Điểm mạnh, điểm yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động marketing cho phần mềm quản lý bán hàng shop one của tổng công ty giải pháp doanh nghiệp viettel (Trang 70)

Từ những phân tích về môi trường bên trong doanh nghiệp và năng lực cốt lõi, tác giả đưa ra các nhận định, đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu của VTS như sau:

Bảng 3.1. Điểm mạnh, điểm yếu của VTS

Điểm mạnh Điểm yếu

S1: Nguồn lực tài chính mạnh

S2: Phát triển các dịch vụ độc quyền trên nền tảng Viễn thông

S3: Nguồn nhân lực lớn và có chất lượng cao

S4: Thương hiệu mạnh, uy tín, thị phần viễn thông lớn

S5: Kênh bán trực tiếp lớn, trải dài khắp 63 Tỉnh

S6: Bộ máy CSKH lớn, hoạt động 24/24 giờ

S7: Sản phẩm đa dạng và lợi thế về giá trong các gói Combo sản phẩm.

W1: Dich vụ CNTT doanh thu nhỏ không được chú trọng đầu tư

W2: Kênh bán trực tiếp không am hiểu chuyên sâu về dịch vụ

W3: Tổng đài CSKH hỗ trợ chưa nhanh

W4: Các hoạt động marketing cho sản phẩm ít

3.4. Phân tích yếu tố môi trƣờng bên ngoài doanh nghiệp

3.4.1. Môi trường Vĩ mô

- Thị trường phần mềm thế giới

Với làn sóng của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, các doanh nghiệp có xu hướng ứng dụng các phần mềm dịch vụ - SaaS trong việc vận hành và quản trị Doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả vận hành, gia tăng năng lực cạnh tranh và góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch số cho doanh nghiệp

Trong một báo cáo mới có tên Thị trường phần mềm dịch vụ: Công nghệ và thị trường toàn cầu đến năm 2022, BCC Research dự đoán rằng ngành công nghiệp dựa trên mô hình SaaS được định giá 44,4 tỷ USD vào năm 2017. Tới 2022, người ta ước tính giá trị đó sẽ đạt được 94,9 tỷ USD, nghĩa là tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) của thị trường SaaS vào khoảng 16,4% - một con số "khủng" cho thấy tiềm năng và cơ hội rộng mở cho ngành dịch vụ phần mềm này.

- Thị trường phần mềm Việt Nam

Theo Sách trắng 2017, Ngành Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đang đứng trước cơ hội của kỷ nguyên kinh tế số với tiềm năng phát triển còn rất lớn, chúng ta vẫn đang ở trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng và công nghiệp CNTT đang trở thành ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh, bền vững, doanh thu cao, có giá trị xuất khẩu lớn đóng góp quan trọng vào GDP quốc gia.

Theo kết quả khảo sát của VTS, trung bình 60% các chủ cửa hàng có nhu cầu sử dụng phần mềm quản lý bán hàng, chi tiết theo bảng:

Bảng 3.2. Thống kê nhu cầu sử dụng phần mềm QLBH Loại Nhu cầu KH KH chƣa biết có PM QLBH KH đã biết nhƣng chƣa dùng KH đã dùng PM QLBH TT Thành phố Huyện Nhu cầu muốn sử Thành thị: 50%; Thành thị: 71%; Nông thôn: 21% 100% 100%

dụng phần mềm Nông thôn: 33% Kênh thông tin tiếp cận chính Facebook; Báo đài Bạn bè: 36%, tư vấn viên: 24%, trên mạng: 20%, các kênh thông tin khác:20% Tham khảo qua mạng: 34%; Nhân viên BH tư vấn: 32%; Bạn giới thiệu: 13%; từ CH tổng: 9%; Bạn bè giới thiệu: 50%; Nhân viên BH tư vấn: 40%; Tìm trên mạng: 7%; từ CH tổng: 3%

(Nguồn: Báo cáo kết quả khảo sát của VTS tháng 01/2019)

Từ việc thống kê nhu cầu sử dụng phần mềm QLBH năm 2019 và các dữ liệu nghiên cứu thị trường năm 2019, VTS đã đưa ra được quy mô thị trường khách hàng mục tiêu còn lại của năm 2018 với tương đương khoảng 38.406 khách hàng. Chi tiết theo hình dưới

Hình 3.5. Ƣớc Tính hiện trạng sử dụng của thị trƣờng phần mềm QLBH Việt Nam tháng 01/2019

(Nguồn: Báo cáo kết quả SXKD Shop.One VTS tháng 03/2019)

Trong 18% thị trường còn lại chưa sử dụng phần mềm QLBH có đến 73% tương đương với 28.181 cửa hàng là thị trường tiềm năng sinh ra hàng năm do xu

82% 18%

Hiện trạng thị trƣờng cung cấp phần mềm QLBH

hướng chuyển dịch từ các cửa hàng truyền thống quy mô nhỏ lên thành các cửa hàng quy mô vừa, siêu thị mini…. Điều này cho thấy dung lượng thị trường cung cấp phần mềm QLBH ngày càng gia tăng và là thị trường hấp dẫn và thu hút lớn đối với các nhà cung cấp phần mềm.

Hình 3.6. Phân loại thị trƣờng tiềm năng chƣa sử dụng phần mềm QLBH

(Nguồn: Báo cáo kết quả SXKD Shop.One VTS tháng 03/2019)

- Môi trường chính trị - Politics

Chính trị Việt Nam được đánh giá ổn định, đảm bảo Công ty hoạt động, tạo tâm lý an toàn cho đầu tư, mở rộng sản xuất. Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực cùng với xu hướng toàn cầu hóa. Các thủ tục pháp lý ngày càng được đơn giản hóa, tháo gỡ các rào cản kinh doanh, luật pháp được cải thiện.

Đánh giá: Các rào cản gia nhập ngành được gỡ bỏ bớt. Doanh nghiệp hoạt động thuận lợi, được pháp luật bảo hộ.

- Yếu tố về kinh tế - Economic

Kinh tế đất nước đổi mới, chuyển sang mô hình kinh tế thị trường.Trào lưu khởi nghiệp nở rộ, số lượng doanh nghiệp thành lập ngày càng gia tăng nhanh đặc biệt ngành bán lẻ, đòi hỏi nhiều giải pháp đa dạng dành cho nhiều công ty.

Đánh giá: Yếu tố kinh tế tạo thuận lợi cho phát triển ngành cung cấp dịch vụ giải pháp cho doanh nghiệp, đặc biệt các giải pháp cho ngành bán lẻ. - Yếu tố văn hóa xã hội – Social

27%

73%

Phân loại thị trƣờng tiềm năng

Trình độ dân trí ngày được nâng cao. Độ tuổi lao động trẻ, nguồn lao động dồi dào, tuy nhiên lao động trình độ cao còn thiếu.

Đánh giá: Tạo cơ hội để thu hút nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực.

- Yếu tố về công nghệ - Technology

Cách mạng công nghệ 4.0, sử dụng ứng dụng của CNTT để nghiên cứu và phát triển các giải pháp quản trị doanh nghiệp. Cùng với làn sóng chuyển dịch số rõ rệt trong các doanh nghiệp, nhu cầu ứng dụng các giải pháp CNTT vào nâng cao hiệu quả vận hành, quản trị doanh nghiệp ngày càng cao.

Đánh giá: doanh nghiệp nào càng ứng dụng nhiều các giải pháp CNTT thì doanh nghiệp đó có lợi thế trong việc tiếp cận nhanh nhất nguồn tài nguyên số, xử lý công việc nhanh chóng, khoa học.

Qua phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài trên có thể thấy, các yếu tố của môi trường bên ngoài tương đối thuận lợi để VTS phát triển và có thể thực hiện được chiến lược của mình để đi đến mục tiêu cuối cùng.

3.4.3. Môi trường Vi mô

Khi đặt vào mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter, có thể nhận thấy một số đặc điểm của môi trường vi mô như sau:

- Đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn

Thị trường cung cấp phần mềm quản lý bán hàng đang cạnh tranh gay gắt với gần 20 nhà cung cấp của trong và ngoài nước. Đặc biệt ở khu vực thành thị, tuy nhiên khu vực nông thôn với đặc thù hình thức kinh doanh còn truyền thống thì tính cạnh tranh chưa cao do một số yếu tố như kênh phân phối của các đối thủ cạnh trạnh chủ yếu tập trung ở thành thị.

Cùng đó, ngành cung cấp phần mềm QLBH cũng tiềm ẩn nhiều đối thủ có thể sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong tương lai như các công ty vận tải, logictic, công ty công nghệ cung cấp dịch vụ vận tải như ahamove, giaohangnhanh, giaohangtietkiem, Viettel post… và các công ty cung cấp nền tảng thương mại điện

tử như Shopee, Lazada, tiki…những công ty này đều có chung đặc điểm về việc có lợi thế cơ sở dữ liệu khách hàng là các chủ của hàng, cá nhân bán hàng Online…trong tay vì vậy việc các công ty này sẽ cộng sinh cùng với các công ty cung cấp phần mềm QLBH hoặc tự xây dựng phần mềm QLBH để khai thác triệt để Cơ sở dữ liệu hiện có nhằm gia tăng giá trị cho công ty.

Đánh giá: hiện những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn đang là một trong những yếu tố sẽ ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh phần mềm Shop.One trong tương lai gần. Vì vậy việc đi trước đón đầu trong việc hợp tác và tích hợp với các đối thủ này sẽ là một trong những giải pháp tối ưu để Shop.One có thể tận dụng cơ sở dữ liệu khách hàng của đối tác để bán chéo các sản phẩm dịch vụ của mình, mở rộng tập khách hàng tiềm năng và giảm bớt được đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.

- Khách hàng

Khách hàng của phần mềm quản lý bán hàng rất đa dạng với các nhu cầu khác nhau về phần mềm:

 Doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực thời trang, mua sắm, có chuỗi cửa hàng với quy mô lớn;

 Các cửa hàng bán lẻ truyền thống, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh…

 Các cửa hàng bán hàng online kết hợp offline, các cửa hàng chuyên online trên các nền tảng mạng xã hội: Facebook, zalo và thương mại điện tử: Shopee, Lazada…

Đánh giá: Khách hàng đa dạng với nhiều nhu cầu đặc thù theo cách thức kinh doanh nên sức ép của khách hàng lên Shop.One tương đối lớn.

- Nhà cung cấp:

Phần mềm Shop.One do lực lượng nhân sự của VTS phát triển từ năm 2014 chỉ có phần thiết bị là máy in hóa đơn và đầu đọc mã vạch cần phải nhập hàng qua nhà cung cấp.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều nhà cung cấp thiết bị với đa dạng chủng loại thiết bị vì vậy sức ép của nhà cung cấp lên VTS không lớn.

- Sản phẩm thay thế:

Do đặc tính của ngành kinh doanh bán lẻ có sự thay đổi liên tục theo sự thay đổi của thị trường, cùng với sự chuyển dịch từ mô hình offline sang kết hợp Online và từ mô hình kinh doanh đơn kênh sang đa kênh nên khách hàng có nhu cầu thay đổi phần mềm đang dùng nếu phần mềm không đáp ứng được các nghiệp vụ phát sinh sau chuyển dịch.

Cùng đó, xu hướng dịch vụ phần mềm – cloud hóa cũng là một trong những điều kiện để khách hàng dễ dàng thay đổi từ phần mềm của nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác

Hiện nay, các phần mềm quản lý bán hàng của đối thủ đã chuyển dịch theo hướng; đáp ứng nhu cầu bán hàng online và Omichanel – tích hợp với các sàn thương mại điện tử, tích hợp bán hàng online với các nền tảng Facebook, zalo để tạo lợi cạnh tranh trên thị trường.

Vì vậy sản phẩm phần mềm quản lý bán hàng có nguy cơ bị thay thế cao. - KFS của ngành cung cấp phần mềm quản lý bán hàng đối với VTS là:

Chất lượng dịch vụ trong quá trình trước, trong và sau bán hàng trong quy trình cung cấp phần mềm Shop.One. Quy trình cung cấp phải được kiểm soát chặt chẽ, kiểm soát rủi ro trong hoạt động cung ứng dịch vụ.

Bám sát với thương hiệu Viettel, tận dụng thương hiệu của tập đoàn mẹ để gia tăng khả năng cạnh tranh.

Nắm bắt được xu thế chuyển dịch của thị trường: bán hàng online, bán hàng đa kênh để nâng cấp, sửa đổi sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Tận dụng thế mạnh về hạ tầng viễn thông để xây dựng các tính năng khác biệt giúp khách hàng gia tăng được doanh thu qua việc thu hút được nhiều người mua

Phần mềm phải có tính kết nối với các dịch vụ, tạo thành hệ sinh thái để xây dựng bộ giải pháp toàn diện từ camera giám sát cửa hàng – vCam đến phần mềm quản lý bán hàng đa kênh và sau cùng là giải pháp nâng cao hiệu quả bán hàng qua

Chăm sóc khách hàng tự động, quảng cáo bán hàng tự động nhằm giải quyết trọn gói nhu cầu của chủ cửa hàng.

3.4.4. Cơ hội và thách thức

Bảng 3.3. Cơ hội, thách thức của VTS

Cơ hội Thách thức

O1: Thị trường bán lẻ phát triển mạnh mẽ, nhu cầu sử dụng phần mềm QLBH gia tăng

O2: Trào lưu bán hàng Online diễn ra mạnh mẽ

O3: Nhiều công nghệ phần mềm mới có tính ứng dụng cao vào phần mềm QLBH: AI, Bigdata…

O4: Truyền thông trên các kênh thông online: thương mại điện tử, mạng xã hội hiệu quả lan truyền cao

T1: Cạnh tranh gay gắt giữa các nhà cung cấp

T2: Nhận thức và yêu cầu về cách thức tư vấn bán hàng, chất lượng sản phẩm, CSKH…của người mua ngày càng cao

T3: Nhu cầu thị trường thay đổi liên tục và yêu cầu nhiều tính năng linh hoạt

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

3.5. Thực trạng hoạt động marketing phần mềm Shop.One tại Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Giải pháp Doanh nghiệp

3.5.1. Về yếu tố sản phẩm

Phần mềm Shop.One hiện nay là phần mềm phiên bản cài đặt offline trên máy người dùng để đáp ứng các tính năng nghiệp vụ quản lý bán hàng của cửa hàng kết hợp tài khoản cloud trên website Shopone.com.vn cung cấp cho khách hàng tính năng quản lý từ xa nhờ cơ chế đồng bộ dữ liệu realtime từ phần mềm lên cloud, lưu trữ dữ liệu và tích hợp phân hệ CSKH tự động. Với mô hình sản phẩm Offline kết hợp cloud so với mô hình sản phẩm cloud trên nền tảng web trên thị trường, Shop.One có ưu điểm trong việc không phụ thuộc vào mạng internet, tuy nhiên do

phải đồng bộ dữ liệu từ client lên cloud nên tính realtime còn chưa tuyệt đối và còn hay xảy ra lỗi đồng bộ đặc biệt với các chuỗi cửa hàng có nhiều cửa hàng.

Cùng đó việc triển khai cài đặt phần mềm trên máy tính PC bị ảnh hưởng nhiều bởi môi trường của máy tính: SQL, Java nên quá trình cài đặt phần mềm thường phức tạp và mất thời gian hơn các phần mềm cloud trên nền tảng web.

Phần mềm Shop.One với 200 tính năng phù hợp với đối tượng là các cửa hàng truyền thống, chuỗi cửa hàng, cửa hàng chuyên doanh, có nhu cầu chuyên sâu trong nghiệp vụ quản lý bán hàng và CSKH bằng tin nhắn thương hiệu. Shop.One còn tích hợp tính năng Quảng cáo và CSKH tự động qua tin nhắn thương hiệu, nhằm giúp doanh nghiệp khai thác và thâm canh trên chính tập CSDL khách hàng của cửa hàng. Sản phẩm tin nhắn thương hiệu được tích hợp trên Shop.One rất đang dạng về tính năng bao gồm nhắn tin CSKH tự động và quảng cáo trên cả tâp CSDL khách hàng của cửa hàng và cả khách hàng Viễn thông của Viettel với nhiều tiêu chí để chủ cửa hàng có thể chọn ra được tập khách hàng tiềm năng nhất để quảng cáo.

Với đặc tính là phần mềm cung cấp đại trà nên phần mềm Shop.One thường không triển khai theo hướng customize đơn lẻ cho cửa hàng khi phát sinh các nghiệp vụ đặc thù vì vậy sản phẩm có tính linh hoạt không cao.

Trong gần 6 năm kinh doanh phần mềm Shop.One (tính đến thời điểm tháng 9 năm 2019), số lượng thuê bao khách hàng đăng ký dùng thử lên đến 62.204 khách hàng và 18.749 thuê bao trả phí, chi tiết theo bảng dưới:

Hình 3.7. Lũy kế thuê bao Shop.One phát triển mới đến hết tháng 9/2019

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Số lượng thuê bao phát triển mới theo loại gói cước từ năm 2016 đến hết tháng 9/2019.

Hình 3.8. Kết quả thuê bao phần mềm Shop.One theo gói cƣớc

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Lũy kế doanh thu phần mềm Shop.One đến hết tháng 9/2019 đạt 41,5 tỷ, chi tiết doanh thu phần mềm từ năm 2014:

2250 2311 2438 2403 1150 1205 1350 1320 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2016 2017 2018 T9/2019 Đ Ơ N VỊ T ÍNH : T H U Ê B AO

SỐ LƢỢNG THUÊ BAO PHÁT TRIỂN MỚI THEO GÓI CƢỚC

Hình 3.9. Kết quả doanh thu phần mềm Shop.One qua các năm

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Trong đó, doanh thu phần mềm Shop.One theo gói cước gói cước từ năm 2016 đến hết tháng 9/2019.

Hình 3.10. Kết quả doanh thu phần mềm Shop.One theo gói cƣớc

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Trong báo cáo khảo sát của VTS tháng 01/2019, VTS đã đưa ra thị phần của các nhà cung cấp phần mềm QLBH lớn nhất thị trường dựa trên số liệu công bố của các nhà cung cấp trên website chính thức: KiotViet – kinh doanh từ năm 2014, Maybanhang.net – kinh doanh từ năm 2013, Maybanhang.net – kinh doanh từ năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động marketing cho phần mềm quản lý bán hàng shop one của tổng công ty giải pháp doanh nghiệp viettel (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)