lai của mỗi tổ chức. Tuy nhiên, không riêng gì hoạt động nhằm nâng cao CLNNL, để có thể thực hiện và duy trì mọi hoạt động trong tổ chức thì đòi hỏi DN phải có khả năng tài chính. Khả năng tài chính tốt sẽ là phương tiện để hiện thực hoá các chủ trương, các chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực đang còn là kế hoạch cũng như các biện pháp nhằm khuyến khích, động viên NLĐ và vận hành mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tổ chức.
- Công tác tổ chức, thực hiện nâng cao CLNNL: một quan điểm, chính sách hợp lý, đúng đắn cùng với khả năng tài chính vững chắc thì cần có sự phối hợp đồng bộ, nghiêm túc của công tác tổ chức, thực hiện nhằm phát huy hiệu quả năng lực của NLĐ. LLLĐ gắn liền với tổ chức, nếu công tác tổ chức, thực hiện không nghiêm túc sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt đến tinh thần và không phát huy được tiềm năng của NLĐ, từ đó làm giảm hiệu suất hoạt động của tổ chức. Mỗi DN đều có sự phân chia các phòng (ban) nhằm hỗ trợ lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chuyên trách. Do vậy, sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng (ban) trong việc nâng
cao chất lượng lao động sẽ mang lại hiệu quả cao nhất nhằm đạt được những mục tiêu của DN.
1.5. Bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch của các nước trên thế giới lịch của các nước trên thế giới
1.5.1. Thái Lan
Chính phủ Thái Lan luôn coi việc phát triển NNL là một trong các vấn đề ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch phát triển quốc gia. Kế hoạch phát triển DL tập trung giải quyết nhóm vấn đề giáo dục nghề nghiệp DL xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của ngành DL Thái Lan. Kế hoạch phát triển KTXH qua từng giai đoạn đã nhấn mạnh việc phát triển kinh tế quốc gia chỉ có thể đạt được khi có sự chuẩn bị sẵn sàng NNL được giáo dục đào tạo, dạy nghề. Kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 1987 – 1991 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực phát triển NNL ngành DL; NNL có chất lượng được coi là một điều kiện tiên quyết và được đưa lên hàng đầu trong các danh mục phát triển. Kế hoạch cũng nhằm nâng cao nhận thức của XH về phát triển NNL và phất triển bền vững; phát triển NNL ngành DL phải được tăng cường thêm một bước.
NNL cho phát triển ngành DL ở Thái Lan có chỉ số cạnh tranh cao hơn Việt Nam. Chính sách phát triển NNL ngành DL được thể hiện nhằm phục vụ quá trình công nghiệp hoá ở Thái Lan, việc đào tạo chuyên môn cho nhân lực DL luôn nhận được sự quan tâm của ngành DL Thái: tăng cường giáo dục dạy nghề và kỹ thuật nghiệp vụ DL; khuyến khích đào tạo nội bộ (đào tạo tại DN DL); các chương trình trợ giúp của nước ngoài trong lĩnh vực phát triển NNL ngành DL; các hướng dẫn viên DL Thái Lan được đào tạo ngoại ngữ một cách bài bản. Các chương trình phát triển NNL ngành DL được thể hiện với sự hợp tác giữa chính phủ và khu vực tư nhân liên kết với hệ thống trường học trong các lĩnh vực đào tạo nghề DL.
1.5.2. Pháp
Pháp là một đất nước phát triển về DL và được mệnh danh là cái nôi văn hoá châu Âu. Ban châu Âu hoặc ngôn ngữ phương Đông (gọi tắt là SELO) ra đời tại
Pháp năm 1992 trong các trường trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) và trung học công nghệ (THCN). Năm 2001, Bộ Giáo dục quốc gia Pháp đưa SELO vào các trường trung học nhằm đưa trường trung học Pháp hội nhập vào châu Âu và thế giới. Trong trường THPT hoặc THCN, học sinh được quyền chọn học một trong 11 ngoại ngữ: Đức, Anh, Tây Ban Nha, Ý, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Nga (đối với ban châu Âu); Ả Rập, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam (đối với ban ngôn ngữ phương Đông). Học sinh trường THN được quyền chọn một trong 5 ngoại ngữ: Đức, Anh, Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha. Các trường THCN, THN ở Pháp nhận học sinh học xong lớp 9, có chương trình đào tạo (thống nhất trên toàn quốc) về DL và rất chú trọng đến đào tạo kỹ thuật chuyên ngành. Nhờ đó, học sinh tốt nghiệp các trường này có thể làm việc ngay hoặc tiếp tục học cao hơn. Như vậy, các nhà hàng, khách sạn lẫn các trường đại học, cao đẳng Pháp đều công nhận giá trị pháp lý và giá trị học thuật của tấm bằng tú tài công nghệ hoặc tú tài nghề.
Khác với Pháp, các trường trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề ở Việt Nam nhận học sinh tốt nghiệp THPT và dành một tỷ lệ nhất định cho học sinh tốtnghiệp THCS. Người có bằng trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề khi nộp hồ sơ tuyển dụng thường được yêu cầu bổ sung một số chứng chỉ khác (ngoại ngữ, tin học...). Như vậy, chưa có sự đồng thuận cao về nội dung đào tạo và đánh giá năng lực người học giữa cơ sở đào tạo và đơn vị sử dụng lao động. Điều này gây ra một hiệu ứng liên hoàn ba cực mà mỗi cực vừa là nhân vừa là quả của hai cực còn lại. Thứ nhất, các trường trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề khó tuyển sinh đủ chỉ tiêu. Thứ hai, các nhà hàng, khách sạn khó tuyển được nhân sự đạt yêu cầu. Thứ ba, học sinh và phụ huynh ít hứng thú với việc đăng ký xét tuyển vào các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề. Do đó, chúng ta cần nghiên cứu một cách nghiêm túc mô hình tú tài công nghệ và tú tài nghề của Pháp như một trong số nhiều hướng giải quyết vấn đề phân luồng học sinh sau THCS.
1.5.3. Singapore
Ngành DL, khách sạn tại Singapore liên tục phát triển trong những năm qua.