Khi đặt vào mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter, có thể nhận thấy một số đặc điểm của môi trường vi mô như sau:
- Đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn
Thị trường cung cấp phần mềm quản lý bán hàng đang cạnh tranh gay gắt với gần 20 nhà cung cấp của trong và ngoài nước. Đặc biệt ở khu vực thành thị, tuy nhiên khu vực nông thôn với đặc thù hình thức kinh doanh còn truyền thống thì tính cạnh tranh chưa cao do một số yếu tố như kênh phân phối của các đối thủ cạnh trạnh chủ yếu tập trung ở thành thị.
Cùng đó, ngành cung cấp phần mềm QLBH cũng tiềm ẩn nhiều đối thủ có thể sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong tương lai như các công ty vận tải, logictic, công ty công nghệ cung cấp dịch vụ vận tải như ahamove, giaohangnhanh, giaohangtietkiem, Viettel post… và các công ty cung cấp nền tảng thương mại điện
tử như Shopee, Lazada, tiki…những công ty này đều có chung đặc điểm về việc có lợi thế cơ sở dữ liệu khách hàng là các chủ của hàng, cá nhân bán hàng Online…trong tay vì vậy việc các công ty này sẽ cộng sinh cùng với các công ty cung cấp phần mềm QLBH hoặc tự xây dựng phần mềm QLBH để khai thác triệt để Cơ sở dữ liệu hiện có nhằm gia tăng giá trị cho công ty.
Đánh giá: hiện những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn đang là một trong những yếu tố sẽ ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh phần mềm Shop.One trong tương lai gần. Vì vậy việc đi trước đón đầu trong việc hợp tác và tích hợp với các đối thủ này sẽ là một trong những giải pháp tối ưu để Shop.One có thể tận dụng cơ sở dữ liệu khách hàng của đối tác để bán chéo các sản phẩm dịch vụ của mình, mở rộng tập khách hàng tiềm năng và giảm bớt được đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
- Khách hàng
Khách hàng của phần mềm quản lý bán hàng rất đa dạng với các nhu cầu khác nhau về phần mềm:
Doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực thời trang, mua sắm, có chuỗi cửa hàng với quy mô lớn;
Các cửa hàng bán lẻ truyền thống, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh…
Các cửa hàng bán hàng online kết hợp offline, các cửa hàng chuyên online trên các nền tảng mạng xã hội: Facebook, zalo và thương mại điện tử: Shopee, Lazada…
Đánh giá: Khách hàng đa dạng với nhiều nhu cầu đặc thù theo cách thức kinh doanh nên sức ép của khách hàng lên Shop.One tương đối lớn.
- Nhà cung cấp:
Phần mềm Shop.One do lực lượng nhân sự của VTS phát triển từ năm 2014 chỉ có phần thiết bị là máy in hóa đơn và đầu đọc mã vạch cần phải nhập hàng qua nhà cung cấp.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều nhà cung cấp thiết bị với đa dạng chủng loại thiết bị vì vậy sức ép của nhà cung cấp lên VTS không lớn.
- Sản phẩm thay thế:
Do đặc tính của ngành kinh doanh bán lẻ có sự thay đổi liên tục theo sự thay đổi của thị trường, cùng với sự chuyển dịch từ mô hình offline sang kết hợp Online và từ mô hình kinh doanh đơn kênh sang đa kênh nên khách hàng có nhu cầu thay đổi phần mềm đang dùng nếu phần mềm không đáp ứng được các nghiệp vụ phát sinh sau chuyển dịch.
Cùng đó, xu hướng dịch vụ phần mềm – cloud hóa cũng là một trong những điều kiện để khách hàng dễ dàng thay đổi từ phần mềm của nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác
Hiện nay, các phần mềm quản lý bán hàng của đối thủ đã chuyển dịch theo hướng; đáp ứng nhu cầu bán hàng online và Omichanel – tích hợp với các sàn thương mại điện tử, tích hợp bán hàng online với các nền tảng Facebook, zalo để tạo lợi cạnh tranh trên thị trường.
Vì vậy sản phẩm phần mềm quản lý bán hàng có nguy cơ bị thay thế cao. - KFS của ngành cung cấp phần mềm quản lý bán hàng đối với VTS là:
Chất lượng dịch vụ trong quá trình trước, trong và sau bán hàng trong quy trình cung cấp phần mềm Shop.One. Quy trình cung cấp phải được kiểm soát chặt chẽ, kiểm soát rủi ro trong hoạt động cung ứng dịch vụ.
Bám sát với thương hiệu Viettel, tận dụng thương hiệu của tập đoàn mẹ để gia tăng khả năng cạnh tranh.
Nắm bắt được xu thế chuyển dịch của thị trường: bán hàng online, bán hàng đa kênh để nâng cấp, sửa đổi sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Tận dụng thế mạnh về hạ tầng viễn thông để xây dựng các tính năng khác biệt giúp khách hàng gia tăng được doanh thu qua việc thu hút được nhiều người mua
Phần mềm phải có tính kết nối với các dịch vụ, tạo thành hệ sinh thái để xây dựng bộ giải pháp toàn diện từ camera giám sát cửa hàng – vCam đến phần mềm quản lý bán hàng đa kênh và sau cùng là giải pháp nâng cao hiệu quả bán hàng qua
Chăm sóc khách hàng tự động, quảng cáo bán hàng tự động nhằm giải quyết trọn gói nhu cầu của chủ cửa hàng.