Hoạt động trích lập dự phòng rủi ro của BIDV Thái Nguyên giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 69 - 71)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.4. Hoạt động trích lập dự phòng rủi ro của BIDV Thái Nguyên giai đoạn

2015-2017

Trước đây hầu hết các NHTM đều không muốn trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro vì hoạt động này sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên đến năm 2005, thống đốc NHNN ra quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro, gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể và dùng dự phòng để xử lý nợ không thể thu hồi.

Bảng 3.10: Quy định về trích lập dự phòng rủi ro theo quyết định 493

Nhóm Tình trạng quá hạn Tỷ lệ dự

phòng (%)

1. Nợ đủ tiêu chuẩn Trong hạn 0

2. Nợ cần chú ý Quá hạn dưới 90 ngày hoặc trong hạn sau khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ

5 3. Nợ dưới tiêu chuẩn Quá hạn từ 90 đến 180 ngày hoặc quá hạn

dưới 90 ngày sau khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ

20 4. Nợ nghi ngờ Quá hạn từ 181 đến 360 ngày hoặc quá hạn

dưới 180 ngày sau khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ

50

5. Nợ có khả năng mất vốn

Quá hạn trên 360 ngày hoặc quá hạn trên 180 ngày sau khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ

100

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Theo quyết định số 493, việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng được BIDV Thái Nguyên thực hiện nghiêm túc nhằm giảm bớt rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng. Nguồn trích lập dự phòng rủi ro tín dụng bán lẻ giai đoạn 2015-2017 tại BIDV Thái Nguyên được thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng bán lẻ giai đoạn 2015-2017 tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Dư nợ Dư nợ phải trích lập DPRR Dư nợ Dư nợ phải trích lập DPRR Dư nợ Dư nợ phải trích lập DPRR Nhóm 1 1.144.875 0 1.302.721 0 1.831.430 0 Nhóm 2 10.429 521.45 14.593 729.65 15.804 790.2 Nhóm 3 1.391 278.2 1.194 238.8 3.161 632.2 Nhóm 4 464 232 4.510 2255 558 279 Nhóm 5 1.622 1.622 3.582 3.582 8.367 8.367 Tổng 1.158.781 2.654 1.326.600 6.805 1.859.320 10.068

Theo thống kế trong bảng cho thấy nguồn trích lập dự phòng tăng đều theo các năm tương ứng với mức tăng trưởng của tổng dư nợ của tín dụng bán lẻ tại ngân hàng. Điều này thể hiện chính sách đúng đắn của BIDV Thái Nguyên trong nỗ lực giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ. Mặc dù trích lập dự phòng làm giảm lợi nhuận ngân hàng nhưng cũng góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng bán lẻ và do đó làm nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)