Shop.One mang tính giải pháp toàn diện cho một cửa hàng bán hàng với 3 yếu tố chính tạo nên điểm mạnh của Shop.One dựa trên lợi thế của nhà mạng Viễn thông mà rất ít các phần mềm quản lý bán hàng khác trên thị trường có thể cạnh tranh:
- Phần mềm quản lý bán hàng, thiết bị máy in hóa đơn, đầu đọc mã vạch, - Phần mềm, thiết bị camera giám sát cửa hàng – vCam,
- Công cụ chăm sóc khách hàng tự động qua SMS Brandname
Viettel triển khai kinh doanh đại trà phần mềm Shop.One từ năm 2014, đến này đã là gần 6 năm kinh nghiệm cung cấp phần mềm quản lý bán hàng, Shop.One đã có được tập khách hàng hơn 18.000 cửa hàng tin dùng trên toàn quốc, là một trong những lợi thế khẳng định chất lượng, giá trị thương hiệu của phần mềm Shop.One
3.3. Phân tích yếu tố môi trƣờng bên trong doanh nghiệp
3.3.1. Nguồn lực hữu hình
- Về tài chính:
VTS có nguồn lực tài chính mạnh do hoạch toán phụ thuộc vào Tập đoàn mẹ là Viettel. Vốn điều lệ tập đoàn mẹ: 121.520 tỷ VNĐ. Doanh thu 2017: 11 tỷ USD. Lợi nhuận trước thuế: 2 tỷ USD
- Bộ máy tổ chức của VTS:
Với lực lượng nhân sự lớn và trải khắp 63 Viettel Tỉnh/thành phố và cấu trúc quản trị điều hành theo đối tượng khách hàng, mô hình điều phối, kiểm soát hệ thống, thông tin báo cáo nội bộ được xây dựng đồng bộ và không ngừng hoàn thiện, tương đồng với các Tổng Công ty khác trong nội bộ Tập đoàn.
Đánh giá: VTS có cấu trúc tổ chức bộ máy phù hợp với cấu trúc thực tế của thị trường và nắm bắt kịp theo xu hướng của Quốc tế trong việc cấu trúc mô hình đối với các Công ty cung cấp dịch vụ CNTT&VT lớn trong nghành.
- Cơ sở vật chất:
VTS có lợi thế trong việc sử dụng mạng lưới công nghệ sẵn có của tập đoàn mẹ bao gồm hệ thống viễn thông, hạ tầng mạng, data center rộng khắp cả nước kể cả hải đảo xa xôi… (trên 50.000 trạm, 01 trung tâm dữ liệu lớn nhất DNA, 02 trung tâm dữ liệu đạt chuẩn quốc tế Tier 3 – TIA 942,…)
Tận dụng được mạng lưới hotline tư vấn hỗ trợ, chăm sóc khách hàng sẵn có. (Chi nhánh có mặt ở tất cả tỉnh thành, 769 cửa hàng, có đại diện tại Lào, Campuchia, Haiti, Mozambique, Peru, Đông Timo)
Đánh giá: VTS có cơ sở vật chất đầy đủ tài nguyên sử dụng do được thừa hưởng nhiều từ tập đoàn mẹ. Cùng đó phát triển được nhiều sản phẩm dịch vụ độc quyền do được kế thừa từ cơ sở hạ tầng viễn thông như Telesale gateway, SMS Brandname. Tính năng CSKH bằng SMS Brandname trên hệ thống Shop.One cũng chính là 1 trong những điểm khác biệt của Shop.One với các phần mềm khách trên thị trường.
Comment [p5]: 3.3 và 3.4 là cần phân tích thiên về các đầu mục giống 1.2.3, check lại kĩ nhé.
- Công nghệ:
Có nhiều sản phẩm mới, dẫn dắt thị trường do được ứng dụng các giải pháp CNTT mới do nguồn lực nhân sự Viettel sáng chế và của thế giới.
Có nhà máy riêng để chế tạo thiết bị đầu cuối phục vụ CNTT, viễn thông trên cơ sở tiếp nhận các nhà máy từ Bộ quốc phòng.
Đánh giá: VTS có tiềm lực nghiên cứu và sản xuất sản phẩm công nghệ cao đặc biệt là ứng dụng giải pháp CNTT cho doanh nghiệp
3.3.2. Nguồn lực vô hình
- Nguồn nhân lực:
Tận dụng được nguồn nhân lực lên tới 42.160 nhân sự từ tập đoàn mẹ và lực lượng kênh bán hàng trực tiếp tại 63 Viettel Tỉnh/thành phố với 1131 nhân sự và khoảng 1000 kỹ sư CNTT&VT.
Nguồn nhân lực làm việc chuyên nghiệp, đoàn kết, có kỷ luật, được đào tạo bài bản, khả năng xử lý tình huống nhanh theo phong cách văn hóa riêng của Viettel.
Tinh thần lao động hăng say, năng suất lao động bình quân lên tới 5,9 tỷ VNĐ/người/năm.
Chính sách phát triển nguồn nhân lực và đãi ngộ thuộc hàng cao trong các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. (Lương kỹ sư tại Viettel có thể lên tới 30-50tr/tháng)
Đánh giá: Nguồn nhân lực đông đảo và có chất lượng cao tạo lợi thế cho VTS khi triển khai phát triển các tính năng mới cho các sản phẩm/dịch vụ.
- Khả năng đổi mới sáng tạo:
Đội ngũ nhân sự đông đảo, có trình độ cao.
Mọi cá nhân đều có cơ hội thử nghiệm ý tưởng mới thông qua Ngày hội sáng tạo thường niên.
Đánh giá: Năng lực khoa học, ý tưởng đổi mới và sáng tạo luôn được triển khai liên tục, phù hợp với môi trường cung cấp dịch vụ CNTT&VT với đặc tính cần liên tục đổi mới, đáp ứng yêu cầu của thị trường nói chung và cũng như sự thay đổi nhanh của thị trường bán lẻ dẫn đến các yêu cầu về tính năng của phần mềm cũng phải thường xuyên thay đổi và sáng tạo mới.
- Kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp giải pháp doanh nghiệp
Sử dụng “Viettel” là 1 phần trong tên doanh nghiệp để tận dụng thương hiệu, tầm ảnh hưởng trong hoạt động kinh doanh.
Có 8 năm kinh nghiệm trong nghiên cứu về chính phủ điện tử, xây đựng thành phố thông minh tại 33 tỉnh thành trên toàn quốc, xây dựng hệ thống portal liên kết giữa các bộ ngành và doanh nghiệp nhà nước, xây dựng các hệ thống hành chính 1 cửa cho bộ tài chính.
Có kinh nghiệm triển khai hệ thống quản lý điện tử như quản lý thông tin tiêm chủng, quản lý dịch bệnh, quản lý hồ sơ khám chữa bệnh
Đánh giá: VTS có kinh nghiệm lâu năm trong việc cung cấp các giải pháp hoạt động đặc biệt trong lĩnh vực hành chính công, khách hàng doanh nghiệp lớn. Đây là 1 lợi thế rõ rệt trong công tác cung cấp giải pháp cho doanh nghiệp do đã có chỗ đứng và niềm tin trên thị trường cung cấp dịch vụ phần mềm
- Năng lực cốt lõi
Tầm phủ hoạt động: Kế thừa của tập đoàn mẹ, VTS có tập khách hàng lớn thuộc nhiều lĩnh vực khách nhau hình thành nên 1 cơ sở dữ liệu (CSDL) khách hàng đủ lớn để VTS có thể phân tích, hoạch định các chiến lược “thâm canh”, bán chéo dịch vụ trên tập khách hàng này
Công nghệ phát triển sản phẩm: Với lợi thế có đội ngũ R&D tiên phong, xây dựng các trung tâm nghiên cứu triển khai ứng dụng quy mô lớn, VTS có lợi thế là doanh nghiệp tiên phong trong hoạt động R&D và CORP.
Năng lực con người để đảm bảo chất lượng dịch vụ CNTT: Viettel có đội ngũ cung cấp dịch vụ CNTT rộng khắp và đảm bảo chất lượng dịch vụ CNTT số 1 ở Việt Nam. Sản phẩm được triển khai đa dạng, gần như các sản phẩm đều gắn
liền với quá trình hoạt động của 1 doanh nghiệp bất kỳ, điều này tạo sự linh hoạt trong bán hàng.
3.3.3. Năng lực hạ tầng kĩ thuật tổng thể và rộng khắp:
Viettel cung cấp dịch vụ CNTT trọn gói, từ giải pháp đến hạ tầng truyền thông, data center. Kênh truyền của Viettel được quang hóa rộng khắp nên việc triển khai hạ tầng nhanh, ít bị suy hao từ yếu tố thời tiết/môi trường, đảm bảo chất lượng dịch vụ CNTT tốt nhất.
3.3.4. Điểm mạnh, điểm yếu
Từ những phân tích về môi trường bên trong doanh nghiệp và năng lực cốt lõi, tác giả đưa ra các nhận định, đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu của VTS như sau:
Bảng 3.1. Điểm mạnh, điểm yếu của VTS
Điểm mạnh Điểm yếu
S1: Nguồn lực tài chính mạnh
S2: Phát triển các dịch vụ độc quyền trên nền tảng Viễn thông
S3: Nguồn nhân lực lớn và có chất lượng cao
S4: Thương hiệu mạnh, uy tín, thị phần viễn thông lớn
S5: Kênh bán trực tiếp lớn, trải dài khắp 63 Tỉnh
S6: Bộ máy CSKH lớn, hoạt động 24/24 giờ
S7: Sản phẩm đa dạng và lợi thế về giá trong các gói Combo sản phẩm.
W1: Dich vụ CNTT doanh thu nhỏ không được chú trọng đầu tư
W2: Kênh bán trực tiếp không am hiểu chuyên sâu về dịch vụ
W3: Tổng đài CSKH hỗ trợ chưa nhanh
W4: Các hoạt động marketing cho sản phẩm ít
3.4. Phân tích yếu tố môi trƣờng bên ngoài doanh nghiệp
3.4.1. Môi trường Vĩ mô
- Thị trường phần mềm thế giới
Với làn sóng của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, các doanh nghiệp có xu hướng ứng dụng các phần mềm dịch vụ - SaaS trong việc vận hành và quản trị Doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả vận hành, gia tăng năng lực cạnh tranh và góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch số cho doanh nghiệp
Trong một báo cáo mới có tên Thị trường phần mềm dịch vụ: Công nghệ và thị trường toàn cầu đến năm 2022, BCC Research dự đoán rằng ngành công nghiệp dựa trên mô hình SaaS được định giá 44,4 tỷ USD vào năm 2017. Tới 2022, người ta ước tính giá trị đó sẽ đạt được 94,9 tỷ USD, nghĩa là tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) của thị trường SaaS vào khoảng 16,4% - một con số "khủng" cho thấy tiềm năng và cơ hội rộng mở cho ngành dịch vụ phần mềm này.
- Thị trường phần mềm Việt Nam
Theo Sách trắng 2017, Ngành Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đang đứng trước cơ hội của kỷ nguyên kinh tế số với tiềm năng phát triển còn rất lớn, chúng ta vẫn đang ở trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng và công nghiệp CNTT đang trở thành ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh, bền vững, doanh thu cao, có giá trị xuất khẩu lớn đóng góp quan trọng vào GDP quốc gia.
Theo kết quả khảo sát của VTS, trung bình 60% các chủ cửa hàng có nhu cầu sử dụng phần mềm quản lý bán hàng, chi tiết theo bảng:
Bảng 3.2. Thống kê nhu cầu sử dụng phần mềm QLBH Loại Nhu cầu KH KH chƣa biết có PM QLBH KH đã biết nhƣng chƣa dùng KH đã dùng PM QLBH TT Thành phố Huyện Nhu cầu muốn sử Thành thị: 50%; Thành thị: 71%; Nông thôn: 21% 100% 100%
dụng phần mềm Nông thôn: 33% Kênh thông tin tiếp cận chính Facebook; Báo đài Bạn bè: 36%, tư vấn viên: 24%, trên mạng: 20%, các kênh thông tin khác:20% Tham khảo qua mạng: 34%; Nhân viên BH tư vấn: 32%; Bạn giới thiệu: 13%; từ CH tổng: 9%; Bạn bè giới thiệu: 50%; Nhân viên BH tư vấn: 40%; Tìm trên mạng: 7%; từ CH tổng: 3%
(Nguồn: Báo cáo kết quả khảo sát của VTS tháng 01/2019)
Từ việc thống kê nhu cầu sử dụng phần mềm QLBH năm 2019 và các dữ liệu nghiên cứu thị trường năm 2019, VTS đã đưa ra được quy mô thị trường khách hàng mục tiêu còn lại của năm 2018 với tương đương khoảng 38.406 khách hàng. Chi tiết theo hình dưới
Hình 3.5. Ƣớc Tính hiện trạng sử dụng của thị trƣờng phần mềm QLBH Việt Nam tháng 01/2019
(Nguồn: Báo cáo kết quả SXKD Shop.One VTS tháng 03/2019)
Trong 18% thị trường còn lại chưa sử dụng phần mềm QLBH có đến 73% tương đương với 28.181 cửa hàng là thị trường tiềm năng sinh ra hàng năm do xu
82% 18%
Hiện trạng thị trƣờng cung cấp phần mềm QLBH
hướng chuyển dịch từ các cửa hàng truyền thống quy mô nhỏ lên thành các cửa hàng quy mô vừa, siêu thị mini…. Điều này cho thấy dung lượng thị trường cung cấp phần mềm QLBH ngày càng gia tăng và là thị trường hấp dẫn và thu hút lớn đối với các nhà cung cấp phần mềm.
Hình 3.6. Phân loại thị trƣờng tiềm năng chƣa sử dụng phần mềm QLBH
(Nguồn: Báo cáo kết quả SXKD Shop.One VTS tháng 03/2019)
- Môi trường chính trị - Politics
Chính trị Việt Nam được đánh giá ổn định, đảm bảo Công ty hoạt động, tạo tâm lý an toàn cho đầu tư, mở rộng sản xuất. Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực cùng với xu hướng toàn cầu hóa. Các thủ tục pháp lý ngày càng được đơn giản hóa, tháo gỡ các rào cản kinh doanh, luật pháp được cải thiện.
Đánh giá: Các rào cản gia nhập ngành được gỡ bỏ bớt. Doanh nghiệp hoạt động thuận lợi, được pháp luật bảo hộ.
- Yếu tố về kinh tế - Economic
Kinh tế đất nước đổi mới, chuyển sang mô hình kinh tế thị trường.Trào lưu khởi nghiệp nở rộ, số lượng doanh nghiệp thành lập ngày càng gia tăng nhanh đặc biệt ngành bán lẻ, đòi hỏi nhiều giải pháp đa dạng dành cho nhiều công ty.
Đánh giá: Yếu tố kinh tế tạo thuận lợi cho phát triển ngành cung cấp dịch vụ giải pháp cho doanh nghiệp, đặc biệt các giải pháp cho ngành bán lẻ. - Yếu tố văn hóa xã hội – Social
27%
73%
Phân loại thị trƣờng tiềm năng
Trình độ dân trí ngày được nâng cao. Độ tuổi lao động trẻ, nguồn lao động dồi dào, tuy nhiên lao động trình độ cao còn thiếu.
Đánh giá: Tạo cơ hội để thu hút nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực.
- Yếu tố về công nghệ - Technology
Cách mạng công nghệ 4.0, sử dụng ứng dụng của CNTT để nghiên cứu và phát triển các giải pháp quản trị doanh nghiệp. Cùng với làn sóng chuyển dịch số rõ rệt trong các doanh nghiệp, nhu cầu ứng dụng các giải pháp CNTT vào nâng cao hiệu quả vận hành, quản trị doanh nghiệp ngày càng cao.
Đánh giá: doanh nghiệp nào càng ứng dụng nhiều các giải pháp CNTT thì doanh nghiệp đó có lợi thế trong việc tiếp cận nhanh nhất nguồn tài nguyên số, xử lý công việc nhanh chóng, khoa học.
Qua phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài trên có thể thấy, các yếu tố của môi trường bên ngoài tương đối thuận lợi để VTS phát triển và có thể thực hiện được chiến lược của mình để đi đến mục tiêu cuối cùng.
3.4.3. Môi trường Vi mô
Khi đặt vào mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter, có thể nhận thấy một số đặc điểm của môi trường vi mô như sau:
- Đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn
Thị trường cung cấp phần mềm quản lý bán hàng đang cạnh tranh gay gắt với gần 20 nhà cung cấp của trong và ngoài nước. Đặc biệt ở khu vực thành thị, tuy nhiên khu vực nông thôn với đặc thù hình thức kinh doanh còn truyền thống thì tính cạnh tranh chưa cao do một số yếu tố như kênh phân phối của các đối thủ cạnh trạnh chủ yếu tập trung ở thành thị.
Cùng đó, ngành cung cấp phần mềm QLBH cũng tiềm ẩn nhiều đối thủ có thể sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong tương lai như các công ty vận tải, logictic, công ty công nghệ cung cấp dịch vụ vận tải như ahamove, giaohangnhanh, giaohangtietkiem, Viettel post… và các công ty cung cấp nền tảng thương mại điện
tử như Shopee, Lazada, tiki…những công ty này đều có chung đặc điểm về việc có lợi thế cơ sở dữ liệu khách hàng là các chủ của hàng, cá nhân bán hàng Online…trong tay vì vậy việc các công ty này sẽ cộng sinh cùng với các công ty cung cấp phần mềm QLBH hoặc tự xây dựng phần mềm QLBH để khai thác triệt để Cơ sở dữ liệu hiện có nhằm gia tăng giá trị cho công ty.
Đánh giá: hiện những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn đang là một trong những yếu tố sẽ ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh phần mềm Shop.One trong tương lai gần. Vì vậy việc đi trước đón đầu trong việc hợp tác và tích hợp với các đối thủ này sẽ là một trong những giải pháp tối ưu để Shop.One có thể tận dụng cơ sở dữ liệu khách hàng của đối tác để bán chéo các sản phẩm dịch vụ của mình, mở rộng tập khách hàng tiềm năng và giảm bớt được đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
- Khách hàng
Khách hàng của phần mềm quản lý bán hàng rất đa dạng với các nhu cầu khác nhau về phần mềm:
Doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực thời trang, mua sắm, có chuỗi cửa hàng với quy mô lớn;
Các cửa hàng bán lẻ truyền thống, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh…
Các cửa hàng bán hàng online kết hợp offline, các cửa hàng chuyên online trên