0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Các chỉ tiêu về trí lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH Ở TỈNH PHÚ YÊN (Trang 33 -36 )

6. Bố cục của luận văn

1.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực

1.2.2. Các chỉ tiêu về trí lực

Khi tham gia vào quá trình sản xuất, con người không chỉ sử dụng lao động chân tay mà còn sử dụng cả lao động trí óc. Bên cạnh thể lực, trí lực là một yếu tố không thể thiếu của NNL. Trí lực là một hệ thống thông tin đã được xử lý và lưu lại trong bộ nhớ của con người. Nó được hình thành và phát triển thông qua giáo dục đào tạo và quá trình lao động sản xuất của con người, biểu hiện ở khả năng vận dụng những điều kiện vật chất, tinh thần vào hoạt động thực tiễn nhằm đạt hiệu quả cao, đồng thời là khả năng định hướng giá trị hoạt động của bản thân để đạt được

mục tiêu. Yếu tố trí lực của NNL thường được xem xét đánh giá dựa trên 2 chỉ tiêu: trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nó yếu tố chiếm vị trí trung tâm chỉ đạo hành vi của con người trong mọi hoạt động, kể cả trong việc lựa chọn các giải pháp phù hợp nhằm phát huy tác dụng của các yếu tố khác.

- Trình độ học vấn:

Theo Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UN SCO), trình độ học vấn đã đạt được của một người được định nghĩa là lớp học cao nhất đã hoàn tất trong hệ thống giáo dục quốc dân mà người đó đã theo học. Theo Nguyễn Tiệp (2005), trình độ học vấn của NNL là trạng thái hiểu biết cao hay thấp của NLĐ đối với những kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội; là khả năng về học vấn để tiếp thu những kiến thức cơ bản và tri thức chuyên môn kỹ thuật. Theo Bùi Thị Ngọc Lan (2002) cũng nhận định rằng: “trình độ học vấn được cung cấp thông qua hệ thống giáo dục chính quy, không chính quy, qua quá trình học tập suốt đời của mỗi các nhân”. Trình độ học vấn được đánh giá qua cơ cấu và tỷ lệ lao động theo các cấp trình độ học vấn, trong đó cơ cấu lao động theo các cấp trình độ học vấn bao gồm: trình độ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học.

Tỷ lệ lao động theo từng cấp trình độ học vấn

Số lượng lao động theo từng cấp trình độ học vấn

Tổng số lao động trong DN 100

Trình độ học vấn là nền tảng kiến thức đầu tiên và là cơ sở quan trọng để nâng cao kiến thức, khả năng nắm bắt được những kiến thức chuyên môn - nghiệp vụ của NLĐ và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học vào hoạt động thực tiễn. Thực tế cho thấy, những quốc gia có trình độ dân trí học vấn cao thì sẽ có nhiều cơ hội, điều kiện tiếp thu và vận dụng nhanh chóng những tiến bộ khoa học vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Trình độ chuyên môn - nghiệp vụ:

nghiệp vụ nhất định ứng với công việc đó. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cần làm rõ một số khái niệm liên quan. Theo Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2008) phân tích, “nghề là một hình thức phân công lao động, nó đòi hỏi kiến thức lý thuyết tổng hợp và thói quen thực hành để hoàn thành những công việc nhất định. Chuyên môn là một hình thức phân công lao động sâu sắc hơn do sự chia nhỏ của nghề. Nó đòi hỏi kiến thức lý thuyết và thói quen trong phạm vi hẹp hơn và sâu hơn”. Vậy trình độ chuyên môn – nghiệp vụ là sự hiểu biết, kiến thức riêng về một lĩnh vực nhất định và khả năng thực hành để hoàn thành những công việc nhất định. Với mỗi trình độ đào tạo nhất định, người học nắm bắt được phần nào yêu cầu của công việc, yêu cầu về kỹ năng, chuyên môn cho mỗi công việc là gì.

Theo Luật giáo dục (2005), dạy nghề được thực hiện từ ba tháng đến dưới một năm đối với đào tạo nghề trình độ sơ cấp, từ một đến ba năm đối với đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng. Những người tốt nghiệp các chương trình dạy nghề ngắn hạn (dưới 1 năm) được cấp chứng chỉ nghề, những người tốt nghiệp các chương trình dạy nghề dài hạn (từ 1 -3 năm) được cấp bằng tốt nghiệp đào tạo nghề theo quy định của Luật giáo dục. Do lao động trong ngành DL là lao động chuyên môn, đòi hỏi có sự chuẩn bị nghiệp vụ cao, mặt khác đặc thù của sản phẩm DL mang tính phi vật chất và tính đồng thời (sản xuất và tiêu dùng dịch vụ), vậy nên trình độ chuyên môn nghiệp vụ của NLĐ lại càng có vai trò quan trọng trong việc tham gia tạo ra sản phẩm. Và nó được biểu hiện qua cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo; tỷ lệ lao động được đào tạo và lao động phổ thông. Trong đó, cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo bao gồm: sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng, đại học và sau đại học.

Tỷ lệ lao động được đào tạo hay lao động phổ thông

Số lượng lao động được đào tạo hay lao động phổ thông

Tổng số lao động trong DN

Tỷ lệ lao động theo

từng cấp trình độ đào tạo

Số lượng lao động theo từng cấp trình độ đào tạo

Song, trên thực tế, những công việc cụ thể khác nhau sẽ đòi hỏi những năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp khác nhau. Ngoài những kiến thức chuyên môn, người lao động cần phải được trang bị thêm các kỹ năng hành nghề (kỹ năng học và tự học, kỹ năng tư duy và sáng tạo, kỹ năng giao tiếp và ứng xử, kỹ năng làm việc đồng đội, kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc…) để đảm bảo có được việc làm mà còn để tiến bộ trong tổ chức thông qua việc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào định hướng chiến lược của tổ chức góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần thay đổi diện mạo con người VN.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH Ở TỈNH PHÚ YÊN (Trang 33 -36 )

×