5. Kết cấu của luận văn
4.3.2. Đối với BIDV
- Cần xây dựng chiến lược cụ thể để phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ nói chung và hoạt động tín dụng bán lẻ nói riêng.
- Xây dựng cơ chế động lực, phân chia rõ quyền lợi, nghĩa vụ, quyền hạn và trách nhiệm, gắn trách nhiệm cụ thể đối với từng cá nhân, bộ phận để thúc đẩy phát triểnhoạt động bán lẻ.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các Chi nhánh trong hệ thống, nhằm đảm báo tính hiệu lực của cơ chế ban hành.
KẾT LUẬN
1- Kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng thương mại là hoạt động kinh doanh mang tính tổng hợp với nhiều loại hình dịch vụ khác nhau, nhưng hoạt động tín dụng, đặc biệt là tín dụng bán lẻ vẫn là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm ẩn rủi ro rất cao, do vậy vấn đề chất lượng tín dụng luôn được các ngân hàng nói chung và BIDV đề cao.
Với vị thế là một trong những NHTM lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên (BIDV Thái Nguyên) đã không ngừng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trên tất cả các mặt hoạt động góp phần khẳng định vị thế là một định chế tài chính hàng đầu Việt Nam. Tuy nhiên, chất lượng tín dụng bán lẻ tại BIDV Thái Nguyên trong những năm gần đây còn chưa ổn định. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu còn cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của ngân hàng. Vì vậy nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ là một vấn đề tất yếu.
2- Thực trạng về nâng cao chất lượng chất lượng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên năm 2015 - 2017 đã thể hiện rõ một số điều đáng lưu ý như sau:
Mức nợ xấu có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2015-2017. Cụ thể năm 2015 nợ xấu là 3.476 triệu đồng chiếm 0,30%, năm 2016 tổng nợ xấu là 9.286 triệu đồng chiếm 0,70%, đến năm 2017 tổng nợ xấu là 12.086 triệu đồng chiếm 0,65% trong tổng dư nợ. Cùng với tỷ lệ nợ xấu gia tăng thì dư nợ quá hạn tăng đột biến vào năm 2016, sang năm 2017 dư nợ này đã có xu hướng giảm tuy nhiên vẫn còn cao hơn so với năm 2015 . Năm 2015 dư nợ này là 13.905 triệu đồng chiếm 1,20%, năm 2016 dư nợ quá hạn là 23.879 triệu đồng chiếm 1,80% và năm 2017 dư nợ quá hạn là 27.890 triệu đồng chiếm 1,50% .
3- Mục tiêu nâng cao chất lượng chất lượng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên đến năm 2020 như sau: Phấn đấu nguồn vốn huy động tại địa phương tăng 10% mỗi năm, đảm bảo đủ nguồn vốn cho hoạt động tín dụng bán lẻ. Về dư nợ tín dụng bán lẻ: Tốc độ tăng
trưởng từ 15% - 30% hàng năm, trong đó dư nợ cho vay trung hạn và dài hạn chiếm tỷ trọng 45% - 50%/ tổng dư nợ. Số lượng khách hàng của dịch vụ tín dụng bán lẻ tăng trung bình 20% - 30%/ năm. Phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ, phấn đấu thu nhập từ cho vay bán lẻ tăng 20% mỗi năm. Đảm bảo quỹ thu nhập để chi lương, thưởng theo quy định của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.
4- Nâng cao chất lượng chất lượng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên cần thực hiện các giải pháp chủ yếu như: Nâng cao quy trình tín dụng bán lẻ; Nâng cao trình độ, phát triển đội ngũ nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng; Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tín dụng bán lẻ; Nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín dụng bán lẻ; Nâng cao chất lượng môi trường kỹ thuật - công nghệ và trình độ sử dụng công nghệ của cán bộ; Nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; Tăng cường công tác thu hồi nợ và chủ động giải quyết nợ có vấn đề thuộc tín dụng bán lẻ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo thường niên của chi nhành Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Thái Nguyên năm 2015, 2016, 2017
2. Đặng Ngọc Ba (2004), khách hàng và chiến lược khách hàng trong họa
3. Frederic, S.M. (1994), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
4. Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức, Trần Huy Hoàng, Trầm Xuân Hương (2005), Tiền tệ Ngân hàng, Nxb Thống Kê, Thành Phố Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức, Trần Huy Hoàng, Trầm Xuân Hương, Nguyễn Quốc Anh (2005), Tín dụng ngân hàng, Nxb Thống Kê, Thành Phố Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức, Trần Huy Hoàng, Trầm Xuân Hương (2005), Quản trị Ngân hàng, Nxb Lao động Xã Hội, Thành Phố Hồ Chí Minh. 7. Nguyễn Đình Nguộc (2015), Một số thách thức của Ngân hàng thương mại
nhà nước trong quá trình hội nhập quốc tế.
8. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Giao thông Vận tải, Hà Nội.
9. Trần Vũ Hải (2006), giáo trình luật Ngân hàng, NXB Giáo dục Việt Nam. 10. Vũ Văn Hóa, Lê Xuân Nghĩa (2016), Một số vấn đề cơ bản về tài chính – Tiền
tệ Việt Nam giai đoạn 2014- 2016, Bộ KH và CN.
11. Nguyễn Thị Minh Hiền (2014), Giáo trình Marketing ngân hàng, NXB Thống kê. 12. Nguyễn Ninh Kiều (2010), Tiền tệ - ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội. 13. Nguyễn Thị Mùi (2005), Lý thuyết tiền tệ và Ngân hàng, NB Thống kê. 14. Paul, A. S. (1997), Kinh tế học, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
15. Peter, S. R. (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội. 16. Peters.Rose (2015), giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Đại học
kinh tế quốc dân, Hà Nội.
17. Nguyễn Trịnh Thắng (2010), “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
18. Kiều Hữu Thiện, Nguyễn Trọng Tài (2012), Quản trị rủi ro tài chính, Nxb Giao thông Vận tải, Hà Nội.
19. Lê Văn Tề (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NB Thống kê, Hà Nội. 20. Lê Văn Tư (1997), Tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI BIDV THÁI NGUYÊN
Chào anh/chị!
Chúng tôi đang tiến hành khảo sát ý kiến khách hàng về chất lượng tín dụng bán lẻ của ngân hàng BIDV chi nhánh Thái Nguyên. Cuộc khảo sát này nhằm đưa ra những đánh giá góp phần phát triển tín dụng bán lẻ và nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ của BIDV. Do vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự cộng tác của Anh/Chị. Chúng tôi mong Anh/Chị dành khoảng 10 phút để trả lời các câu hỏi dưới đây và thông tin Anh/Chị cung cấp cho chúng tôi sẽ được giữ bí mật tuyệt đối.
THÔNG TIN CHUNG 1. Giới tính: a. Nam b. nữ 2. Tuổi: a. <22 b. 22-30 c. 31-35 d. >55 3. Trình độ học vấn a. Phổ thông d. Đại học b. Trung học e. Sau đại học c. Cao đằng
4. Thu nhập (triệu đồng)
a.1,5 - 4 d. 10 - 20
b. 4 - 6 e. >20
PHẦN THĂM DÒ Ý KIẾN
1. Anh chị đã và đang sử dụng sản phẩm tín dụng bán lẻ nào của BIDV Thái Nguyên?
1 Cho vay nhà ở 2 Cho vay SXKD 3 Cho vay mua xe 4 Cho vay du học
5 Cho vay cầm cố GTCG, TTK 6 Cho vay tiêu dùng
7 Cho vay khác
2. Anh chị đánh giá như thế nào về các yếu tố sau của các sản phẩm tín dụng bán lẻ tại BIDV Thái Nguyên?
Xin đánh dấu «V» vào cột phù hợp theo quy ước:
1 2 3 4 5 Rất không hài lòng (Rất kém) Không hài lòng (Kém) Không ý kiến (Bình thường) Hài lòng (Tốt) Rất hài lòng (Rất tốt) a. Về quy trình cung ứng sản phẩm tín dụng bán lẻ
Tiêu chí Thang điểm
1 2 3 4 5
Sản phẩm cho vay đa dạng, dễ dàng tiếp cận với tất cả các sản phẩm tín dụng
Thời gian cho vay phù hợp với từng loại sản phẩm và đối tượng khách hàng
Giấy tờ, mâu biểu sử được thiết kế đơn giản, rõ ràng và dế hiểu.
Xét duyệt thủ tục vay nhanh chóng, thuận tiện Thông tin về lãi suất là rõ ràng
b. Về chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ
Tiêu chí Thang điểm
1 2 3 4 5
Có thái độ lịch thiệp, thân thiện với khách hàng Tư vấn và trả lời thỏa đáng mọi vướng mắc Xét duyệt cho vay nhanh chóng
Có đạo đức và trách nhiệm
3. Anh chị có ý định tiếp tục sử dụng sản phẩm tín dụng bán lẻ của BIDV Thái Nguyên không?
a. Có b. Không
4. Anh chị có ý định giới thiệu cho người thân, bạn bè về sản phẩm tín dụng bán lẻ của BIDV Thái Nguyên không?
a. Có b. Không