Khái quát về du lịc hở tỉnh Phú Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh phú yên (Trang 47 - 48)

6. Bố cục của luận văn

2.1. Khái quát về du lịc hở tỉnh Phú Yên

Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Phú Yên

(Nguồn: Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Yên)

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Phú Yên là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ, có diện tích tự nhiên là 5.060 km2, trải dài từ 12°42'36" đến 13°41'28" vĩ bắc và từ 108°40'40" đến 109°27'47" kinh đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, phía Đông giáp biển Đông. Phú Yên

có vị trí địa lý và giao thông tương đối thuận lợi để phát triển KTXH. Nằm giữa hai dãy đèo lớn của đất nước là đèo Cù Mông ở phía Bắc và đèo Cả ở phía Nam. Tỉnh có 09 đơn vị hành chính gồm các huyện: Đồng Xuân, Đông Hòa, Sông Hinh, Sơn Hòa, Phú Hòa, Tây Hòa, Tuy An, thị xã Sông Cầu và thành phố Tuy Hòa (là trung tâm tỉnh lỵ).

Phú Yên là tỉnh có địa hình khá đa dạng, đồng bằng đồi núi, cao nguyên, thung lũng xen kẽ nhau và thấp dần từ Tây sang Đông, phần lớn có độ dốc lớn. Phú Yên có ba mặt là núi, dãy Cù Mông ở phía Bắc, dãy Vọng Phu - Đèo Cả ở phía Nam, phía Tây là rìa Đông của dãy Trường Sơn. Phú Yên thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương. Thời tiết có 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8 (tổng lượng mưa từ 300 – 600 mm), mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 (tổng lượng mưa từ 900 – 1.600 mm). Nhiệt độ không khí trung bình biến đổi từ 26,50C ở phía Đông và giảm dần về phía Tây 26,00C. Số giờ nắng trung bình hằng năm từ 2.300 – 2.500 giờ năm. Độ ẩm trung bình năm dao động từ 80,0 – 82,0 %, phân bố không có quy luật chung rõ rệt theo không gian. Nhìn chung, điều kiện khí hậu và thời tiết của Phú Yên rất thuận lợi cho các hoạt động DL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh phú yên (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)