Nâng cao trình độ, phát triển đội ngũ nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 97 - 100)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.2. Nâng cao trình độ, phát triển đội ngũ nguồn nhân lực

Có thể nói nguồn nhân lực là tài sản vô giá của mỗi tổ chức, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đã đang trở thành vấn đề cấp bách của nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, nhất là yêu cầu của nền kinh tế xã hội trong thời kỳ hội nhập. Nghiệp vụ ngân hàng càng phát triển đòi hỏi chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên càng cao để có thể áp dụng những công nghệ tiên tiến vào công việc tác nghiệp hàng ngày. Trong việc nâng cao chất lượng tín dụng thì việc nâng cao chất lượng cán bộ quản lý khách hàng và cán bộ thẩm định là vấn đề mấu chốt. Chính vì thế phải nâng cao chất lượng cán bộ quản lý khách hàng cả về mặt đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ.

Một số tiêu chí đối với cán bộ làm công tác tín dụng (cán bộ quản lý khách hàng): + Phải có bản lĩnh chính trị vững vàng: Đòi hỏi cán bộ phải nắm bắt kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hóa,

an ninh quốc phòng; có khả năng am hiểu phân tích kinh tế, nhất là các bộ luật có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động của NHTM.

+ Phải có bản lĩnh kinh doanh vững vàng, kiên định với ngành nghề đã chọn. Cán bộ tín dụng cần đánh giá, thẩm định, nhìn nhận khách hàng một cách chính xác; biết tiếp cận, thu hút, sàng lọc các khách hàng tốt để cho vay.

+ Phải có phẩm chất đạo đức tốt, thái độ phục vụ khách hàng tận tình, chu đáo. Đây là tiêu chuẩn trọng đối với cán bộ tín dụng, quyết định đến vấn đề rủi ro đạo đức trong kinh doanh.

+ Phải có trình độ học vấn, năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Đây là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của cán bộ quản lý khách hàng. Năng lực chuyên môn nghiệp vụ được thể hiện ở các mặt như: đánh giá, phân tích năng lực tài chính khách hàng một cách chính xác; thẩm định tài sản đảm bảo và hồ sơ khách hàng một cách khoa học; nhanh nhạy trong xử lý nghiệp vụ phát sinh, quản lý các khoản vay trong và sau khi cho vay. Do hoạt động tín dụng liên quan đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề, sản phẩm khác nhau nên đòi hỏi cán bộ quản lý khách hàng phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, thường xuyên tìm hiểu các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của nền kinh tế để phục vụ công tác tín dụng.

+ Có khả năng giao tiếp với khách hàng. Khả năng giao tiếp thể hiện ở việc tạo dựng được niềm tin nơi khách hàng, để khách hàng bày tỏ được tâm tư nguyện vọng của mình, có thể tư vấn cho khách hàng những sản phẩm phù hợp nhất, thỏa mãn được nhu cầu khách hàng và đem lại nguồn thu cho Ngân hàng. Với khả năng giao tiếp tốt, cán bộ quản lý khách hàng cũng sẽ khai thác được nhiều thông tin về khách hàng, phục vụ cho công tác thẩm định, quản lý khoản vay.

+ Có năng lực điều tra, thu thập, xử lý thông tin, tổng hợp, liên kết các thông tin với nhau để có thể thấy được bản chất của nguồn thông tin thu thập. Trước khi ra quyết định cấp tín dụng đối với khách hàng, cán bộ quản lý khách hàng cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để đánh giá khách hàng. Do khối lượng thông tin là rất lớn, từ nhiều nguồn khác nhau, thường xuyên xuất hiện các thông tin trái chiều, nên đòi hỏi cán bộ quản lý khách hàng phải xử lý, sàng lọc, tổng hợp để có được các thông tin chính xác nhất phục vụ việc ra quyết định cho vay.

Để nâng cao trình độ, phát triển đội ngũ nguồn nhân lực nói chung và đội ngũ cán bộ quản lý khách hàng nói riêng, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:

+ Xây dựng bộ quy chuẩn đạo đức và quy tắc ứng xử, quán triệt toàn thể cán bộ nhân viên thực hiện tốt hai bộ quy chuẩn này. Mục đích là đưa ra các nguyên tắc ứng xử và tài liệu hướng dẫn cán bộ quản lý khách hàng xử lý các tình huống khác nhau trong quá trình từ khi tiếp xúc khách hàng cho đến khi thanh lý hợp đồng tín dụng, các tình huống trong xử lý nợ, đòi nợ. Đồng thời, cũng quy định rõ những chuẩn mực đạo đức cần phải có của một cán bộ quản lý khách hàng, đó là trung thực, công tâm, minh bạch và công khai trong mọi mối quan hệ và quyết định, tuyệt đối chấp hành các quy trình, quy định trong hoạt động tín dụng

+ Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với chiến lược phát triển nguồn nhân lực, thực hiện hiệu quả công tác dự báo cầu về nguồn nhân lực

+ Xây dựng chính sách tuyển dụng và đào tạo hợp lý

+ Tăng cường tính kỷ luật, kỷ cương đối với cán bộ nhân viên

+ Đổi mới chính sách đãi ngộ, tạo động lực cho người lao động. Trong điều kiện cơ chế thị trường như hiện nay, chính sách đãi ngộ hợp lý về tiền lương, tiền thưởng ... đối với cán bộ quản lý khách hàng có ý nghĩa quan trọng, bởi lẽ đây là đội ngũ cán bộ tạo ra nguồn thu lớn nhất cho hoạt động của Ngân hàng, chịu nhiều áp lực do làm công việc có độ rủi ro cao. Chế độ đãi ngộ hợp lý không chỉ làm cho cán bộ có thể phát huy được hết năng lực, khả năng, lòng nhiệt tình.

- Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý: Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý phải thường xuyên được hoàn thiện đáp ứng đòi hỏi của công việc và của môi trường kinh doanh.

- Hoàn thiện cơ chế phân cấp và uỷ quyền: việc phân cấp và uỷ quyền phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật và chế độ của ngân hàng về hoạt động tín dụng, đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả; phải xác định quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành trong hoạt động tín dụng; và phải phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị, phù hợp với năng lực của người được phân cấp, uỷ quyền. Để đạt được mục tiêu trên có thể căn cứ vào các tiêu chí như năng lực của Chi nhánh (Ban lãnh đạo, cán bộ quản lý khách hàng, dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh…); mức độ rủi ro của các dự án (số vốn vay, thời gian vay, địa bàn,

ngành nghề…); phân chia thẩm quyền quyết định cho vay của các cấp (Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Hội đồng tín dụng, Giám đốc Chi nhánh)…

- Tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban: Đây là điều hết sức cần thiết, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của mỗi doanh nghiệp nói chung và BIDV Thái Nguyên nói riêng vì một công việc có thể có liên quan đến rất nhiều các phòng ban, bộ phận. Sự phối hợp tốt giữa các bộ phận là điều kiện tiên quyết để thực hiện tốt công việc với kết quả và hiệu quả cao

- Thực hiện tái cấu trúc ngân hàng theo đối tượng khách hàng, hoàn thiện mô hình tổ chức theo mô hình ngân hàng bán lẻ.

- Xây dựng và phát triển văn hóa ngân hàng: Việc xây dựng và phát triển văn hóa ngân hàng sẽ bắt đầu từ sự đề cao tinh thần tự giác và tinh thần trách nhiệm trong công việc, tính kỷ luật của đội ngũ cán bộ nhân viên toàn Chi nhánh.

Thực hiện được các giải pháp trên sẽ dần xây dựng được đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng vừa có đức vừa có tài, đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng cao, duy trì lâu dài nguồn nhân lực có chất lượng làm việc tại BIDV Thái Nguyên và góp phần không nhỏ trong việc ngăn ngừa sự suy giảm về đạo đức nghề nghiệp trong đội ngũ cán bộ quản lý khách hàng, hạn chế rủi ro, tạo ra sự gắn kết chặt chặt chẽ giữa các phòng ban, phát huy được sức mạnh tập thể và tinh thần làm việc hăng say của toàn thể cán bộ công nhân viên, giúp cho hoạt động tại BIDV Thái Nguyên nói chung và hoạt động tín dụng bán lẻ nói riêng, đạt chất lượng cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)