5. Kết cấu của luận văn
2.3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng bán lẻ như sau:
* Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ dư nợ bán lẻ trên tổng dư nợ
Chỉ tiêu này cho biết tốc độ phát triển của tín dụng bán lẻ qua từng giai đoạn, từ đó biết được sự tăng trưởng về mặt doanh số của dư nợ tín dụng bán lẻ. Chỉ tiêu này cũng phản ánh quy mô hoạt động tín dụng bán lẻ của một ngân hàng.
Dư nợ tín dụng bán lẻ càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng đó càng phát triển về lượng. Việc đo lường, đánh giá dư nợ tín dụng bán lẻ thông qua tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ dư nợ tín dụng bán lẻ.
Tỷ lệ dư nợ tín dụng bán lẻ trên tổng dư nợ =
Dư nợ tín dụng bán lẻ năm t x 100% Tổng dư nợ năm t
Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bán lẻ =
Dư nợ TDBL năm t+1 - Dư nợ TDBL năm t Dư nợ tín dụng bán lẻ năm t
* Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ:
Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5. Phát triển tín dụng bán lẻ phải đảm bảo đi đôi với tăng trưởng chất lượng tín dụng bán lẻ. Chất lượng tín dụng một phần được thể hiện ở mức độ an toàn vốn tín dụng thông qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu.
Tỷ lệ nợ xấu tín dụng
bán lẻ =
Nợ xấu tín dụng bán lẻ x 100 Dư nợ tín dụng bán lẻ
Tỷ lệ nợ xấu của một ngân hàng càng thấp càng tốt. Tỷ lệ nợ xấu càng giảm mà tổng dư nợ qua các năm đều tăng chứng tỏ hoạt động tín dụng càng phát triển. Thực tế rủi ro trong kinh doanh là không tránh khỏi, nên ngân hàng thường chấp nhận một tỷ lệ nhất định được coi là giới hạn an toàn (dưới 3%). Theo thông lệ quốc tế tế và Việt nam, tỷ lệ an toàn cho phép là dưới 5%.
* Chỉ tiêu phản ánh thu nhập từ hoạt động tín dụng bán lẻ
Mục tiêu hoạt động của các NHTM là lợi nhuận và lợi nhuận của các NHTM chủ yếu là từ hoạt động tín dụng, do đó nếu tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng bán lẻ càng cao điều đó chứng tỏ hoạt động tín dụng bán lẻ đã đem lại kết quả kinh doanh tốt. Tuy nhiên, lợi nhuận cao gắn với rủi ro cao, do đó cần phải xem xét các yếu tố trong mối tương quan nhất định.
Hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ được phản ánh thông qua thu nhập từ tín dụng bán lẻ trên tổng lợi nhuận. Tỷ lệ lợi nhuận càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng bán lẻ đã đem lại kết quả kinh doanh tốt. Hoặc tỷ trọng thu lãi từ tín dụng bán lẻ trên tổng thu lãi từ tín dụng. Thu nhập ở đây được tính băng chênh lệch giữa chi phí đầu vào và các chi phí khác cho hoạt động tín dụng với thu lãi đầu ra.
Chỉ tiêu này giúp ngân hàng đánh giá được hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ trong tổng quan kinh doanh của ngân hàng. Từ đó có định hướng rõ ràng trong phát triển tín dụng bán lẻ nhăm đặt ra mục tiêu gần và kế hoạch lâu dài để có đường lối phát triển rõ ràng trong tương lai.
Mức sinh lời của tín
dụng bán lẻ =
Thu nhập từ cho vay x 100 Tổng dư nợ bán lẻ
* Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng là tỷ lệ doanh số thu nợ và dư nợ bình quân, thể hiện tốc độc luân chuyển vốn và chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nó cho biết trong một chu kỳ trung bình, một đồng vốn được quay vòng bao nhiêu lần, tức là nó tham gia vào quá trình lưu thông và sản xuất kinh doanh nhiều hay ít. Vòng quay vốn tín dụng lớn thể nói lên sự luân chuyển vốn nhanh và chất lượng tín dụng tốt. Ngược
lại vòng quay thấp thể hiện vốn tín dụng chậm luân chuyển, chất lượng tín dụng không tốt, thu nợ kém. Vòng quay vốn tín dụng bán lẻ = Doanh số thu nợ x 100 Dư nợ bình quân * Tỷ lệ tín dụng bán lẻ có tài sản đảm bảo
Hoạt động tín dụng bán lẻ là loại hoạt động luôn tiềm ẩn rủi ro rất cao, khi rủi ro thực sự xảy ra thì có nguy cơ NHTM không thể thu hồi về vốn gốc và lãi cho vay hặc có thu hồi được thì cũng không đúng kỳ hạn. Để phòng ngừa rủi ro thì các NHTM có nhiều biện pháp nhưng biện pháp chủ đạo nhất vẫn là tuân thủ điều kiện về tài sản đảm bảo cho các món tín dụng. Nói cách khác, để phòng ngừa rủi ro thì NHTM chủ yếu cho vay trên cơ sở phải có tài sản đảm bảo.
Tỷ lệ tín dụng bán lẻ có tài sản đảm bảo =
Dư nợ tín dụng bán lẻ có tài sản đảm bảox 100 Tổng dư nợ bán lẻ
Chương 3
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI BIDV THÁI NGUYÊN