5. Kết cấu của luận văn
1.2.4. Bài học kinh nghiệm cho chi nhánh công ty TNHH Môi trường
nghệ Xanh Việt
Từ những kinh nghiệm của các doanh nghiệp trên có thể rút ra một số kinh nghiệm trong công tác quản trị nguồn nhân lực tại chi nhánh công ty TNHH Môi trường và Công nghệ Xanh Việt như sau:
- Xây dựng bảng mô tả công việc rõ ràng: Trong đó nói rõ công việc phải làm, công cụ phục vụ công việc, trách nhiệm và quyền hạn, cấp báo cáo công việc.
- Xây dựng tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực hợp lý: Cần xây dựng khoa học và phù hợp cho từng bộ phận,vị trí. Kết quả đánh giá nguồn nhân lực là điều kiện để
- Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả.
- Có chính sách linh hoạt trong việc tuyển dụng và giữ chân người tài giỏi, quan tâm đến quyền lợi về vật chất và tinh thần của người lao động.
- Cần quan tâm, phát huy những tiềm năng hiện có và tăng cường năng lực cho đội ngũ lao động chất lượng cao, đồng thời nâng cao kỹ năng, tay nghề cho người lao động.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi 1: Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại chi nhánh công ty TNHH Môi trường và Công nghệ Xanh Việt như thế nào?
- Câu hỏi 2: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực tại chi nhánh công ty TNHH Môi trường và Công nghệ Xanh Việt?
- Câu hỏi 3: Những giải pháp chủ yếu nào nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại chi nhánh công ty TNHH Môi trường và Công nghệ Xanh Việt?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1.Thu thập thông tin thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các số liệu của các phòng ban, bộ phận tại chi nhánh công ty TNHH Môi trường và Công nghệ Xanh Việt.
Các báo cáo của công ty giai đoạn 2015-2017.
Các công trình, đề tài khoa học trong nước và các thông tin đã được công bố trên các giáo trình, báo, tạp chí liên quan tới công tác quản trị nguồn nhân lực và nguồn lực tại công ty.
Số liệu được trình bày trong luận văn tại một số phần như tổng hợp tình hình nhân sự, kết quả của công ty qua các năm,…
2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp * Mục đích:
Mục đích của khảo sát nghiên cứu là thu thập thông tin để xây dựng hệ thống chỉ tiêu, nghiên cứu thực trạng và đánh giá công tác QTNNL trong chi nhánh Công ty TNHH Môi trường và Công nghệ Xanh Việt, từ đó xác định các yếu tố cơ bản ảnh hưởng và các giải pháp hoàn thiện công tác QTNNL trong Công ty. Vì vậy, tác giả sử dụng phương pháp điều tra xã hội học.
(i) Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp phỏng vấn sâu nhằm thu thập những thông tin về những đặc điểm về nhân sự trong lĩnh vực đang nghiên cứu, tập trung vào nhân sự giữ chức vụ
Mục đích phỏng vấn sâu các đối tượng khác nhau để nhận thông tin giúp tác giả có thể so sánh các thông tin thu thập được từ các đối tượng khác nhau, đánh giá tính logic khoa học của kết quả phân tích định lượng với những thông tin phỏng vấn thu thập được. Các nhóm đối tượng tham gia khảo sát định tính: nhóm cán bộ quản lý, nhân viên hành chính, nhóm lao động trực tiếp sản xuất.
(ii) Phương pháp quan sát tại nơi làm việc
Tác giả thực hiện quan sát các thao tác tại nơi làm việc, thái độ làm việc, thái độ giao tiếp ứng xử, tác phong làm việc, khả năng xử lý tình huống của cán bộ quản lý và công nhân lao động… tại nơi làm việc của đối tượng nghiên cứu.
(iii) Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Cuộc khảo sát sử dụng bảng hỏi cấu trúc, bán cấu trúc để thu thập thông tin. Mẫu khảo sát định lượng được xác định theo phương pháp chọn mẫu đa cấp, kết hợp chọn điển hình với chọn ngẫu nhiên nhiều cấp.
* Đối tượng điều tra và phương thức điều tra
- Đối tượng điều tra là các cán bộ công nhân viên, những NLĐ trực tiếp tại chi nhánh Công ty TNHH Môi trường và Công nghệ Xanh Việt
- Phương thức điều tra: Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra tác giả tiến hành lựa chọn hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên để tiến hành điều tra. Việc lựa chọn phương pháp chọn mẫu này giúp cho người trả lời dễ tiếp cận, sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu cũng như ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thông tin cần nghiên cứu.
Trên cơ sở lý luận về phương pháp chọn mẫu, tác giả đã tiến hành triển khai thu thập thông tin bằng hình thức phát phiếu khảo sát đến NLĐ trong Công ty, hướng dẫn điền phiếu và bổ sung thông tin phù hợp cùng với các đối tượng được phỏng vấn trong trường hợp cần thiết.
* Quy mô mẫu điều tra
Do quy mô lao động hiện tại của công ty là 110 người, để đảm bảo độ tin cậy trong nghiên cứu tác giả tiến hành điều tra đối với toàn bộ cán bộ CBCNV của chi nhánh Công ty TNHH Môi trường và Công nghệ Xanh Việt. Thời gian điều tra khảo sát được tiến hành vào tháng 8 năm 2018.
* Thiết kế phiếu điều tra
Bảng câu hỏi điều tra đối với nhân sự trong Công ty tự trả lời được sử dụng để thu thập thông tin cần nghiên cứu trong đề tài này, với những thuận lợi sau:
- Tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân sự
- Đảm bảo được tính ẩn danh cao vì người nghiên cứu và đối tượng khảo sát không cần phải gặp mặt nhau.
- Có thể có được những thông tin cần thiết từ số lượng lớn người trả lời một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Từ nhu cầu thông tin cho nghiên cứu, tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi cho nguồn nhân sự trong Công ty.
* Triển khai thu thập số liệu
Trên cơ sở danh sách 110 cán bộ công nhân viên tại công ty, tác giả đã triển khai công tác thu thập dữ liệu như sau:
Bước 1: Tiến hành phát phiếu điều tra cho các đối tượng phỏng vấn nói rõ các yêu cầu điều tra và nội dung kèm theo cho việc trả lời các câu hỏi. Ngoài ra, đề cương nghiên cứu giới thiệu về đề tài cũng được đính kèm theo bảng câu hỏi để phục vụ cho những người có nhu cầu hiểu rõ hơn về đề tài cũng như các khái niệm được sử dụng trong bảng câu hỏi.
Nhằm đảm bảo đối tượng khảo sát là phù hợp đối với nghiên cứu này, trong phiếu điều tra phát ra và trên bảng câu hỏi nghiên cứu đều nhấn mạnh đến đặc điểm của đối tượng khảo sát để loại các đối tượng không phù hợp. Nhằm đảm bảo tính bảo mật thông tin của người trả lời, bảng câu hỏi đã thể hiện cam kết chỉ sử dụng thông tin cho mục đích nghiên cứu của đề tài.
Bước 2: Nhận phiếu đã điền thông tin và tổng hợp kết quả của người được điều tra.
Bước 3: Tiến hành điều tra lại một số đối tượng nếu các câu trả lời chưa đủ ý hoặc chưa rõ nghĩa..
* Các thước đo và thang đo được sử dụng:
Để đánh giá công tác QTNNL tại chi nhánh Công ty TNHH Môi trường và Công nghệ Xanh Việt, luận văn sử dụng thang đo Likert 5 điểm. Cụ thể:
Các biến quan sát trong phiếu điều tra được trả lời theo thang đo 5 mức độ từ 1 đến 5 với quy ước:
1 - rất không đồng ý; 2 - không đồng ý; 3 - bình thường; 4 - đồng ý 5 - rất đồng ý.
Kết quả điểm số trung bình của các cán bộ công nhân viên theo từng biến quan sát sẽ phản ánh mức độ cảm nhận đối với công tác QTNNL tại chi nhánh Công ty TNHH Môi trường và Công nghệ Xanh Việt; mức độ cảm nhận này theo quy ước như sau:
Điểm trung bình Ý nghĩa
1,00 - 1.79 Rất không đồng ý
1,80 - 2,59 Không đồng ý
2,60 - 3,39 Bình thường
3,40 - 4,19 Đồng ý
4,20 - 5,00 Rất đồng ý
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin, số liệu
Từ các thông tin thứ cấp và sơ cấp đã thu thập được, tổng hợp các thông tin để lên các bảng biểu, sử dụng một số công cụ của Microsoft 2007 và một số chương trình ứng dụng khác để tính toán phục vụ cho quá trình phân tích.
Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp biểu đồ để phân tích đánh giá một cách khách quan, khoa học về các nội dung nghiên cứu.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
Đề tài áp dụng kết hợp nhiều phương pháp phân tích như: phương pháp so sánh, phương pháp chi tiết,… Trong đó, phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh và nghiên cứu mối quan hệ giữa các con số.
a. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được vận dụng trong chọn điểm nghiên cứu, phân tổ thống kê các loại đối tượng gồm: Đối tượng là hành chính-kế toán, tư vấn, kỹ
thuật,...Phương pháp này dùng để lựa chọn các tiêu thức để so sánh và phân tích sự ưu tiên trong việc lựa chọn các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại chi nhánh công ty TNHH Môi trường và Công nghệ Xanh Việt phù hợp với điều kiện thực tiễn của công ty.
b. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải đồng nhất cả về thời gian và không gian. Tùy theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể sử dụng số tuyệt đối hoặc tương đối hoặc số bình quân. Trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp:
So sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và số liệu của kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đối giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi đó, từ đó đưa ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.
∆y = Yt - Yt-1 Trong đó:
+ Yt : Số liệu kỳ phân tích. + Yt-1: Số liệu kỳ gốc.
+ ∆y : Hiệu số (sự thay đối số tuyệt đối) giữa số liệu kỳ phân tích và kỳ gốc.
So sánh số tương đối:
- Tỷ trọng: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra cá biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.
Yk
Rk (%) = x 100
Trong đó:
+ Yk : Số liệu thành phần. + Y : Số liệu tổng hợp.
+ Rk (%): Tỷ trọng của Yk so với Y.
- Tốc độ thay đổi: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa mức thay đổi tuyệt đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc với kỳ gốc. Phương pháp chỉ ra tốc độ thay đổi của chỉ tiêu kinh kế so kỳ gốc. Cùng với các chỉ tiêu khác, chỉ tiêu này phản ánh được khả năng thay đổi giữa các kỳ và so sánh giữa chúng và tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu khác nhằm phân tích, đánh giá, tìm nguyên nhân và đưa ra các biện pháp giải quyết. Yt - Yt-1 R∆y (%) = x 100 Yt-1 Trong đó: + Yt : Số liệu kỳ phân tích. + Yt-1: Số liệu kỳ gốc.
+ R∆y (%): Tốc độ thay đổi giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.
- Tốc độ thay đổi bình quân: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tốc độ thay đổi bình quân giữa kỳ phân tích và kỳ gốc, liên tiếp trong giai đoạn phân tích. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thay đổi bình quân trong suốt thời gian nghiên cứu, loại trừ những ảnh hưởng bất thường trong một kỳ cụ thể, nhằm phát hiện những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả bình quân và đề ra phương án cho kỳ tiếp theo.
Rav = n i n y i 1 (1 R ) 1
c. Phương pháp chi tiết
- Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu: mọi kết quả kinh doanh đều biểu hiện trên các chỉ tiêu đều bao gồm nhiều bộ phận. Chi tiết các chỉ tiêu theo các bộ phận cùng với sự biểu hiện về lượng của các bộ phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá chính xác kết quả đạt được. Mục đích cơ bản của phương pháp này là thiết lập mối liên hệ nhân tố tổng thể từ đó áp dụng các phương pháp phân
tích phù hợp. Phương pháp này được áp dụng trong phân tích cơ cấu lao động, trình độ lao động trong tổng thể.
- Chi tiết theo thời gian: kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình. Do nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan khác nhau, tiến độ thực hiện quá trình đó trong từng đơn vị thời gian xác định thường không đồng đều. Chi tiết theo thời gian sẽ giúp ích cho việc đánh giá kết quả kinh doanh được sát, đúng và tìm được các giải pháp có hiệu quả cao cho công việc kinh doanh. Tùy đặc tính của quá trình kinh doanh, tùy nội dung kinh tế của các chỉ tiêu phân tích và tùy mục đích phân tích,… khác nhau có thể lựa chọn khoảng thời gian và chỉ tiêu phải chi tiết cho phù hợp. Mục tiêu cơ bản của phương pháp này là chỉ ra được quy luật vận động của hiện tượng theo thời gian và được áp dụng trong việc đánh giá tình hình biến động nguồn nhân lực qua các năm, tình hình hoạt động của công ty qua các năm.
- Chi tiết theo không gian: kết quả thực hiện chỉ tiêu kinh tế được tập hợp từ các đơn vị, phần tử tạo nên, mỗi đơn vị phần tử các nhân tố ảnh hưởng khác nhau. Xu thế tác động đến tổng thể khác nhau, trên cơ sở chi tiết các bộ phận chúng ta tìm ra nguyên nhân, sau đó đề ra biện pháp phù hợp, mục đích cơ bản của phương pháp này là tìm ra các nhân tố điển hình.
d. Phương pháp đồ thị
Đề tài sử dụng đồ thị nhằm thống kê kết quả thực trạng nguồn nhân lực về quy mô, độ tuổi, trình độ... của đội ngũ cán bộ, nhân viên chi nhánh công ty TNHH Môi trường và Công nghệ Xanh Việt.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của công ty
- Tổng tài sản: cho biết quy mô tài sản (tàn sản ngắn hạn, tài sản dài hạn) của chi nhánh công ty TNHH Môi trường và Công nghệ Xanh Việt qua các năm
Tổng tài sản = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn
Trong đó, tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn được lấy từ bảng cân đối kế toán của chi nhánh công ty TNHH Môi trường và Công nghệ Xanh Việt
- Tổng nguồn vốn: cho biết quy mô nguồn vốn (nợ phải trả và vốn chủ sở hữu) của chi nhánh công ty TNHH Công nghệ và Môi trường Xanh Việt qua các năm
Tổng nguồn vốn = Nợ phải trả + Vốn CSH
Trong đó, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu được lấy từ bảng cân đối kế toán của chi nhánh công ty TNHH Môi trường và Công nghệ Xanh Việt
- Tổng doanh thu: cho biết doanh thu từ các hoạt động của công ty (từ sản xuất kinh toanh, từ hoạt động tài chính, doanh thu khác) qua các năm
Tổng DT = DTT từ BH và CCDV + DT hoạt động tài chính + DT khác
Trong đó, DTT từ BH và CCDV, DT hoạt động tài chính, DT khác được lấy từ báo cáo kết quả HĐSXKD của công ty.