Quan điểm nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịc hở tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh phú yên (Trang 73 - 76)

6. Bố cục của luận văn

3.1. Quan điểm nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịc hở tỉnh

3.1. Quan điểm nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Phú Yên tỉnh Phú Yên

3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch của tỉnh Phú Yên

Quan điểm chung:

- Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, là ngành kinh tế mũi nhọn, công nghiệp “sạch” mang màu sắc độc đáo riêng của Phú Yên và khu vực, tạo động lực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.

- Từng bước xây dựng thương hiệu du lịch: “Phú Yên - Điểm đến hấp dẫn và thân thiện”. Phấn đấu đưa du lịch Phú Yên trở thành một điểm nhấn quan trọng trong liên kết phát triển DL giữa các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải Miền Trung.

Quan điểm cụ thể:

- Huy động các nguồn lực để phát triển du lịch với tốc độ nhanh và bền vững.

Phát triển du lịch gắn kết toàn diện với kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường. Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng, hội nhập với gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa bản địa gắn với lợi ích cộng đồng dân cư, xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị, tôn tạo và bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, quan tâm đến đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

- Phát huy hiệu quả tổng hợp các tài nguyên du lịch và các lợi thế về vị trí địa lý, tăng cường hợp tác phát triển du lịch với các địa phương trong cả nước, các tỉnh trong khu vực duyên hải Miền Trung, các tỉnh Tây Nguyên, mở rộng hợp tác với các tỉnh thuộc Nam Lào và Campuchia… để tạo điều kiện thu hút các nguồn lực đầu tư cho du lịch, đảm bảo tính tổng hợp, liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao trên cơ sở khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài nước, phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế và của cộng đồng.

- Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm theo quy hoạch để tạo đột phá theo hướng phát triển nhanh và bền vững; tránh đầu tư dàn trải, manh mún, nhỏ lẻ. Tập trung đầu tư các tuyến, điểm du lịch phát huy được ưu thế của các di tích, danh thắng quốc gia, lợi thế so sánh về tài nguyên du lịch biển, đảo, đầm, vịnh, rừng núi và nét văn hóa đặc trưng. Ưu tiên lựa chọn nhà đầu tư có năng lực mạnh.

- Giữ gìn và tôn tạo các giá trị bản sắc văn hóa, tự nhiên để xây dựng nên các loại hình và sản phẩm du lịch đặc thù của Phú Yên và của cả vùng duyên hải Miền Trung, đáp ứng nhu cầu của thị trường đồng thời đảm bảo tôn tạo, phát huy văn hóa dân tộc, địa phương.

3.1.2. Quan điểm nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch lịch

- Phát triển NNL là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định trong quá trình phát triển ngành DL của tỉnh; phải huy động mọi nguồn lực ưu tiên đặc biệt cho phát triển NNL; phải đảm bảo chất lượng, đồng bộ và phù hợp với tầm nhìn, chiến lược kinh doanh và điều kiện phát triển của DN hoạt động trong lĩnh vực DL.

- Coi trọng đào tạo nghề; quan tâm hơn đào tạo truyền nghề; ưu tiên phát triển lao động tại chỗ, phát triển lao động bậc cao, có kỹ năng phục vụ trực tiếp; quan tâm đồng bào các dân tộc; khuyến khích, kêu gọi lao động từ các khu vực khác; hướng đào tạo cần mang tính chuyên sâu, có bài bản và thường xuyên tại các cơ sở trong và ngoài nước.

- Đảm bảo sự cân đối giữa các cấp bậc đào tạo, ngành nghề đào tạo và phân bổ họp lý giữa các địa phương trong tỉnh; đảm bảo đủ về số lượng lao động theo yêu cầu dự báo quy hoạch qua từng giai đoạn và có năng lực thích ứng nhanh chóng với nhu cầu phát triển DL

- Phát triển lao động ngành DL phải xã hội hoá và là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó ngành DL là nòng cốt; có trách nhiệm tạo điều kiện cho đào tạo và sử dụng hiệu quả lao động ngành DL; phát huy tính chủ động của các bên có liên quan

là Nhà nước, nhà trường, DN và bản thân người lao động; tăng cường vai trò của các hiệp hội ngành nghề.

- Tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, liên kết phát triển lao động ngành DL trong nước và quốc tế nhằm tạo sự phát triển vượt bậc của lao động ngành DL đáp ứng yêu cầu quốc tế, từng bước đạt những tiêu chuẩn chung và được thừa nhận trong khu vực và thế giới, tạo tiền đề cho tự do di chuyển lao động quốc tế.

3.1.3. Mục tiêu phát triển

- Lượt khách du lịch: Phấn đấu năm 2020 đón 1.800.000 - 1.850.000 lượt khách (trong đó có 280.000 - 300.000 lượt khách quốc tế và 1.550.000 lượt khách nội địa). Năm 2025 đón 3.900.000 – 4.000.000 lượt khách (trong đó có 600.000 - 650.000 lượt khách quốc tế và 3.350.000 lượt khách nội địa).

- Thu nhập từ DL: Nâng cao nguồn thu từ DL. Năm 2015 thu nhập du lịch đạt khoảng 81,01 triệu USD; đưa tổng giá trị GDP du lịch năm 2020 đạt 132,1 triệu USD (chiếm 7,2% GDP toàn tỉnh); năm 2025 đạt 220,2 triệu USD (chiếm 12% GDP toàn tỉnh).

- Cơ sở vật chất kỹ thuật DL: Từng bước đầu tư đồng bộ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật DL; nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở lưu trú du lịch đảm bảo đến năm 2020 có khoảng 4.200 buồng lưu trú, trong đó có 1.500 buồng đủ tiêu chuẩn xếp hạng sao; năm 2025 khoảng 8.500 buồng, trong đó 3.000 buồng đủ tiêu chuẩn xếp hạng sao.

- Lao động và việc làm: Tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội; phấn đấu đến năm 2020 đảm bảo có khoảng 18.300 lao động trong lĩnh vực DL (trong đó có 6.100 lao động trực tiếp) ; năm 2025 có 36.600 lao động (trong đó có 12.200 lao động trực tiếp).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh phú yên (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)