Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại chi nhánh công ty TNHH môi trường và công nghệ xanh việt (Trang 50 - 53)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

Đề tài áp dụng kết hợp nhiều phương pháp phân tích như: phương pháp so sánh, phương pháp chi tiết,… Trong đó, phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh và nghiên cứu mối quan hệ giữa các con số.

a. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được vận dụng trong chọn điểm nghiên cứu, phân tổ thống kê các loại đối tượng gồm: Đối tượng là hành chính-kế toán, tư vấn, kỹ

thuật,...Phương pháp này dùng để lựa chọn các tiêu thức để so sánh và phân tích sự ưu tiên trong việc lựa chọn các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại chi nhánh công ty TNHH Môi trường và Công nghệ Xanh Việt phù hợp với điều kiện thực tiễn của công ty.

b. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải đồng nhất cả về thời gian và không gian. Tùy theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể sử dụng số tuyệt đối hoặc tương đối hoặc số bình quân. Trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp:

So sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và số liệu của kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đối giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi đó, từ đó đưa ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

∆y = Yt - Yt-1 Trong đó:

+ Yt : Số liệu kỳ phân tích. + Yt-1: Số liệu kỳ gốc.

+ ∆y : Hiệu số (sự thay đối số tuyệt đối) giữa số liệu kỳ phân tích và kỳ gốc.

So sánh số tương đối:

- Tỷ trọng: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra cá biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

Yk

Rk (%) = x 100

Trong đó:

+ Yk : Số liệu thành phần. + Y : Số liệu tổng hợp.

+ Rk (%): Tỷ trọng của Yk so với Y.

- Tốc độ thay đổi: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa mức thay đổi tuyệt đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc với kỳ gốc. Phương pháp chỉ ra tốc độ thay đổi của chỉ tiêu kinh kế so kỳ gốc. Cùng với các chỉ tiêu khác, chỉ tiêu này phản ánh được khả năng thay đổi giữa các kỳ và so sánh giữa chúng và tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu khác nhằm phân tích, đánh giá, tìm nguyên nhân và đưa ra các biện pháp giải quyết. Yt - Yt-1 R∆y (%) = x 100 Yt-1 Trong đó: + Yt : Số liệu kỳ phân tích. + Yt-1: Số liệu kỳ gốc.

+ R∆y (%): Tốc độ thay đổi giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.

- Tốc độ thay đổi bình quân: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tốc độ thay đổi bình quân giữa kỳ phân tích và kỳ gốc, liên tiếp trong giai đoạn phân tích. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thay đổi bình quân trong suốt thời gian nghiên cứu, loại trừ những ảnh hưởng bất thường trong một kỳ cụ thể, nhằm phát hiện những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả bình quân và đề ra phương án cho kỳ tiếp theo.

Rav = n i n y i 1 (1 R ) 1    

c. Phương pháp chi tiết

- Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu: mọi kết quả kinh doanh đều biểu hiện trên các chỉ tiêu đều bao gồm nhiều bộ phận. Chi tiết các chỉ tiêu theo các bộ phận cùng với sự biểu hiện về lượng của các bộ phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá chính xác kết quả đạt được. Mục đích cơ bản của phương pháp này là thiết lập mối liên hệ nhân tố tổng thể từ đó áp dụng các phương pháp phân

tích phù hợp. Phương pháp này được áp dụng trong phân tích cơ cấu lao động, trình độ lao động trong tổng thể.

- Chi tiết theo thời gian: kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình. Do nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan khác nhau, tiến độ thực hiện quá trình đó trong từng đơn vị thời gian xác định thường không đồng đều. Chi tiết theo thời gian sẽ giúp ích cho việc đánh giá kết quả kinh doanh được sát, đúng và tìm được các giải pháp có hiệu quả cao cho công việc kinh doanh. Tùy đặc tính của quá trình kinh doanh, tùy nội dung kinh tế của các chỉ tiêu phân tích và tùy mục đích phân tích,… khác nhau có thể lựa chọn khoảng thời gian và chỉ tiêu phải chi tiết cho phù hợp. Mục tiêu cơ bản của phương pháp này là chỉ ra được quy luật vận động của hiện tượng theo thời gian và được áp dụng trong việc đánh giá tình hình biến động nguồn nhân lực qua các năm, tình hình hoạt động của công ty qua các năm.

- Chi tiết theo không gian: kết quả thực hiện chỉ tiêu kinh tế được tập hợp từ các đơn vị, phần tử tạo nên, mỗi đơn vị phần tử các nhân tố ảnh hưởng khác nhau. Xu thế tác động đến tổng thể khác nhau, trên cơ sở chi tiết các bộ phận chúng ta tìm ra nguyên nhân, sau đó đề ra biện pháp phù hợp, mục đích cơ bản của phương pháp này là tìm ra các nhân tố điển hình.

d. Phương pháp đồ thị

Đề tài sử dụng đồ thị nhằm thống kê kết quả thực trạng nguồn nhân lực về quy mô, độ tuổi, trình độ... của đội ngũ cán bộ, nhân viên chi nhánh công ty TNHH Môi trường và Công nghệ Xanh Việt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại chi nhánh công ty TNHH môi trường và công nghệ xanh việt (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)