Bài học kinh nghiệm cho ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 41)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt

chi nhánh Thái Nguyên

Nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ được xem là một xu hướng tất yếu khi mà nó đóng vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, trước tình hình hội nhập kinh tế tài chính thế giới. Trong lộ trình hội nhập của ngành tài chính ngân hàng, các ngân hàng nước ngoài có lợi thế về kinh nghiệm, vốn và công nghệ thuận lợi trong việc chiếm lĩnh thị phần tài chính ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại Việt Nam với lợi thế mạng lưới, am hiểu thị trường địa phương cần thiết tiếp cận và tham khảo các bài học kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài nhằm nâng cao nội lực và khả năng cạnh tranh trong một sân chơi bình đẳng.

Đúc kết từ thực tế hoạt động của các tổ chức tài chính tại một số nước trên thế giới và các ngân hàng tại Việt Nam từ thành công đến thất bại, rút ra những bài học kinh nghiệm về nâng cao chất tín dụng bán lẻ cho ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV, chi nhánh Thái Nguyên như sau:

Thứ nhất, cần xây dựng và phát triển một mối quan hệ lâu dài và tổng hợp với khách hàng là đối tượng của tín dụng bán lẻ. Kết quả là cán bộ tín dụng sẽ hiểu nhiều hơn về tình hình tài chính của khách, từ đó có thể dễ dàng kiểm soát chất lượng tín dụng cũng như mục đích và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay, nhờ vậy mà ngân hàng có thể kiểm soát được rủi ro của các khoản tín dụng và nhanh chóng tiến hàng các biện pháp kiểm soát cần thiết nếu có vấn đề xảy ra.

Thứ hai, cần xác định rằng thẩm định khoản vay có vai trò quan trọng hơn là việc kiểm soát khoản vay trong việc nâng cao chất lượng tín dụng. Việc cắt giảm hoặc làm tắt trong quá trình thẩm định sẽ dẫn đến khoản nợ xấu. Thêm vào đó, cho vay các khoản nợ có rủi ro sẽ không đáng nếu tính đến khối lượng công việc phải thực hiện để khoản vay không bị quá hạn. Hơn nữa, cần đánh giá đúng tình trạng của từng bên vay hơn là câu nệ vào các phương pháp và công thức tự động, ví dụ như chấm điểm tín dụng. Chấm điểm tín dụng, căn cứ vào công thức có sẵn để đo lường và tiên đoán về mức độ rủi ro của các khách hàng tiềm năng, được thiết kế để cải tạo quy trình thẩm định khoản vay. Để nâng cao chất lượng thẩm định, ngân hàng bố trí cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm trong công tác thẩm định, thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận và khoá học về thẩm định dự án để cập nhật thông tin, cách thức thẩm định

Thứ ba, cần thiết lập hệ thống thông tin tín dụng phục vụ cho công tác thẩm định tín dụng bán lẻ, chủ động xây dựng các nguồn khai thác thông tin như thiết lập mối quan hệ với các cơ quan quản lý các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, yêu cầu các khách hàng cung cấp các thông tin cả trước và trong khi cho vay như điều kiện để được vay vốn.

Bốn là, cần trích lập dự phòng rủi ro tín dụng bán lẻ. Mặc dù việc trích lập dự phòng tăng lên sẽ làm tăng chi phí và từ đó làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng nhưng thực hiện trích lập dự phòng là cần thiết để hạn chế rủi ro từ các khoản vay, từ đó giúp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ.

Năm là, nâng cao trình độ cán bộ tín dụng về năng lực chuyên và đạo đức nghề nghiệp: Nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố đảm bảo cho sự thành công của việc thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng và hạn chế rủi ro tín dụng bán lẻ. Để có thể tạo dựng nguồn nhân lực đủ mạnh, đáp ứng được yếu cầu nhất là trong công tác nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ, ngân hàng tập trung giải quyết một số nhiệm vụ trọng tâm: chuẩn hoá đội ngũ cán bộ tín dung; có chính sách đào tạo và đại ngộ hợp lý thông qua chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ đào tạo, cơ hội thăng tiến…nhất là đối với những cán bộ làm công tác tín dụng, thẩm định, nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng chất lượng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam- chi nhánh Thái Nguyên như thế nào?

- Các yếu tố nào tác động đến chất lượng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam- chi nhánh Thái Nguyên?

- Giải pháp nào cần được thực thi để nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Lựa chọn điểm nghiên cứu là vấn đề quan trọng, bởi vì điểm nghiên cứu ảnh hưởng khách quan tới kết quả phân tích và mang tính đại diện cho toàn bộ địa bàn nghiên cứu và lĩnh vực nghiên cứu.

BIDV Thái Nguyên là một ngân hàng lớn trên địa bàn nhưng hoạt động tín dụng bán lẻ mới được chú trọng và phát triển từ năm 2008 sau khi BIDV thực hiện dự án hiện đại hóa ngân hàng, trong khi đó tại Vietinbank và Agribank Thái Nguyên thì hoạt động tín dụng bán lẻ đã được phát triển từ những năm 1990 đi trước BIDV gần 20 năm. Như vậy làm thế nào để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại BIDV Thái Nguyên là mục tiêu chính của luận văn. Nội dung đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu, đánh giá để đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại BIDV Thái Nguyên. Việc triển khai nghiên cứu đề tài này trong bối cảnh hiện nay là hết sức có ý nghĩa đối với BIDV Thái Nguyên.

2.3. Phương pháp thu thập số liệu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp là số liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của luận văn. Số liệu thứ cấp có thể là số liệu chưa xử lý (còn gọi là số liệu thô) hoặc số liệu đã xử lý. Như vậy số liệu thứ cấp không phải do người nghiên cứu trực tiếp thu thập.

Các số liệu thứ cấp sử dụng trong luận văn này bao gồm:

- Báo cáo tổng kết năm 2015-2017 của Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên.

- Các bài viết về phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên, trưởng phòng tín dụng, trưởng phòng Tổ chức - Hành chính nhân sự, trưởng ban thanh tra, kiểm tra...

- Các bài viết trên sách báo, tạp chí và trên mạng Internet, các báo cáo khoa học về nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ để xây dựng cơ sở cho việc nghiên cứu.

Số liệu thứ cấp được sử dụng trong luận văn để phân tích các chỉ tiêu về về huy động vốn, chỉ tiêu về dư nợ tín dụng, dư nợ tín dụng bán lẻ, cơ cấu nợ, mức sinh lời của tín dụng bán lẻ, tình hình nợ quá hạn, mức độ tăng trưởng của nợ xấu và nợ quá hạn, tỷ lệ nợ có tài sản đảm bảo, các chỉ tiêu về trích lập dự phòng rủi ro của tín dụng bán lẻ. Đây đều là những chỉ tiêu rất quan trọng giúp đánh giá khách quan về thực trạng chất lượng tín dụng bán lẻ tại tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên.

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa có sẵn, được thu thập lần đầu, do chính người nghiên cứu thu thập. Để thu thập được số liệu sơ cấp phục vụ quá trình tính toán, nghiên cứu, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên, tác giả đã tiến hành xây dựng phiếu điều tra sau đó tiến hành phát phiếu và thu thập thông tin từ đối tượng khách hàng của tín dụng bán lẻ sau đó thu về và tiến hành xử lý số liệu.

Nội dung tài liệu thu thập gồm: Thu nhập các thông tin về khách hàng, khả năng tài chính của khách hàng, lịch sử tín dụng, xếp loại khách hàng, đánh giá của khách hàng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng...

*) Mục tiêu của cuộc điều tra

Cuộc điều tra nhằm đánh giá sự nhận biết, đánh giá chất lượng tín dụng bán lẻ và những nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng bán lẻ tại BIDV Thái Nguyên. Từ đó nghiên cứu, đưa ra giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại BIDV Thái Nguyên.

*) Mẫu điều tra

+ Chọn mẫu điều tra:

Chọn mẫu số khách hàng giao dịch dịch vụ tín dụng bán lẻ của BIDV Thái Nguyên khoảng 12.000 người trong năm 2017. Vì vậy, quy mô mẫu sẽ được tính theo công thức sau (Fely David, 2005):

n = NZ2 p (1- p) = 12000 (1.96)2 (0.5) (1-0.5) = 372 Nd2 + Z2 p (1- p) 12000 (0.052) + (1.96)2 (0.5) (1-0.5) Trong đó:

n= Quy mô mẫu mong muốn N = Tổng thể mẫu

Z= Độ lệch chuẩn, mức 1.96, tương ứng với mức 95% độ tin cậy

p = Phần tổng thể mục tiêu được đánh giá là có những đặc điểm chung cụ thể, thường mức 50% (0.5)

d = độ chính xác kỳ vọng, thường để ở mức 0.05

Mẫu được chọn ngẫu nhiên từ số khách hàng có sử dụng sử dụng dịch vụ tại BIDV Thái Nguyên trong năm 2017, những người đáp ứng 2 tiêu chí sau: có ít nhất một năm giao dịch với Chi nhánh và ít nhất sử dụng dịch vụ của Chi nhánh tối thiểu 2 lần trong 1 năm qua.

+ Phương pháp điều tra: Gửi bảng câu hỏi cho khách hàng

Tác giả gửi 372 bảng câu hỏi đánh giá chất lượng tín dụng bán lẻ của ngân hàng BIDV Thái Nguyên cho khách hàng. Các mẫu điều tra này gửi đi và thu về trong vòng tháng 1 đến tháng 3 năm 2018 trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

+ Nội dung phiếu điều tra:

Bảng câu hỏi điều tra sẽ được chia thành hai phần chính:

Phần I: Thông tin cá nhân (đơn vị) của người (đơn vị) tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra như: Tên, tuổi, giới tính, đơn vị công tác, chức vụ, ...

Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể nhằm đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng bán lẻ tại BIDV Thái Nguyên, bao gồm: cơ chế chính sách tín dụng bán lẻ tại ngân hàng, quy trình tín dụng bán lẻ, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và thái độ của CBTD, các sản phẩm tín dụng bán lẻ...

Số liệu sơ cấp của luận văn được sử dụng để phân tích các đánh giá của khách hàng về cơ chế, chính sách tín dụng bán lẻ; về sản phẩm và quy trình cung ứng dịch vụ tính dụng bán lẻ; về chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên

2.3.3. Phương pháp tổng hợp số liệu

Sau khi thu thập được các thông tin tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập lên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ...

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị. Các chỉ tiêu về về huy động vốn, chỉ tiêu về dư nợ tín dụng, dư nợ tín dụng bán lẻ, cơ cấu nợ, mức sinh lời của tín dụng bán lẻ, tình hình nợ quá hạn, mức độ tăng trưởng của nợ xấu và nợ quá hạn, tỷ lệ nợ có tài sản đảm bảo, các chỉ tiêu về trích lập dự phòng rủi ro của tín dụng bán lẻ, các đánh giá của khách hàng về cơ chế, chính sách tín dụng bán lẻ; về sản phẩm và quy trình cung ứng dịch vụ tính dụng bán lẻ; về chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ là những nội dung được tác giả tổng hợp trong luận văn.

2.3.4. Phương pháp phân tích số liệu

2.3.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu nhập xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau.

Các chỉ tiêu về đánh giá của khách hàng về cơ chế, chính sách tín dụng bán lẻ; về sản phẩm và quy trình cung ứng dịch vụ tính dụng bán lẻ; về chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ là những nội dung được tác giả thống kê mô tả trong luận văn nhằm đưa ra kết luận chung của khách hàng về chất lượng tín dụng bán lẻ tại BIDV Thái Nguyên.

2.3.4.2. Phương pháp thống kê so sánh

Sau khi tính toán số liệu ta tiến hành so sánh số liệu giữa các năm. Từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá thông qua kết quả tổng hợp và tính toán số liệu về việc nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng BIDV Thái Nguyên. Từ những nhận xét đánh giá đưa ra các kết luận về việc nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng BIDV Thái Nguyên: Những thuận lợi, khó khăn; những ưu điểm, nhược điểm còn tồn tại.

Các chỉ tiêu về dư nợ tín dụng bán lẻ, cơ cấu nợ, mức sinh lời của tín dụng bán lẻ, tình hình nợ quá hạn, mức độ tăng trưởng của nợ xấu và nợ quá hạn, tỷ lệ nợ có tài sản đảm bảo, các chỉ tiêu về trích lập dự phòng rủi ro của tín dụng bán lẻ là những số liệu sử dụng phương pháp thống kê so sánh nhằm chỉ ra sự thay đổi của các chỉ tiêu trong 3 năm 2015-2017.

2.3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng bán lẻ như sau:

* Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ dư nợ bán lẻ trên tổng dư nợ

Chỉ tiêu này cho biết tốc độ phát triển của tín dụng bán lẻ qua từng giai đoạn, từ đó biết được sự tăng trưởng về mặt doanh số của dư nợ tín dụng bán lẻ. Chỉ tiêu này cũng phản ánh quy mô hoạt động tín dụng bán lẻ của một ngân hàng.

Dư nợ tín dụng bán lẻ càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng đó càng phát triển về lượng. Việc đo lường, đánh giá dư nợ tín dụng bán lẻ thông qua tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ dư nợ tín dụng bán lẻ.

Tỷ lệ dư nợ tín dụng bán lẻ trên tổng dư nợ =

Dư nợ tín dụng bán lẻ năm t x 100% Tổng dư nợ năm t

Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bán lẻ =

Dư nợ TDBL năm t+1 - Dư nợ TDBL năm t Dư nợ tín dụng bán lẻ năm t

* Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ:

Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5. Phát triển tín dụng bán lẻ phải đảm bảo đi đôi với tăng trưởng chất lượng tín dụng bán lẻ. Chất lượng tín dụng một phần được thể hiện ở mức độ an toàn vốn tín dụng thông qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu.

Tỷ lệ nợ xấu tín dụng

bán lẻ =

Nợ xấu tín dụng bán lẻ x 100

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 41)