Giải pháp nâng cao quy trình tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 95 - 97)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.1. Giải pháp nâng cao quy trình tín dụng bán lẻ

* Hoàn thiện quy chế, quy trình tín dụng

Hoàn thiện và áp dụng quy trình cho vay theo thông lệ quốc tế. Mỗi bước của quy trình tín dụng nếu không được làm đúng đều có thể dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng. Vì vậy, quy trình tín dụng phải được xây dựng nhằm làm cho quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Quy trình cho vay phải được hoàn thiện theo hướng đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

- Phù hợp với cải tiến bộ máy giám sát chất lượng tín dụng

- Tách bạch các chức năng nhằm đáp ứng được yêu cầu quản lý rủi ro trong hoạt động: khởi tạo tín dụng, rà soát rủi ro trình phê duyệt tín dụng, khởi tạo tín dụng, tạo khả năng kiểm tra, kiểm soát và xác định trách nhiệm liên quan của các thành viên trong bộ máy đối với chất lượng tín dụng của ngân hàng.

- Xây dựng và áp dụng hệ thống giới hạn tín dụng: Để hạn chế RRTD, BIDV cần xây dựng và áp dụng hệ thống giới hạn tín dụng đối với một dự án; giới hạn cho vay đối với một khách hàng và một nhóm khách hàng liên quan theo quy định tại Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN; giới hạn cho vay đối với từng ngành nghề, lĩnh vực; khu vực địa lý.

- Đa dạng hoá để phân tán rủi ro tín dụng: Muốn vậy, BIDV Thái Nguyên cần đẩy mạnh thực hiện các hình thức tài trợ hiện tại và thực hiện thêm các hình thức tài trợ, đầu tư theo hướng thị trường; đối với hoạt động tín dụng bán lẻ, để tiến hành đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ BIDV cần phải quy định và áp dụng hệ thống giới hạn tín dụng như đã phân tích ở trên.

- Mở rộng cho vay có đảm bảo: Để đảm bảo hạn chế rủi ro, nhất là rủi ro đạo đức và hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra thì BIDV Thái Nguyên cần phải tăng cường mở rộng việc cho vay có tài sản bảo đảm theo hướng: không đồng nhất tất cả các dự án vay vốn cùng chung một điều kiện bảo đảm tiền vay; yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản bảo đảm tiền vay nếu thấy cần thiết…

- Triển khai tốt các chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở, chương trình cho vay

ưu đãi đối với hộ kinh doanh, cho vay hỗ trợ mua ôtô nhằm mục đích kích thích chi tiêu, chia sẻ khó khăn với khách hàng và cũng là để giúp chính bản thân ngân hàng. Vì khi trong điều kiện nền kinh tế khó khăn, nếu khách hàng gặp khó khăn thì ngân hàng cũng gặp khó khăn, khi môi trường kinh tế khó khăn khách hàng hạn chế vay vốn thì ngân hàng cũng không thể tăng trưởng dư nợ và lợi nhuận.

- Lựa chọn những sản phẩm phù hợp với môi trường kinh tế tại từng thời điểm để hướng khách hàng sử dụng sản phẩm như: gia tăng việc cho vay các sản phẩm tiêu dùng tín chấp như thấu chi tín chấp, vay cán bộ công nhân viên, vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ visa. Đây là những sản phẩm cho vay tín chấp với số tiền nhỏ và chủ yếu là với mục đích tiêu dùng gia đình, đây là những khoản chi tiêu không thể thiếu trong bất kỳ thời điểm nào như: mua sắm đồ dùng, học tập, chữa bệnh.. .Do vậy BIDV Thái Nguyên vân có thể gia tăng dư nợ, tìm kiếm được lợi nhuận trên cơ sở việc giải ngân vào những sản phẩm tín dụng bán lẻ này mà vẫn hạn chế được rủi ro.

- Áp dụng lãi suất thả nổi theo tháng hoặc theo quý để hạn chế rủi ro cho ngân hàng cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng.

* Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng đối với các khách hàng cá nhân theo thông lệ quốc tế

Để nâng cao chất lượng tín dụng và từng bước chuẩn hóa công tác quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế thì việc xây dựng và áp dụng một quy trình chấm điểm tín dụng và phân loại khách hàng khoa học đóng vai trò quan trọng. Hiện nay, tại BIDV đã có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các khách hàng tuy nhiên chưa phản ánh được hết thực trạng của khách hàng vì vậy trong thời gian tới cần hoàn thiện hệ thống này nhằm phục vụ công tác quản trị rủi ro trong hoạt động tín

dụng bán lẻ. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cần được xây dựng trên các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính, các chỉ tiêu định lượng, định tính một cách hợp lý, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Hoàn thiện được hệ thống xếp hạng tín dụng đối với khách hàng cá nhân sẽ tạo cơ sở để đánh giá khách hàng vay vốn một cách khách quan, trung thực và toàn diện, đảm bảo cho vay đúng đối tượng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ. Hệ thống này là một phương pháp chấm điểm nhất quán dựa trên các chỉ số tài chính và các nhân tố phi tài chính trong hoàn cảnh thực tế hiện tại của ngân hàng theo các loại hình khách hàng khác nhau nhằm đánh giá rủi ro liên quan đến khách hàng vay. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tối thiểu phải bao gồm: (i) Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan đến tình hình tài chính, tài sản, khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết; (ii) Uy tín với các tổ chức tín dụng đã giao dịch trước đây; (iii) Các tiêu chí đánh giá khách hàng chi tiết, cụ thể, có hệ thống (đánh giá yếu tố ngành nghề, địa phương) trên cơ sở đó xếp hạng cụ thể đối với khách hàng. Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ là cơ sở để BIDV Thái Nguyên xác định giới hạn tín dụng, xác định các điều kiện tín dụng thích hợp với khách hàng; tiến hành phân loại nợ và trích lập DPRR theo quy định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)