Các chỉ tiêu về thể lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh phú yên (Trang 31 - 33)

6. Bố cục của luận văn

1.2.1.Các chỉ tiêu về thể lực

1.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực

1.2.1.Các chỉ tiêu về thể lực

Chỉ tiêu về thể lực được biểu hiện qua trạng thái sức khoẻ của NNL, sức khoẻ là sự phát triển hài hoà của con người cả về thể chất và tinh thần. Sức khoẻ thể chất là sự cường tráng, là năng lực lao động chân tay; sức khoẻ tinh thần là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, là khả năng vận động của trí tuệ, biến tư duy thành hành động thực tiễn. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO – World Health Organization), “sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về cả thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh hay thương tật”. Theo Phạm Minh Hạc (2001), tầm vóc và thể lực là những đặc điểm sinh thể quan trọng phản ánh một phần thực trạng của cơ thể con người, liên quan chặt chẽ đến khả năng lao động của con người và thể hiện chủ yếu qua hai chỉ số điển hình là chiều cao và cân nặng.

Chỉ tiêu đánh giá thể lực ở các nước thường dùng là các nhân tố nhân trắc học: chiều cao, cân nặng và các chỉ số về sức khoẻ, nhất là độ dẻo dai, thần kinh và tâm lý. Theo Quyết định số 1613/BYT-QĐ của Bộ trưởng Bộ Y tế (1997) về việc ban hành “Tiêu chuẩn phân loại sức khoẻ để khám tuyển, khám định kỳ” cho NLĐ, tiêu chuẩn phân loại sức khoẻ quy định có 5 loại sức khoẻ, trong đó tiêu chuẩn đánh giá sức khoẻ về thể lực của NLĐ được thể hiện qua bảng dưới đây:

- Loại II: Khoẻ.

- Loại III: Trung bình. - Loại IV: Yếu.

- Loại V: Rất yếu.

Bảng 1.1 Tiêu chuẩn phân loại sức khoẻ về thể lực của lao động ở các nghề, công việc Loại sức khoẻ NAM NỮ Chiều cao (cm) Cân nặng (kg) Vòng ngực (cm) Chiều cao (cm) Cân nặng (kg) Vòng ngực (cm) I 163 50 82 155 45 76 II 158 – 162 47 – 49 79 – 81 151 – 154 43 – 44 74 – 75 III 154 – 157 45 – 46 76 – 78 147 – 150 40 – 42 72 – 73 IV 150 – 153 41 – 44 74 – 75 143 – 146 38 – 39 70 – 71 V < 150 < 40 < 74 < 143 < 38 < 70 (Nguồn: Bộ Y tế - 1997)

Ngoài ra, đối với mỗi một lĩnh vực công việc hay ngành nghề làm việc nhất định có những yêu cầu về thể lực, sức khỏe khác nhau. Bên cạnh đó, người ta còn dùng chỉ số khối cơ thể, viết tắt là BMI (Body Mass Index) để đo lường mức độ cân đối của cơ thể. Đây là chỉ số do nhà bác học người Bỉ Adolphe Quetelet đưa ra năm 1832, được tính theo công thức sau:

BMI (kg m2) 2 cân nặng (chiều cao)2

Chỉ số BMI chỉ áp dụng cho những người trưởng thành (trên 18 tuổi), không áp dụng cho phụ nữ mang thai, vận động viên, người già và chỉ số này có sự thay đổi giữa các quốc gia.

Bảng 1.2 Đánh giá chỉ số BMI Phân loại Phân loại

WHO BMI (kg/m2)

(Theo chuẩn của WHO)

IDI & WPRO BMI (kg/m2)

(Dành riêng cho người châu Á)

Cân nặng thấp (gầy) < 18.5 < 18.5 Bình thường 18.5 – 24.9 18.5 – 22.9 Thừa cân 25 23 Tiền béo phì 25 – 29.9 23 – 24.9 Béo phì độ I 30 – 34.9 25 – 29.9 Béo phì độ II 35 – 39.9 30 Béo phì độ III 40 40

(Nguồn: Tổ chức Y tế Thế Giới WHO)

Trong phạm vi một tổ chức, thể lực của NLĐ được hình thành, duy trì và phát triển bởi chế độ dinh dưỡng, chế độ chăm sóc sức khoẻ, tinh thần… Các nhà tâm lý học cho rằng, sức khoẻ con người chịu ảnh hưởng rất nhiều của trạng thái tinh thần. Vì vậy, việc đầu tư chăm sóc sức khoẻ cho NLĐ là cần thiết, DN nên chú trọng đến việc xây dựng chính sách đãi ngộ, chăm sóc sức khoẻ định kỳ, tạo lập môi trường làm việc thoải mái, năng động, kích thích sáng tạo nhân viên…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh phú yên (Trang 31 - 33)