Lao động tại các doanh nghiệp du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh phú yên (Trang 25)

6. Bố cục của luận văn

1.1.3.Lao động tại các doanh nghiệp du lịch

1.1. Các khái niệm liên quan

1.1.3.Lao động tại các doanh nghiệp du lịch

1.1.3.1. Phân loại

Xét mức độ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngành DL và của mỗi DN, NNL trong ngành DL có thể chia thành ba nhóm sau:

- Nhóm lao động chức năng quản lý Nhà nước về DL: bao gồm những

người làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương xuống đến địa phương như: Tổng cục DL, Sở Văn hóa, Thể thao và DL… Nhóm lao động này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thể, song đây là bộ phận nhân lực có trình độ cao, có hiểu biết tương đối toàn diện về chuyên môn.

- Nhóm lao động chức năng sự nghiệp ngành DL (đào tạo và nghiên cứu khoa học): bao gồm những người làm việc ở các cơ sở giáo dục, đào tạo như cán bộ

giảng dạy, nghiên cứu ở các trường đại học, cao đẳng… và các viện khoa học về DL. Đây là bộ phận nhân lực có trình độ học vấn cao, có trình độ chuyên môn và am hiểu sâu sắc trong lĩnh vực DL.

- Nhóm lao động chức năng kinh doanh DL: chiếm số lượng đông đảo nhất trong hoạt động của ngành DL và có thể chia thành bốn bộ phận nhỏ:

+ Bộ phận lao động chức năng quản lý chung của DN DL: là những người đứng đầu, nhà lãnh đạo thuộc các đơn vị kinh tế cơ sở như: DN kinh doanh khách sạn, vận tải, lữ hành… Nhiệm vụ của họ là tổ chức và điều hành công việc nhằm đạt mục đích kinh doanh có hiệu quả cao.

+ Bộ phận lao động chức năng quản lý theo các nghiệp vụ kinh tế trong DN DL: bao gồm lao động thuộc các phòng chức năng như: phòng kế hoạch – đầu tư, phòng tài chính – kế toán, phòng tổng hợp… Nhiệm vụ chính của bộ phận này là tổ chức hách toán kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp và các hoạt động kinh doanh.

+ Bộ phận lao động chức năng đảm bảo điều kiện kinh doanh của DN DL:

vụ chính của họ là cung cấp những nhu yếu phẩm và phương tiện làm việc cho NLĐ thuộc các bộ phận khác trong DN.

+ Bộ phận lao động trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong DN DL (lao động trực tiếp kinh doanh DL): bao gồm những lao động trực tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh DL. Bộ phận lao động này chiếm phần lớn trong toàn bộ NNL ngành DL và thuộc nhiều ngành nghề khác nhau như: nhân viên lễ tân, dọn phòng, đầu bếp, nhân viên phục vụ, tài xế… Họ là những người trực tiếp cung cấp sản phẩm, dịch vụ DL đến khách hàng và là “bộ mặt” của DN DL.

1.1.3.2. Doanh nghiệp du lịch

Theo Bách khoa toàn thư mở thì DN là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Cũng theo Luật doanh nghiệp (2005) giải thích, kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Như vậy DN là một đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân, có giấy phép đăng ký kinh doanh và sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo ra hàng hóa và dịch vụ. Mục tiêu của DN là tối đa hóa lợi nhuận, hay đạt được các mục tiêu liên quan khác như tối đa hóa doanh thu hay tăng trưởng. Các quyết định sản xuất cơ bản của DN là: xác định sản lượng hàng hóa và dịch vụ sẽ được sản xuất, vốn và nguồn lực khác được sử dụng để tạo đầu ra hiệu quả nhất.

Ngành DL được xác định là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Ngành DL gồm phạm vi rộng các DN cung cấp dịch vụ đa dạng theo yêu cầu của du khách tại điểm xuất phát, trong chuyến đi và tại điểm đến. Luật DL (2005) đã nêu rõ, DN DL chính là kinh doanh dịch vụ bao gồm các ngành nghề sau: lữ hành, lưu trú DL, vận chuyển khách DL, phát triển khu DL, điểm DL, dịch vụ DL khác.

1.1.4. Chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch

Theo Nguyễn Đăng Thảo và cộng sự (2002) cho rằng: LLLĐ là một bộ phận của NNL, thực tế có tham gia lao động (đang có việc làm) hoặc không có việc làm (thất nghiệp) nhưng đang tích cực tìm việc làm. Ngoài LLLĐ là bộ phận còn lại của NNL, tuy trong độ tuổi lao động, nhưng không có việc làm, không tích cực tìm việc làm, bao gồm: người đang đi học, người làm nội trợ trong gia đình, người nghỉ hưu, người mất sức trước tuổi lao động…

Trong Bách khoa toàn thư mở cũng cho rằng, LLLĐ bao gồm tất cả những người đang ở trong độ tuổi lao động và chưa đến tuổi nghỉ hưu đang tham gia lao động. Những người không được tính vào là những sinh viên, người nghỉ hưu, những cha mẹ ở nhà, những người trong tù, những người không có ý định tìm kiếm việc làm.

Theo những nghiên cứu trên, ta có thể thấy rằng LLLĐ là một bộ phận của NNL. Vì vậy, trong phạm vi đề tài, việc nghiên cứu CLNNL cũng chính là nghiên cứu chất lượng lao động tại các DN du lịch

Theo Vũ Thị Mai (2004), “CLNNL là mức độ đáp ứng về khả năng làm việc của NLĐ với yêu cầu công việc của tổ chức và đảm bảo cho tổ chức thực hiện thắng lợi mực tiêu cũng như thỏa mãn cao nhất nhu cầu của NLĐ”

Theo Nguyễn Tiệp (2005), “CLNNL là trạng thái nhất định của NNL, là tố chất, là bản chất bên trong của NNL, nó luôn có sự vận động và phản ánh sự phát triển KTXH cũng như mức sống, dân trí của dân cư”. Nó là một khái niệm tổng hợp về những người thuộc NNL được thể hiện ở các mặt sau đây: sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn – kỹ thuật, năng lực thực tế về tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, tính năng động xã hội, phẩm chất đạo đức, hiệu quả hoạt động lao động…

Theo Đoàn Văn Khái (2005) thì khái niệm NNL chủ yếu phản ánh chất lượng dân số, đặc biệt là chất lượng của LLLĐ trong hiện tại và tương lai gần (dưới dạng tiềm năng) thể hiện qua hàng loạt yếu tố: sức khoẻ cơ thể và sức khoẻ tâm thần, mức sống, tuổi thọ, trình độ giáo dục và đào tạo, năng lực sáng tạo, kỹ năng lao

động, các khía cạnh tâm lý, ý thức… trong đó trí lực, thể lực, đạo đức là những yếu tố quan trọng nhất, quyết định và sức mạnh của NNL.

Cũng theo Bùi Văn Nhơn (2006), “CLNNL là trạng thái nhất định của NNL thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của NNL”. Đó là các yếu tố về thể lực, trí lực, phẩm chất tâm lý xã hội.

Trong chuyên đề “Phát triển con người và phát triển nguồn nhân lực” của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2007) đã đưa ra nhận định rằng: Điều quan trọng nhất trong NNL không phải là số lượng mà là chất lượng. Nói đến CLNNL là nói đến hàm lượng trí tuệ trong đó, nói tới “NLĐ có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp”. Trong NNL có sự kết hợp giữa thể lực, trí lực và nhân cách.

Theo phân tích của Tạ Ngọc Hải (2008) – Phó viện trưởng Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước thì: “CLNNL là yếu tố tổng hợp của nhiều yếu tố bộ phận như trí tuệ, trình độ, sự hiểu biết, kỹ năng, sức khoẻ, thẩm mỹ… của NLĐ. Trong các yếu tố trên thì trí lực và thể lực là hai yếu tố quan trọng trong việc xem xét đánh giá CLNNL”.

Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu của những tác giả đi trước, luận văn này tiếp cận khái niệm CLNNL như sau: CLNNL là tổng thể năng lực của LLLĐ được biểu hiện qua ba yếu tố chính: thể lực, trí lực và tâm lực. Ba yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó thể lực là phương tiện, là nền tảng để truyền tải tri thức, trí lực là yếu tố quyết định CLNNL, tâm lực là yếu tố chi phối hoạt động chuyển hoá của thể lực, trí lực thành thực tiễn; có ảnh hưởng quyết định đến việc hoàn thành những mục tiêu trong hiện tại và tương lai của mỗi tổ chức.

1.1.5. Nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch

Từ những luận điểm về CLNNL, có thể hiểu rằng: nâng cao chất lượng lao động tại các DN DL chính là làm gia tăng mức độ đáp ứng về khả năng làm việc của LLLĐ các mặt về thể lực, trí lực và tâm lực nhằm hoàn thành được nhiệm vụ, mục tiêu của mỗi DN nói riêng và đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH nói chung.

- Thể lực: là tình trạng thể chất bên trong của con người, biểu hiện ở sự phát triển sinh học, là điểu kiện tiên quyết để duy trì và phát triển trí tuệ, là phương tiện chủ yếu để truyền tải tri thức vào hoạt động thực tiễn, để biến tri thức thành sức mạnh vật chất. Nó bao gồm cả sức khoẻ vật chất lẫn sức khoẻ tinh thần, sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, là sức mạnh niềm tin và ý chí... Sức mạnh trí tuệ của con người chỉ có thể phát huy được lợi thế trên nền thể lực khoẻ mạnh. Chăm sóc sức khoẻ là một nhiệm vụ rất cơ bản để nâng cao CLNNL, tạo tiền đề phát huy có hiệu quả tiềm năng con người.

- Trí lực: là năng lực nhận thức, năng lực tư duy sáng tạo, là kết tinh của tri thức được biểu hiện ở trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng sáng tạo... Đây được coi là yếu tố quan trọng nhất trong việc hình thành và quyết định CLNNL, đặc biệt là trong thời đại khoa học – kỹ thuật và công nghệ hiện đại do chính bàn tay, khối óc con người làm ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tâm lực: còn được gọi là phẩm chất tâm lý- xã hội, chính là tác phong, tinh thần – ý thức trong lao động như: tác phong công nghiệp (khẩn trương, đúng giờ...), có ý thức tự giác cao, có niềm say mê nghề nghiệp chuyên môn, năng động trong công việc; có khả năng chuyển đổi công việc cao thích ứng với những thay đổi trong lĩnh vực công nghệ và quản lý. Những phẩm chất này gắn liền với truyền thống văn hoá dân tộc tạo nên những giá trị cơ bản của CLNNL từ phương diện cá thể đến phương diện xã hội.

1.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực

NNL ngành DL nói chung và lao động tại các DN du lịch nói riêng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoàn thành mục tiêu, sứ mệnh của tổ chức và đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH của đất nước. Chỉ tiêu đánh giá CLNNL là thước đo phản ánh tình trạng NNL trong tổ chức, tạo tiền đề cho việc đề ra các giải pháp, chính sách phù hợp đáp ứng kịp thời mục tiêu, nhiệm vụ của DN nói riêng và xu thế hội nhập và phát triển của đất nước nói chung. Đã có rất nhiều những bài viết, nghiên cứu liên quan đến CLNNL. Song, hiện nay, các tác giả vẫn chưa thống nhất

được về việc đưa ra các chỉ tiêu đánh giá CLNNL, cũng chưa có nghiên cứu nào chỉ ra hệ thống cụ thể các chỉ tiêu đánh giá CLNNL trong ngành DL.

Theo Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2008), “CLNNL được đánh giá thông qua các tiêu thức: Sức khoẻ: thể lực và trí lực; trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, trình độ lành nghề; các năng lực, phẩm chất cá nhân (ý thức kỷ luật, tính hợp tác, ý thức trách nhiệm, sự chuyên tâm…)”

Theo Nguyễn Đăng Thảo và cộng sự (2001) thì CLNNL thường được đánh giá thông qua các chỉ tiêu cơ bản sau: chỉ tiêu phản ánh tình trạng sức khoẻ (các chỉ tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu y tế cơ bản, các chỉ tiêu về bệnh tật, các chỉ tiêu về chăm sóc sức khoẻ); chỉ tiêu phản ánh trình độ văn hoá; chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn kỹ thuật.

Theo Nguyễn Tiệp (2005) đề cập, chỉ tiêu đánh giá CLNNL gồm: chỉ tiêu biểu hiện trạng thái sức khoẻ (các chỉ tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu cơ bản về y tế và bệnh tật); chỉ tiêu trình độ văn hoá (tỷ lệ biết chữ của dân số từ 10 tuổi trở lên, tỷ lệ đi học chung các cấp, tỷ lệ đi học đúng tuổi ở các cấp, chỉ tiêu đánh giá trình độ văn hoá của NNL trong tuổi lao động, LLLĐ và lao động đang làm việc); chỉ tiêu trình độ chuyên môn kỹ thuật (tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật, cơ cấu lao động đã qua đào tạo theo từng cấp trình độ chuyên môn ký thuật); chỉ số phát triển con người HDI (Human Development Index).

Theo cách đánh giá CLNNL của Phùng Rân (2008) thì năng lực hoạt động của NNL thuộc về chuyên môn của NNL. Tuy khó khăn, vất vả nhưng qua học tập, rèn luyện có thể đạt được và có thể đánh giá, điều chỉnh được dễ dàng. Còn chỉ tiêu thuộc về phẩm chất đạo đức tuy dễ nói nhưng lại rất khó đánh giá và điều chỉnh do có nhiều quan điểm khác nhau về đạo đức. Mà quan niệm khác nhau sẽ dẫn đến nhiều cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau về đạo đức.

Theo phân tích của Bùi Văn Nhơn (2006), chỉ tiêu đánh giá CLNNL bao gồm các yếu tố: thể lực, trí lực (chỉ tiêu đánh giá trình độ văn hoá, chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn kỹ thuật), phẩm chất tâm lý xã hội, chỉ tiêu tổng hợp (chỉ số HDI).

Song, việc đưa ra các chỉ tiêu đánh giá CLNNL của những nghiên cứu trên đều mang tầm vĩ mô, các chỉ số bên trong mỗi chỉ tiêu còn mang tính tổng quát, chưa được cụ thể hoá và có phần chưa phù hợp với thực tiễn NNL ngành DL nói chung và lao động tại các DN du lịch nói riêng. Nhất là chỉ số HDI, dùng làm thước đo tổng hợp đo lường trình độ phát triển của thế giới, của một khu vực, một quốc gia, hay là một vùng, một tỉnh, một địa phương. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu về chỉ tiêu đánh giá CLNNL của các tác giả đi trước và tham khảo các tài liệu về CLNNL có liên quan, theo phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả tiếp cận việc đánh giá CLNNL, đặc biệt là lao động tại các DN du lịch theo ba yếu tố cấu thành CLNNL: thể lực, trí lực, tâm lực.

1.2.1. Các chỉ tiêu về thể lực

Chỉ tiêu về thể lực được biểu hiện qua trạng thái sức khoẻ của NNL, sức khoẻ là sự phát triển hài hoà của con người cả về thể chất và tinh thần. Sức khoẻ thể chất là sự cường tráng, là năng lực lao động chân tay; sức khoẻ tinh thần là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, là khả năng vận động của trí tuệ, biến tư duy thành hành động thực tiễn. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO – World Health Organization), “sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về cả thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh hay thương tật”. Theo Phạm Minh Hạc (2001), tầm vóc và thể lực là những đặc điểm sinh thể quan trọng phản ánh một phần thực trạng của cơ thể con người, liên quan chặt chẽ đến khả năng lao động của con người và thể hiện chủ yếu qua hai chỉ số điển hình là chiều cao và cân nặng.

Chỉ tiêu đánh giá thể lực ở các nước thường dùng là các nhân tố nhân trắc học: chiều cao, cân nặng và các chỉ số về sức khoẻ, nhất là độ dẻo dai, thần kinh và tâm lý. Theo Quyết định số 1613/BYT-QĐ của Bộ trưởng Bộ Y tế (1997) về việc ban hành “Tiêu chuẩn phân loại sức khoẻ để khám tuyển, khám định kỳ” cho NLĐ, tiêu chuẩn phân loại sức khoẻ quy định có 5 loại sức khoẻ, trong đó tiêu chuẩn đánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh phú yên (Trang 25)