Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động marketing cho phần mềm quản lý bán hàng shop one của tổng công ty giải pháp doanh nghiệp viettel (Trang 110 - 111)

Với VTS nói riêng và Viettel nói chung, trách nhiệm của những doanh nghiệp công nghệ là phải sáng tạo, tìm ra những giải pháp để giúp giải quyết những vấn đề còn nhức nhối của xã hội, giúp xã hội tốt lên từng ngày. Và cùng với sứ mệnh là “Đưa Công nghệ thông tin vào mọi ngõ ngách của cuộc sống”, VTS xây dựng phần mềm Shop.One dựa trên các cửa hàng kinh doanh truyền thống làm cốt lõi để đưa ra phần mềm, giải pháp phù hợp để giúp phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho những khách hàng này nhờ vào việc ứng dụng các giải pháp quản lý để tối ưu chi phí và thời gian. Giúp họ dần bắt kịp với xu hướng phát triển thời đại. Bởi vậy chiến lược marketing hiện tại của VTS tập trung vào sự khác biệt: khác biệt trong mục tiêu kinh doanh vì cộng đồng, khác biệt trong cách lựa chọn tập khách hàng mục tiêu. Cụ thể hơn, VTS xác định phần mềm Shop.One tập trung chủ yếu vào 2 phân khúc khách hàng:

- Cửa hàng ở các vùng có mức phát triển trung bình như thị xã, thị trấn, nông thôn có cửa hàng và mô hình kinh doanh còn truyền thống.

- Các chuỗi cửa hàng, doanh nghiệp tại các vùng thành thị có kinh doanh theo mô hình chuỗi cửa hàng, có cửa hàng như các hệ thống chuỗi thời trang, cửa hàng chuyên doanh.

- VTS đặc biệt quan tâm đến 2 vấn để đối với sản phẩm Shop.One;

 Vấn đề sản phẩm với chiến lược khác biệt hóa để đáp ứng được nhu cầu đặc thù của tập đối tượng khách hàng: hình thức kinh doanh còn truyền thống, sự hiểu biết về công nghệ thông tin không cao và địa điểm kinh doanh mang tính khu vực và có số lượng khách hàng thân thiết nhiều. Vì vậy mà phần mềm Shop.One được thiết kế theo mô hình phần mềm client cài đặt trực tiếp trên máy tính tại

cửa hàng, phần mềm không bị gián đoạn khi không có mạng internet, giao diện đơn giản, dễ dùng và có tính năng CSKH bằng tin nhắn SMS Brandname.

 Vấn đề về kênh phân phối với chiến lược tập trung vào kênh phân phối duy nhất là kênh bán hàng trực tiếp với lực lượng nhân sự lớn trải đều khắp các quận/huyện, tỉnh/thành phố và có thể sẵn sàng tiếp xúc, tư vấn trực tiếp cho khách hàng để giúp khách hàng thuận tiện trong việc tiếp cận, tìm hiểu thông tin, tạo sự tin tưởng cho khách hàng cùng đó thể hiện sự khách biệt riêng trong việc triển khai bán hàng của Viettel. Nhờ đó, phần mềm Shop.One của VTS đã phát huy được lợi thế với thị phần số 1 tại thị trường nông thôn theo báo cáo kết quả khảo sát của VTS tháng 1/2019.

Theo ông Trần Bắc chia sẻ “Chưa nhiều khách hàng đặc biệt là những chủ cửa hàng truyền thống chủ động hay tự nhận thấy lợi ích của việc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng. Kể cả có nhiều người biết được lợi ích qua ti vi hay bạn bè có từng nói đến, nhưng bản thân họ lại ngại khi phải thay đổi từ cách quản lý truyền thống sang ứng dụng phần mềm. Vậy nên cách bán chính của nhân viên Viettel vẫn là chủ động tìm đến tận cửa hàng, giới thiệu trực tiếp và tư vấn cho khách hàng biết về lợi ích của việc ứng dụng phần mềm, cài đặt cho khách hàng dùng thử để khách hàng trải nhiệm và nhận ra được lợi ích từ chính sự trải nghiệm của mình thì khách hàng mới nảy sinh nhu cầu sử dụng phầm mềm quản lý bán hàng.”

Trên thực tế cho thấy, khi chọn thị trường mục tiêu là thị trường mà chưa có hoặc nhu cầu về sản phẩm dịch vụ chưa cao, điều này là một thách thức lớn cho bất kể nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ nào vì chi phí để tạo nhu cầu cho thị trường là rất lớn cùng đó mục tiêu mong muốn phát triển nhanh cũng rất khó bởi thị trường cần thời gian đủ để “ngấm” và hình thành nhu cầu. Bởi vậy, theo tác giả, với những chiến lược hiện tại của VTS sẽ không còn phù hợp ở nhiều yếu tố nếu VTS đặt mục tiêu phát triển đến năm 2022 là 9000 khách hàng mới/năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động marketing cho phần mềm quản lý bán hàng shop one của tổng công ty giải pháp doanh nghiệp viettel (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)