Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 100 - 102)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tín dụng

Thẩm định tín dụng đóng vai trò ngày một quan trọng trong công tác nâng cao chất lượng tín dụng. Hiện nay, hầu hết các NHTM đều nhánh mạnh việc thẩm định khoản vay hơn là việc kiểm soát khoản vay trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng. Để nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tín dụng, BIDV Thái Nguyên cần nâng cao chất lượng của hoạt động theo cả ba hướng: Thẩm định khách hàng, thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh và thẩm định tài sản đảm bảo.

4.2.3.1. Thẩm định khách hàng

Hoạt động thẩm định khách hàng tín dụng bán lẻ bao gồm thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ khách hàng mang đến, thẩm định mục đích vay vốn của khách hàng, thẩm định năng lực tài chính của khách hàng và đánh giá đội ngũ quản lý doanh nghiệp.

- Thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ khách hàng mang đến: Yếu tố đầu tiên và cơ bản nhất trong quá trình thẩm định khách hàng là thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ khách hàng mang đến. Cán bộ ngân hàng thẩm định phải xem xét tư cách pháp lý của khách hàng thông qua các giấy tờ có liên quan như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi khách hàng tham gia SXKD…. Đồng thời cán bộ ngân hàng cũng cần nằm được các quy định của pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của khách.

- Thẩm định mục đích vay vốn của khách hàng: Bên cạnh tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ khách hàng, ngân hàng cần xem xét tới mục đích vay vốn cụ thể của khách hàng. Mục đích đó có hợp pháp hay không, có thiết thực hay không, có hiệu quả và mang lạo lợi ích kinh tế để đảm bảo được cho khả năng trả nợ của khách hàng hay không. Đây chính là căn cứ quan trọng giúp ngân hàng nhận ra những thách thức, những khó khăn mà khách hàng gặp phải nếu thực hiện phương án sản xuất kinh doanh đó.

- Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng: Nếu mục đích vay vốn của khách hàng nằm trong danh mục các khoản vay được ưu tiên và khách hàng có đủ hồ sơ chứng minh năng lực pháp lý của mình thì vấn đề tiếp theo ngân hàng cần quan tâm đó chính là việc đánh giá năng lực tài chính của khách. Việc đánh giá phân tích năng lực tài chính của khách hàng đòi hỏi các cán bộ ngân hàng phải có nền tảng kiến thức tốt về kế toán, kiểm toán, thường xuyên cập nhật các quy định mới về hệ thống kế toán tài chính. Bên cạnh đó, cán bộ ngân hàng cần đánh giá tình hình tài chính của khách hàng thông qua các chỉ tiêu như vốn tự có của khách hàng (bao gồm vốn cố định và vốn lưu động), nguồn hình thành, nợ phải trả (nếu có), tài sản khách hàng đang sở hữu…Từ đó, mới đánh giá được chính xác và trung thực những con số mà các khách hàng gửi đến ngân hàng từ đó tính toán được chính xác khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như khả năng trả nợ của khách hàng.

4.2.3.2. Thẩm định tài sản đảm bảo

Ngoài việc kiểm tra tình hình thực tế của tài sản đảm bảo, cán bộ ngân hàng BIDV Thái Nguyên cần có sự tham khảo và hiểu biết về một số tài sản mà các khách hàng vay vốn thường mang đi cầm cố. Hoặc BIDV Thái Nguyên có thể cử

cán bộ quản lý khách hàng đi học các lớp nghiệp vụ về vấn đề này để học có thêm kiến thức trong việc đánh giá chính xác giá trị thực tế của tài sản đảm bảo, tính thanh khoản của tài sản đảm bảo và giá trị hao mòn của tài sản…Quan trọng hơn, cán bộ ngân hàng phải kiểm tra chính xác tính pháp lý, giấy tờ sở hữu của tài sản đảm bảo xem có đúng đang thuộc quyền sở hữu của khách hàng vay vốn không để tránh tình trạng tài sản không hợp pháp khi phát mại trong trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán cho ngân hàng.

Công tác thẩm định, nhìn chung, cần được thay đổi căn bản trên cơ sở việc quản lý tín dụng theo khách hàng chứ không phải chỉ quản lý theo dự án. Để nâng cao chất lượng thẩm định, cần bố trí cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm trong công tác thẩm định, thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận và khoá học về thẩm định dự án để cập nhật thông tin, cách thức thẩm định. Đồng thời khi thẩm cần đặc biệt lưu ý việc thẩm định năng lực, uy tín, khả năng tài chính của khách hàng/chủ đầu tư…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)