Phân tích chất lượng tín dụng bán lẻ thông qua chỉ tiêu về tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 67 - 69)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.3. Phân tích chất lượng tín dụng bán lẻ thông qua chỉ tiêu về tài sản đảm bảo

Hoạt động tín dụng bán lẻ là loại hoạt động luôn tiềm ẩn rủi ro rất cao, khi rủi ro thực sự xảy ra thì có nguy cơ NHTM không thể thu hồi về vốn gốc và lãi cho vay hặc có thu hồi được thì cũng không đúng kỳ hạn. Để phòng ngừa rủi ro thì các NHTM có nhiều biện pháp nhưng biện pháp chủ đạo nhất vẫn là tuân thủ điều kiện về tài sản đảm bảo cho các món tín dụng. Nói cách khác, để phòng ngừa rủi ro thì NHTM chủ yếu cho vay trên cơ sở phải có tài sản đảm bảo. Bảng dưới đây phản ánh thực trạng về cơ cấu dư nợ theo tài sản đảm bảo tại BIDV Thái Nguyên giai đoạn 2015-2017

Bảng 3.9: Dư nợ tín dụng bán lẻ phân theo tài sản đảm bảo giai đoạn 2015- 2017 tại BIDV Thái Nguyên

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ bán lẻ 1.158.780 100 1.326.600 100 1.859.320 100 Dư nợ có TSĐB 1.060.631 91,53 1.239.575 93,44 1.766.354 95,00 Dư nợ không có TSĐB 98.149 8,47 87.025 6,56 92.966 5,00

Bảng trên cho thấy trong tổng dư nợ tín dụng tại Chi nhánh trong những năm qua thì dư nợ có tài sản đảm bảo luôn chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng ngày càng tăng lên. Cụ thể: Nếu như năm 2015, cho vay có tài sản đảm bảo chỉ chiếm khoảng trên 91% trong tổng dư nợ tín dụng thì sang năm 2016 tỷ trọng này đã tăng lên tới trên 93% và năm 2017 đã chiếm tới trên 95%.

ĐVT: %

Hình 3.6: Tỷ trọng dư nợ có TSĐB trong tổng dư nợ bán lẻ

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Thái Nguyên 2015-2017)

Điều này thể hiện sự thận trọng của BIDV chi nhánh Thái Nguyên trong định hướng cho vay khách hàng. Dư nợ cho vay bán lẻ tăng trường qua các năm nhưng không quá nóng mà chi nhánh vẫn quan tâm nhiều đến mức độ ăn toàn. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay, nhiều công ty ma xuất hiện với mục tiêu chiếm dụng vốn từ các NHTM, thị trường bất động sản đóng băng, nhiều doanh nghiệp bên bờ vực phá sản thì định hướng cho vay “an toàn” như chi nhánh đang làm là khá đúng đắn.

Tuy chi nhánh luôn duy trì chính sách cho vay thận trọng trên cơ sở lấy tài sản đảm bảo của khách hàng vay vốn là cơ sở để đề ra các phán quyết về tín dụng song không vì thế mà BIDV không chú đến những đối tượng khách hàng tiềm năm,

có uy tín. Tại BIDV Thái Nguyên hiện nay có hơn 5% dư nợ là không có tài sản đảm bảo và đây thường là các khách hàng có uy tín, có năng lực tài chính tốt và có quan hệ lâu năm với ngân hàng.

Về nguyên lý thì tài sản bảo đảm là cần thiết và là điều kiện quan trọng để NHTM có thể thu hồi vốn gốc và lãi tín dụng. Tuy nhiên, thực chất thì tài sản đảm báo cũng chỉ là một loại tài sản thức cấp, điều quan trọng nhất giúp NHTM có thể nâng cao được chất lượng tín dụng, giảm thiểu được tình trạng nợ xấu chính phải ở các phương án, dự án vay vốn của khách hàng là phải thực sự hiệu quả mà để nhận biết được điều này phải thông qua thực hiện tốt công tác sàng lọc khách hàng, phải thẩm định chặt các đơn xin vay vốn của khách hàng và thực thi chặt chẽ công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng. Đây quả thật vẫn là một khâu còn nhiều bất cập với BIDV Thái Nguyên, không những vì lý do năng lực và trình độ của các cán bộ tín dụng thực sự chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong bối cảnh kinh doanh mới, mà còn do môi trường kinh doanh những năm qua có quá nhiều biến động phức tạp gắn với những bất ổn trên thị trường tài chính toàn cầu. Sự suy thoái của thị trường kinh tế đã khiến chất lượng tín dụng bán lẻ của hầu hết các tài sản đảm bảo cho các món tín dụng của các NHTM Việt Nam ngày càng suy giảm, nợ xâu của các ngân hàng thương mại vì thế ngày càng tăng cao và nguy cơ mất vốn là rất cao.

Đây không chỉ là bất cập riêng của BIDV Thái Nguyên mà còn là thực trạng chung của hầu hết các NHTM hiện nay, đó cũng là nguyên do dẫn đến sự lo ngại của giới chuyên gia tài chính cho dù hầu hết các NHTM đều cho vay trên cơ sở có tài sản đảm bảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)