Nhóm giải pháp về nâng cao trí lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh phú yên (Trang 78 - 80)

6. Bố cục của luận văn

3.2.2.Nhóm giải pháp về nâng cao trí lực

3.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịc hở

3.2.2.Nhóm giải pháp về nâng cao trí lực

Giải pháp 3: Đào tạo và đào tạo lại cho lao động tại các DN du lịch.

Đào tạo là việc cần thiết trong nhiều tình huống như giúp nhân viên mới thực hiện công việc một cách hiệu quả, đào tạo lại cho nhân viên đã có kinh nghiệm do có thay đổi về công việc hoặc tổ chức, hoặc cho sự phát triển liên tục của nhân viên.

- Tổ chức đào tạo tại chỗ, do các chuyên gia đến tận nơi thực hiện, thiết kế chương trình đào tạo dựa trên đặc điểm thị trường tại địa phương (kinh tế, văn hóa, xã hội...). Tiêu chuẩn hoá nội dung đào tạo; khuyến khích, thu hút các chuyên gia đầu ngành, tranh thủ sự giúp đỡ và hợp tác quốc tế để nghiên cứu, thiết kế, xây dựng khung chương trình đào tạo DL gắn với thực tế công việc; từng bước đạt được các tiêu chuẩn chung được sự thừa nhận của khu vực và thế giới.

- Đẩy mạnh sự hợp tác, liên kết của nhiều DN có quy mô vừa và nhỏ trong công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho nhân viên. Hơn nữa, DN phải liên kết và phối hợp chặt chẽ cơ sở đào tạo trong việc tạo điều kiện để người học có được môi trường học tập trực quan, vận dụng các kiến thức lý thuyết vào thực tiễn làm việc trong quá trình học tập.

- Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các tỉnh trong vùng và các tỉnh, thành lớn trong cả nước trong vấn đề đào tạo và phát triển NNL ngành DL. Tăng cường liên kết đào tạo DL giữa Nhà nước - Nhà trường - Nhà sử dụng lao động, thu hút sinh viên tốt nghiệp từ các trường Đại học, Cao đẳng đúng chuyên ngành để tiết kiệm chi phí đào tạo, bồi dưỡng.

Điều kiện để thực hiện tốt giải pháp:

- Quy hoạch lại hệ thống cơ sở đào tạo, dạy nghề và cơ sở nghiên cứu về DL; đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo của các trường, trung tâm. Bên cạnh đó, cần xã hội hóa trong vấn đề đào tạo để thu hút nguồn đầu tư của các tổ chức, cá nhân; thông qua hội nhập, hợp tác quốc tế để huy động thêm các nguồn tài trợ cả về vật chất lẫn kiến thức, kinh nghiệm phát triển NNL DL của các nước trên

thế giới.

- Chính quyền địa phương tăng cường năng lực hoạch định chính sách, hình thành các cơ chế cho phát triển NNL phục vụ DL; chú trọng liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý Nhà nước, cơ sở đào tạo và DN trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cho lao động tại các DN du lịch.

- Quy hoạch, phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý DL; xây dựng tiêu chuẩn đối với giảng viên, giáo viên; nâng cao trình độ quản lý Nhà nước về DL cho đội ngũ quản lý ở địa phương theo hướng chuyên nghiệp, chuẩn quốc gia, quốc tế.

- Tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước cho đào tạo nhân lực ngành DL; đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và tăng cường quản lý của các trung tâm, cơ sở đào tạo nhằm đảm bảo có sự gắn kết học đi đôi với hành.

Hiệu quả của giải pháp:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho ngành và cho DN tận dụng được chất xám, sự sáng tạo của NLĐ, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc; giảm bớt được sự giám sát, tạo thái độ tán thành, hợp tác trong lao động góp phần hoàn thành kế hoạch hoá và làm tăng tính ổn định lao động trong ngành.

- Lao động tại các DN du lịch sẽ đảm bảo về nâng cao chất lượng, kỹ năng chuyên môn – nghiệp vụ, kỹ năng ngoại ngữ, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ dịch vụ cho khách hàng. Hơn nữa, những kiến thức, kỹ năng mà NLĐ được đào tạo sẽ phù hợp với tình hình thực tiễn, đặc điểm vùng miền. Tạo động lực để NLĐ gắn bó với công việc thoả mãn nhu cầu phát triển của lao động tại các DN du lịch.

- Giúp tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao vị thế của ngành và đáp ứng nhu cầu xã hội trong thời kỳ hội nhập hiện nay hướng tới sự di chuyển lao động tự do giữa các nước trong khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh phú yên (Trang 78 - 80)