5. Kết cấu của luận văn
1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng bán lẻ
1.1.6.1. Các nhân tố khách quan - Môi trường kinh tế vĩ mô:
Là một tế bào trong nền kinh tế, sự tồn tại và phát triển của ngân hàngcũng như doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất nhiều từ môi trường kinh tế. Sựbiến động của
nền kinh tế theo chiều hướng tốt hay xấu sẽ làm hiệu quả hoạtđộng của ngân hàng và doanh nghiệp biến động theo chiều hướng tương tự. Sự ổn định hay không ổn định về kinh tế chính trị và chính sách kinh tế củamỗi quốc gia đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của doanhnghiệp cũng như ngân hàng. Khi nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tín dụng ngân hàng phát triển, quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp được tiến hành một cách bình thường, không bị ảnh hưởng bởi lạm phát, khủng hoảng tài chính dẫn đến khả năng cho vay và khả năng trả nợ không có biến động lớn. Trên thực tế, để xã hội phát triển đi lên cần phải có tăng trưởng kinh tế nhưng kéo theo đó là vấn đề lạm phát. Nếu chúng ta không quản lý tốt để lạm phát ở con số cao thì các ngân hàng sẽ là ngườichịu thiệt thòi nhất do đồng tiền mất giá. Như vậy, chất lượng tín dụng cũng bị giảm sút nghiêm trọng.
Ngoài ra, do chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước ưu tiên hay hạnchế phát triển một số ngành nghề cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượngtín dụng. Chu kỳ phát triển kinh tế cũng có tác động tới chất lượng tín dụng. Trong thời kỳ sản xuất kinh doanh trì trệ, nhu cầu vốn tín dụng giảm, gây ra tình trạng ứ đọng vốn và các khoản tín dụng cũng khó được hoàn trả. Ngược lại, trong thời kỳ hưng thịnh, các doanh nghiệp đua nhau mở rộng sản xuấtkinh doanh dẫn đến nhu cầu vay vốn lớn. Tương tự, đối với chu kỳ kinh doanh của các doanh nghiệp, nếu đang ở giai đoạn tăng trưởng sẽ có nhu cầu vốn lớn hơn thời kỳ suy thoái, không tiêu thụ được sản phẩm, hàng ứ đọng,thị phần giảm sút,…
- Môi trường pháp lý
Hoạt động môi trường nói riêng cũng như tất cả các hoạt động của nềnkinh tế nói chung muốn hoạt động hiệu quả thì cần phải có một hệ thống phápluật đồng bộ, thống nhất, đầy đủ đi kèm hỗ trợ. Pháp luật đã trở thành bộ phận không thể thiếu trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Một hệ thống pháp luật không đầy đủ, không chặt chẽ, nhiều khe hở và bất cập sẽ tạo cơ hội cho hành vi làm ăn bất chính, lừa đảo lẫn nhau và lừa đảo ngân hàng.Môi trường pháp lý không chặt chẽ, không ổn định khiến cho các nhà đầu tưtrung thực e dè, không dám mạnh dạn phát triển sản xuất kinh doanh, hệ lụylà nhu cầu vốn tín dụng cũng giảm theo. Pháp luật tạo ra hành lang pháp lýgiúp cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến
hành thuận tiện và đạt kếtquả cao. Chính vì vậy, pháp luật cũng đóng một vai trò không thể thiếu gópphần làm nên chất lượng tín dụng trong ngân hàng.
- Kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng:
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong trong lai. Nếu một doanh nghiệp trong tình trạng thịphần bị thu hẹp, nhà cung cấp không ổn định,… thì khả năng trả nợ ngân hàng sẽ không được đảm bảo. Hơn nữa, khi ngân hàng cho vay theo dự án,nếu dự án đó không có tính khả thi thì ngân hàng cũng có khả năng không thuhồi được vốn và lãi đúng hạn.
1.1.6.2. Các nhân tố chủ quan - Chính sách tín dụng
Với chiến lược kinh doanh đã được xây dựng, mỗi ngân hàng sẽ có những chính sách tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Chính sách tín dụng đóng vai trò trực tiếp quyết định quy mô, tính chất và chất lượng của cáckhoản tín dụng. Với ý nghĩa đó, rõ ràng chính sách tín dụng có tác động rấtlớn đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Trước hết, về mặt quy mô tín dụng, nếu chính sách tín dụng trong một thời kỳ nào đó là hạn chế tín dụng thì có thể là dấu hiệu chất lượng tín dụng đang có vấn đề hay ít ra thì xét về mặt quy mô không thể nói tín dụng đang trong giai đoạn tốt.
Ngoài ra, chính sách tín dụng còn bao gồm một loạt các quy định như: quy định về điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng đối với khách hàng, lĩnh vực tài trợ, biện pháp bảo đảm tiền vay, quy trình tín dụng,… Nếu các vấn đề đó không được giải quyết theo hướng hài hoà lợi ích giữangân hàng, khách hàng và xã hội, sẽ hứa hẹn một chính sách tín dụngkhông hợp lý, không khoa học. Khi đó, chất lượng tín dụng sẽ không cao hoặc thậm chí là rất thấp. Để đạt được mục tiêu thu hút khách hàng, chiếm lĩnh và mở rộng thịphần trong chính sách tín dụng đã đề ra, các NHTM luôn có sự cạnh tranh gay gắt về lãi suất bằng cách tăng lãi suất huy động vốn, hạ thấp lãi suất cho vaycủa mình, không thực hiện đầy đủ quy trình tín dụng, hạ thấp tiêu chuẩn đánh giá khách hàng, dẫn đến thông tin sai lệch và rủi ro, đồng thời không thể nângcao chất lượng phục vụ vì đảm bảo thu nhập theo kế hoạch từng năm mà mạohiểm cho vay ồ ạt các dự án kém chất lượng, tiềm ẩn nhiều rủi ro, dẫn đến khả năng giảm mạnh của chất lượng tín dụng.
Vì vậy, các ngân hàng cần phải thống nhất trong nhận thức và nhất quán trong thực hiện chính sách tín dụng với tầm nhìn dài hạn, không vì lợiích trước mắt mà làm tổn hại lợi ích lâu dài trong các năm tiếp theo.
- Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ tín dụng
Trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, con người luôn đóng vai tròquan trọng nhất. Chính vì thế, để nâng cao chất lượng tín dụng cần có nhiềuyếu tố trong đó con người là yếu tố trung tâm. Nền kinh tế càng phát triển, các ngành và lĩnh vực do đó cũng ngày càng phức tạp và yếu tố chất xám ngày càng tăng. Ngành ngân hàng là một ngành đặc biệt trong nền kinh tế, nơi màcông nghệ hiện đại được ứng dụng. Tính phức tạp và tinh vi trong việc xử lý các nghiệp vụ đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải có đủ trình độ chuyên môn,phẩm chất, đạo đức. Trình độ cán bộ tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến chấtlượng tín dụng. Mặt khác, khách hàng của ngân hàng ngày càng phong phú, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, cán bộ tín dụng cũng phảicó trình độ, hiểu biết nhiều lĩnh vực để có thể đánh giá được khách hàng vàdự án xin vay.
- Công nghệ phục vụ hoạt động tín dụng
Công nghệ cũng góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng. Nó là công cụ, phương tiện thực hiện tổ chức quản trịngân hàng, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay và thực hiện nghiệp vụ giao dịch với khách hàng. Đặc biệt, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin hiện nay, các trang thiết bị, phầm mềm tin học đã giúp ngân hàngquản lý được dữ liệu hiệu quả, cập nhật được thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Trên cơ sở đó đưa ra quyết định tín dụng đúng đắn, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, giúp cho quá trình quản lý tiền vay và thanh toán được thuậnlợi, nhanh chóng và chính xác đồng thời giảm thiểu được rủi ro cho ngânhàng do thông tin bất cân xứng gây ra.
- Hoạt động giám sát các khoản vay
Cho dù công tác thẩm định có hiệu quả giúp ngân hàng có được nhữngkhách hàng tốt, những dự án khả thi có khả năng sinh lời cao thì cũng khôngcó gì là chắc chắn về chất lượng tín dụng cả. Bởi lẽ, hoạt động kinh doanhluôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn, bản thân dự án trong quá trình thực hiện cũng có nhiều phát sinh ngoài dự kiến. Chính vì vậy, công tác giám sát và xửlý tình huống tín dụng sau khi
cho vay có ý nghĩa rất quan trọng. Hoạt động giám sát chủ yếu tập trung vào các vấn đề như: sự tuân thủ đúng mục đích sửdụng vốn, tình hình hoạt động thực tế của dự án, tiến độ trả nợ, quá trình sử dụng, bảo quản và biến động của tài sản doanh nghiệp,… Làm tốt công tácnày sẽ giúp ngân hàng phát hiện và ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực như: sử dụng vốn sai mục đích, âm mưu tẩu tán tài sản, lừa đảo ngânhàng. Đồng thời, thông qua việc giám sát cũng giúp ngân hàng đưa ra những lời khuyên hữu ích và kịp thời với doanh nghiệp hoặc trực tiếp giúp đỡ khi gặp khó khăn bằng cách gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, cho vay thêm nhằmgiúp đỡ việc thực hiện dự án của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất, qua đó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.