Đối với chính phủ, Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 106 - 107)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.1. Đối với chính phủ, Ngân hàng Nhà nước

4.3.1.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động ngân hàng và hoạt động tín dụng bán lẻ

- Ngân hàng Nhà nước cần ban hành các thông tư hướng dẫn cụ thể các quyết định, chỉ đạo của cơ quan quản lý Nhà nước cho các NHTM. Các văn bản chỉ đạo cũng như các thông tư hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước phải bao quát được hết các tình huống có khả năng phát sinh trên thực tế, tránh sự nhầm lẫn, xung đột trong việc thực thi. Khoảng thời gian từ khi ban hành một quyết định, quy định đến khi có sự thay đổi chúng cần được kéo dài hơn, tránh gây khó khăn cho các NHTM trong việc đầu tư chi phí, thời gian để đào tạo, hướng dẫn triển khai.

- Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao hơn nữa năng lực quản lý, điều hành đối với các NHTM, đảm bảo cung cấp thông tin một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác cho các NHTM. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện trung tâm thông tín tín dụng, thường xuyên cập nhật thông tin tín dụng của khách hàng để các NHTM có thể dễ dàng tra cứu thông tin khi cần thiết.

4.3.1.2. Nâng cao vai trò của Ngân hàng nhà nước trong việc điều hành chính sách tiền tệ

Việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước nhằm mục tiêu thúc đẩy, phát triển ổn định, vững chắc nền kinh tế, kiểm soát lạm phát, ổn định

giá trị đồng Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước cần linh hoạt hơn nữa trong việc điều hành và quản lý các công cụ của chính sách tiền tệ như công cụ lãi suất, công cụ tỷ giá... để hoạt động của NHTM có thể thay đổi thích ứng phù hợp với diễn biến thị trường.

4.3.1.3. Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát đối với hệ thống NHTM

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các quy định an toàn trong hoạt động đối với các NHTM, tạo ra khung pháp lý cho hoạt động của các NHTM. Từ đó, NHNN cần tăng cường các biện pháp nghiệp vụ thanh tra, giám sát đối với hoạt động của NHTM để hạn chế và phòng ngừa rủi ro. Từ đó có biện pháp xử phạt thích hợp, đảm bảo tính răn đe. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm minh các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh, che dấu thông tin giữa các tổ chức tín dụng, gây thiệt hại cho hoạt động của một số NHTM nói riêng, toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế nói chung.

Rủi ro của khách hàng mang lại rủi ro cho ngân hàng, từ đó phát sinh nợ xấu cho ngân hàng. Do đó hoạt động ngân hàng cần được thực hiện và quản lý thông qua các tiêu chuẩn có tính thông lệ quốc tế, đặc biệt trong hoạt động quản lý nợ xấu Ngân hàng nhà nước cần xây dựng và ứng dụng các chuẩn mực quốc tế hiện đại trong quản lý nợ xấu, có ý nghĩa quan trọng như:

(1) tạo điều kiện cho các NHTM tăng khả năng huy động vốn, thúc đẩy kinh tế phát triển;

(2) tăng uy tín cho ngân hàng;

(3) xây dựng hệ thống thanh tra, giám sát hiệu quả để hỗ trợ cho việc phát triển thị trường tài chính và xây dựng hệ thống NHTM phát triển, đáp ứng các điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)