Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 27 - 30)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.5. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng bán lẻ

a) Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô cung cấp tín dụng bán lẻ của NHTM đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế.

Đây là một trong các nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng bán lẻ, nó cho biết năng lực quản lý hoạt động tín dụng bán lẻ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế và nỗ lực gia tăng thị phần của NHTM. Một NHTM có chất lượng tín dụng tốt thì phải có quy mô dư nợ tương xứng với các tiềm năng của mình và có sự tăng trưởng qua các năm, đáp ứng nhu cầu vốn cho đa dạng các ngành, các thành phần kinh tế. Các chỉ tiêu chính bao gồm:

Dư nợ tín dụng: Chỉ tiêu này phản ánh nguồn vốn cho vay của NHTM được đầu tư vào nền kinh tế tại thời điểm xác định. Hiện nay phân loại dư nợ tín dụng tại mỗi thời điểm xác định được thể hiện ở nhiều tiêu thức khác nhau như theo thời gian, theo thành phần kinh tế, theo ngành sản xuất, theo bảo đảm tiền vay …

Tốc độ tăng trưởng tín dụng: Chỉ tiêu này cho ta biết tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của NHTM. Tốc độ tăng dư nợ tín dụng phải phù hợp với tốc độ huy động vốn của NHTM và các quy định của pháp luật hiện hành. Nếu các NHTM đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng tín dụng quá cao trong thời gian ngắn sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

- Chỉ tiêu phản ánh quy mô cung cấp tín dụng bán lẻ cho các thành phần kinh tế: Chỉ tiêu này phản ánh quy mô cấp tín dụng đối với từng ngành sản xuất kinh doanh. Phản ánh danh mục đầu tư của ngân hàng tại từng thời điểm. Qua đó đánh giá mức độ phân tán rủi ro trong lĩnh vực đầu tư của NHTM. Tùy từng thời kỳ điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước mà mỗi ngân hàng mở rộng hay thu hẹp phạm vi đầu tư trong lĩnh vực ngành hợp lý. Nếu NHTM quá tập trung đầu tư ở một lĩnh vực ngành nào đó thì mức độ rủi ro sẽ cao và ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHTM.

b) Nhóm các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng bán lẻ trên phương diện lợi ích chủ sở hữu ngân hàng

NHTM là tổ chức kinh tế hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Một NHTM có chất lượng tín dụng bán lẻ cao đồng nghĩa với việc NHTM đó thu về bao nhiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng bán lẻ và hiệu quả sử dụng vốn của NHTM đó như thế nào.

- Chỉ tiêu phản ánh thu nhập từ hoạt động tín dụng bán lẻ

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng bán lẻ: Trong hoạt động tín dụng, lợi nhuận từ hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Khi tốc độ tăng doanh thu chậm hơn tốc độ tăng chi phí sẽ dẫn đến lợi nhuận giảm sút.

Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng bán lẻ:Chỉ tiêu này giúp ta đánh giá được khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng bán lẻ, qua đó thấy được tầm quan trọng của nó để có biện pháp nâng cao chất lượng của hoạt động cho vay. Tỷ trọng

thu nhập từ hoạt động tín dụng bán lẻ càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng bán lẻ càng cao và ngược lại.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng bán lẻ dựa trên năng lực tài chính của NHTM

+ Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn: Chỉ tiêu này cho thấy nếu NHTM không cân đối được nguồn vốn, sử dụng quá nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt thanh khoản khi đến hạn trả nợ mà ngân hàng không có nguồn trả.

+ Tỷ lệ dư nợ bán lẻ/huy động vốn bán lẻ:

Chỉ tiêu này cho biết khả năng sử dụng nguồn vốn vay đầu tư cho các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội. Tỷ lệ cấp tín dụng bán lẻ so với nguồn vốn huy động bán lẻ được tính bằng thương số giữa dư nợ cho vay và tổng vốn huy động từ dân cư.

+ Hệ số rủi ro tín dụng:

Chỉ tiêu này cho thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có. Chỉ tiêu này cho biết cho vay chiếm tỷ trọng cao hay thấp so với tổng tài sản qua đó biết được hướng đầu tư và đa dạng hóa các sản phẩm của NHTM, giúp NHTM phân tán rủi ro, nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh an toàn trong hoạt động tín dụng bán lẻ

Chất lượng tín dụng bán lẻ không chỉ thể hiện ở quy mô tín dụng bán lẻ, tốc độ tăng trưởng hoạt động tín dụng bán lẻ mà còn thể hiện ở mức độ an toàn, hay độ rủi ro trong hoạt động tín dụng bán lẻ. Hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn các rủi ro, nhưng các NHTM phải đảm bảo rằng rủi ro là ở mức chấp nhận, đảm bảo cho NHTM vẫn có thể tồn tại và phát triển.

Các chỉ tiêu phản ánh an toàn trong hoạt động tín dụng bán lẻ gồm có: + Dư nợ các nhóm: Hiện nay, các NHTM phân chia nợ thành 5 nhóm, bao gồm: Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn: Bao gồm các khoản nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng hạn.

Nhóm 2: Nợ cần chú ý: Bao gồm các khoản nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn: Bao gồm các khoản nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ: Bao gồm các khoản nợ được đánh giá là khả năng tổn thất cao

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn: Bao gồm các khoản nợ được đánh giá là không còn khả năng thu hồi vốn.

Phân loại dư nợ để xác định mức độ rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHTM tại từng thời điểm phân tích, đánh giá.

+ Dư nợ tín dụng theo bảo đảm tiền vay:

Tỷ lệ này phản ánh mức độ bù đắp tổn thất cho ngân hàng khi khoản thu thứ nhất gặp rủi ro, khách hàng không trả được gốc và lãi đúng thời hạn. Tỷ lệ này càng cao thì mức độ rủi ro tín dụng càng giảm.

+ Chỉ tiêu nợ xấu – tỷ lệ nợ xấu

Theo định nghĩa của chuẩn mực kế toán quốc tế, “nợ xấu là các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày và khả năng trả nợ đáng lo ngại”. Như vậy, về cơ bản, nợ xấu được xác định dựa trên hai yếu tố là quá hạn trên 90 ngày và khả năng trả nợ thấp.

Tỷ lệ nợ xấu: là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, nó phản ánh những rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải đối mặt. Nếu chỉ tiêu này cao, ngân hàng sẽ bị đánh giá là có chất lượng tín dụng thấp và ngược lại. Tuy nhiên, nợ xấu là một vấn đề khó tránh khỏi trong hoạt động tín dụng NHTM, vấn đề là NHTM phải duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất và có thể chấp nhận được.

𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑛ợ 𝑥ấ𝑢 = 𝐷ư 𝑛ợ 𝑥ấ𝑢 /𝑇ổ𝑛𝑔𝑑ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦𝑥 100%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 27 - 30)