Đặc điểm của chất lượng dịch vụ VTHK bằng xe buýt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt tại tỉnh phú thọ (Trang 26 - 27)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt

2.1.2. Đặc điểm của chất lượng dịch vụ VTHK bằng xe buýt

Chất lượng sản phẩm vận tải phải được đánh giá trong suốt quá trình vận tải, chứ không hề bất biến như các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng. Bơi vì đặc điểm của vận tải là quá trình sản xuất gắn với quá trình tiêu thụ sản phẩm. Việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng phải tiến hành trong cả quá trình vận tải chứ không phải chỉ ở đầu vào (bến đi) và đầu ra (bến đến). Đặc điểm đặc biệt trong đánh giá chất lượng vận tải hành khách là khách hàng (đối tượng đánh giá chất lượng) vừa là một nhân tố tham gia quá trình vận tải và làm nên chất lượng (Từ Sỹ Sùa và Nguyễn Minh Hiếu, 2010).

Chất lượngdịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt gắn liền với mục đích của mỗi tuyến và khả năng của hành khách nên mục đích chuyến đi như nhau, mỗi tuyến buýt tạo ra sự thỏa mãn nhất sẽ chất lượng hơn (Từ Sỹ Sùa và Nguyễn Minh Hiếu, 2010).

Chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýtcó tính chất biến đổi theo không gian và thời gian, theo sự phát triển của nhu cầu xã hội và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Mỗi tuyến cũng khác nhau về điểm đi đến giữa vùng này với vùng khác, năm này qua năm khác (Từ Sỹ Sùa và Nguyễn Minh Hiếu, 2010).

Chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt có nhiều tuyến khác

nhu và thỏa mãn nhu cầu đi lại của người dân. Do vận tải đáp ứng nhu cầu có tính

phát sinh nên khi yêu cầu nền kinh tế xã hội được nâng cao làm cho yêu cầu chất lượng vận tải buýt cũng cần được chú trọng (Từ Sỹ Sùa và Nguyễn Minh Hiếu, 2010).

Căn cứ vào vị trí của các tuyến xe buýt (điểm đầu cuối của tuyến) mà chia ra các loại thể hiện ở sơ đồ 2.1.

Sơ đồ 2.1. Phân loại các tuyến xe buýt

Tuyến kế cận VTHKCC bằng xe buýt

Tuyến nội thành Tuyến quốc tế

Tuyến nội tỉnh Tuyến

Tuyến xe buýt nội thành: là những tuyến có điểm đầu và điểm cuối nằm trong phạm vi thành phố, các tuyến này có chiều dài tương quan với diện tích đô thị (Từ Sỹ Sùa và Nguyễn Minh Hiếu, 2010).

Tuyến buýt kế cận (hay còn gọi là tuyến ngoại ô): gồm những tuyến chỉ có điểm đầu hoặc điểm cuối nằm trong nội thành, điểm còn lại nằm ngoài phạm vi tỉnh thành phố, các tuyến này có chiều dài tương đối lớn (từ 20 đến 50km) (Từ Sỹ Sùa và Nguyễn Minh Hiếu, 2010).

Tuyến quốc tế: những tuyến có điểm đầu và điểm cuối nằm tại 2 quốc

gia khác nhau (Từ Sỹ Sùa và Nguyễn Minh Hiếu, 2010).

Tại Việt Nam hiện nay có các loại tuyến VTHKCC bằng xe buýt như sau:

Tuyến nội thành: còn gọi là “tuyến nội đô” nếu tuyến nằm trong các thành phố trực thuộc Trung ương, là “tuyến nội tỉnh”nếu tuyến nằm trong các tỉnh thành phố khác (Vũ Hồng Trường, 2013).

Tuyến kế cận: hay còn gọi là tuyến liên tỉnh tức là tuyến mở thêm lộ trình vượt ra khỏi một khu vực và có một lượng khách nhất định (Vũ Hồng Trường, 2013).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt tại tỉnh phú thọ (Trang 26 - 27)