Nhóm giải pháp về nâng cao thể lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh phú yên (Trang 76 - 78)

6. Bố cục của luận văn

3.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịc hở

3.2.1. Nhóm giải pháp về nâng cao thể lực

Giải pháp 1: Tăng cường công tác đảm bảo sức khoẻ cho lao động tại các DN du lịch.

Sức khỏe lao động là một vấn đề mang ý nghĩa to lớn đối với việc bảo toàn NNL, đồng thời có tác động trực tiếp tới hoạt động và hiệu quả của DN nên việc chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho NLĐ là một đòi hỏi hết sức chính đáng mà các DN phải đảm bảo. Bên cạnh việc nhận thức được tầm quan trọng, các DN cần có những giải pháp cụ thể như:

- Tổ chức kiểm tra sức khoẻ định kỳ hằng năm đối với NLĐ, thực hiện các biện pháp tuyên truyền về kiến thức dinh dưỡng, cách phòng tránh bệnh tật, chế độ chăm sóc sức khoẻ hợp lý nhằm nâng cao nhận thức tự bảo vệ sức khoẻ cho NLĐ.

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ tại nơi làm việc.

- Tuỳ vào điều kiện kinh doanh của từng DN, định kỳ hằng năm tổ chức các chương trình tham quan – nghỉ mát, tham quan – học hỏi dành cho toàn thể NLĐ. Bên cạnh đó, phát động hội thi, hội thao trong tổ chức để rèn luyện sức khoẻ cho NLĐ.

Điều kiện để thực hiện tốt giải pháp:

Các DN và bản thân NLĐ cũng cần nắm rõ ý nghĩa quan trọng của công tác đảm bảo sức khoẻ. Qua đó, các DN cần phải đặt lợi ích xã hội lên trên lợi ích cá nhân, chủ động và tạo điều kiện để NLĐ tham gia đầy đủ các hoạt động đảm bảo sức khoẻ.

Hiệu quả của giải pháp:

khoẻ, đảm bảo sức khoẻ cả thể chất lẫn tinh thần lao động cũng như năng lực hoạt động trong công việc. Bên cạnh đó, còn tạo sự gắn bó hơn giữa DN và NLĐ góp phần làm tăng tính ổn định nhân lực ngành DL.

Giải pháp 2: Xây dựng thoả ước lao động giữa DN và NLĐ.

Mỗi DN phải xây dựng và ban hành thoả ước lao động riêng của tổ chức theo nghị định 41/CP và Bộ luật lao động về thời gian làm việc, các chế độ và chính sách. Cụ thể về thời gian làm việc phải quy định rõ ràng thời làm việc theo giờ hành chính, thời gian làm việc theo ca, thời gian nghỉ ngơi, nghỉ giữa ca, số giờ làm thêm tối đa… Về các chế độ, chính sách có liên quan cũng phải được quy định cụ thể, thoả đáng cho cả NLĐ lẫn DN như: chế độ nghỉ phép thường niên, các loại nghỉ phép theo quy định, nghỉ việc không lương… Tất cả các quy định này đều phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và cho phép triển khai thực hiện trong nội bộ.

Điều kiện để thực hiện tốt giải pháp:

Các DN trên tinh thần xây dựng các cam kết, bảo đảm về việc làm chung cho tất cả nhân viên, hướng đến nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của quá trình lao động. Bên cạnh đó, NLĐ phải phối hợp với DN trong việc triển khai thực hiện một cách nghiêm túc và quan trọng nhất là các điều khoản bên trong phải đạt được tiếng nói chung của cả NLĐ và người sử dụng lao động.

Hiệu quả của giải pháp:

- Ngoài việc đảm bảo thời gian làm việc cho NLĐ, tạo nên sự cộng đồng trách nhiệm của DN và NLĐ trong quá trình lao động; góp phần điều hoà lợi ích của hai bên, tạo sự gắn bó chặt chẽ giữa NLĐ và tổ chức.

- Tạo điều kiện cho nhân viên được bình đẳng, tôn trọng trong mối quan hệ với DN bằng cách tạo điều kiện để họ có có được những thỏa thuận có lợi hơn so với quy định của pháp luật. Từ đó, những mâu thuẫn, xung đột và tranh chấp trong quan hệ lao động cũng được ngăn ngừa tối đa góp phần duy trì tính ổn định NNL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh phú yên (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)