Tình hình nợ quá hạn tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 64 - 67)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Tình hình nợ quá hạn tín dụng bán lẻ

Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu là nhân tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng tín dụng của các ngân hàng, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng càng thiếu lành mạnh. Nhận thức được vấn đề này tác giả đã tiến hành phân tích tỷ lệ nợ xấu của BIDV chi nhánh Thái nguyên dựa vào số liệu bảng sau:

Bảng 3.7. Nợ quá hạn tín dụng bán lẻ tại BIDV Thái Nguyên giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ cho vay 1.158.780 100 1.326.600 100,00 1.859.320 100,00 Dư nợ nhóm 1 1.144.875 98,80 1.302.721 98,20 1.831.430 98,50 Dư nợ nhóm 2 10.429 0,90 14.593 1,10 15.804 0,85 Dư nợ nhóm 3 1.391 0,12 1.194 0,09 3.161 0,17 Dư nợ nhóm 4 464 0,04 4.510 0,34 558 0,03 Dư nợ nhóm 5 1.622 0,14 3.582 0,27 8.367 0,45 Dư nợ quá hạn 13.905 1,20 23.879 1,80 27.890 1,50 Dư nợ xấu 3.476 0,30 9.286 0,70 12.086 0,65

(Báo cáo thường niên BIDV Thái Nguyên 2015-2017)

Qua bảng 3.7 cơ câu dư nợ tại ngân hàng BIDV chi nhánh Thái nguyên cho thấy: + Dư nợ nhóm 1 và dư nợ nhóm 2 chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong cơ cấu dư nợ bán lẻ của ngân hàng BIDV Thái Nguyên. Cụ thể, năm 2015 dư nợ nhóm 1 là 1.144.875 triệu đồng chiếm 98,8%, nợ nhóm 2 là 10.429 triệu đồng chiếm 0,9%, năm 2016 dư nợ nhóm 1 là 1.302.721 triệu đồng chiếm 98,2%, dư nợ nhóm 2 là 14.593

triệu đồng chiếm 1.10%. Sang năm 2017 dư nợ nhóm 1 chiếm 98,5% với 1.859.320 triệu đồng , dư nợ nhóm 2 chiếm 0,85% với 15.804 triệu đồng. Từ đây ta thấy dư nợ nhóm 1 có xu hướng tăng lên, bên cạnh đó dư nợ nhóm 2 là nhóm nợ có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ, đang có xu hướng giảm nhẹ đây là tín khá tốt đối với ngân hàng do nhóm 1 là nhóm đủ tiêu chuẩn có khả năng thu hồi cao.

+ Nhóm nợ xấu bao gồm dư nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5, nhóm nợ này có khả năng thu hồi rất thấp và gần như đã mất khả năng thu hồi, đặc biệt là nhóm nợ số 5. Từ năm 2015 đến năm 2017 nợ xấu có xu hướng tăng nhanh và tăng nhanh nhất là dư nợ nhóm 5. Cụ thể năm 2015 nợ xấu là 3.476 triệu đồng chiếm 0,30%, năm 2016 tổng nợ xấu là 9.286 triệu đồng chiếm 0,70%, đến năm 2017 tổng nợ xấu là 12.086 triệu đồng chiếm 0,65% trong tổng dư nợ. Cùng với tỷ lệ nợ xấu gia tăng thì dư nợ quá hạn tăng đột biến vào năm 2016, sang năm 2017 dư nợ này đã có xu hướng giảm tuy nhiên vẫn còn cao hơn so với năm 2015 . Năm 2015 dư nợ này là 13.905 triệu đồng chiếm 1,20%, năm 2016 dư nợ quá hạn là 23.879 triệu đồng chiếm 1,80% và năm 2017 dư nợ quá hạn là 27.890 triệu đồng chiếm 1,50% . Điều này đặt ra yêu cầu đội ngũ cán bộ tín dụng cần phải xem xét lại công tác đánh giá tín dụng khách hàng đã thực sự hiệu quả hay chưa và công tác kiểm tra, giám sát khoản vay có thực sự được thực hiện theo đúng quy trình hay không .

Thực tế tại tất cả các ngân hàng và đối với BIDV chi nhánh Thái Nguyên cũng vậy, do sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng nên doanh số cho vay bị giảm đi đáng kể. Mà cán bộ tín dụng ngân hàng luôn bị áp đặt mức doanh số của từng tháng vì vậy họ chỉ quan tâm doanh số cần đạt chứ không quan tâm đến chất lượng khách hàng cho vay. Cho nên quá trình đánh giá tín dụng được tiến hành rất hời hợt và không đúng quy định, thậm chí cán bộ tín dụng còn hỗ trợ khách hàng làm hồ sơ giả với số liệu đẹp để ban giảm đốc duyệt phương án cho vay. Mặt khác quá trình đánh giá tín dụng tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên chủ yếu cán bộ tín dụng chỉ tập trung vào xem xét tài sản đảm bảo mà không quan tâm đến phương án trả nợ của khách hàng có thực sự hiệu quả hay không . Hơn nữa sau quá trình giải ngân và phê duyệt tín dụng thì quá trình giám sát khoản vay gần như bị bỏ ngỏ một mặt do cán bộ tín dụng vô trách nhiệm một mặt do cán bộ tín dụng bận đi tìm khách

hàng mới để nâng cao doanh số. Từ các nguyên nhân trên làm cho nhóm nợ xấu của ngân hàng có xu hướng ngày càng tăng nhanh.

Bảng 3.8: Mức độ tăng trưởng của nợ xấu của hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV Thái Nguyên giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ bán lẻ 1.158.780 100 1.326.600 100,00 1,859,320 100.00 Dư nợ quá hạn 13.905 1,20 23.879 1,80 27,890 1.50 Dư nợ xấu 3.476 0,30 9.286 0,70 12,086 0.65 Mức tăng trưởng _ _ 5.810 167 2,800 30

(Báo cáo thường niên BIDV Thái Nguyên 2015-2017)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Hình 3.5: Mức tăng trưởng nợ xấu và nợ quá hạn của hoạt động tín dụng bán lẻ qua các năm tại BIDV Thái Nguyên

(Báo cáo thường niên BIDV Thái Nguyên 2015-2017)

Qua bảng số liệu trên cho thấy mặc dù tỷ lệ nợ xấu thấp xong chất lượng tín dụng tại ngân hàng BIDV chi nhánh Thái Nguyên ngày càng giảm do tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn

ngày càng cao. Đây là hệ quả của các nỗ lực cạnh tranh của BIDV Thái Nguyên khi trên địa bàn tỉnh xuất hiện ngày càng nhiều các NHTM với chính sách cho vay nới lỏng để thu hút khách hàng. Trong những năm gần đây, khi quy mô và số lượng các ngân hàng đối thủ của BIDV trên địa bàn tăng lên, áp lực cạnh tranh gia tăng khiến BIDV Thái Nguyên đã nới lỏng chính sách cho vay đối với các đối tượng khách hàng bán lẻ để không mất khách hàng vào tay đối thủ. Mặc dù hiểu quả thấy rõ từ chính sách này là lượng khách hàng tăng lên theo các năm, nhưng tỷ lệ dư nợ xấu và dự nợ quá hạn cũng tăng theo. Do vậy để khắc phục điều này đội ngũ cán bộ ngân hàng cần chú trọng hơn nữa công tác đánh giá tín dụng và công tác kiểm tra giám sát khoản vay sau giải ngân đặc biệt phải đặt lợi ích của ngân hàng lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)