Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng vận tải hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt tại tỉnh phú thọ (Trang 78 - 83)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng vận tải hành

LƯỢNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE BUÝT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

4.3.1. Sự phát triển kinh tế xã hội

Khi kinh tế phát triển, người dân có thu nhập cao hơn, nhu cầu đi lại lớn.

Mà việc tự đi lại hay sử dụng các phương tiện cá nhân vượt quá khả năng cung ứng của hệ thống giao thong. Hơn thế nữa, khi kinh tế phát triển, nhận thức của xã hội về sự cần thiết của bảo vệ môi trường, phát triển bền vững sẽ có xu hướng gia tăng. Đây cũng chính là một trong những yếu tố dẫn đến việc quan tâm sử dụng dịch vụ buýt. Bên cạnh đó, người dân sẽ có xu hướng đòi hỏi các loại hình VTHKCC tiện nghi, nhanh chóng và an toàn hơn như metro, monorail...Vì vậy mà cần nâng cao chất lượng dịch vụ VTHK bằng xe buýt để hành khách thực sự tin tưởng vào quyết địnhưu tiênlựa chọn loại hình dịch vụ buýt.

Bảng 4.28. Thu nhập bình quân trên tháng của người dân di cư đến.

Nhóm tuổi 15-29 30-44 45-59

Nam 6021 6589 5563

Nữ 6020 6514 5496

Tổng 6020,5 6551,5 5529,5

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2016)

4.3.2. Cơ sở hạ tầngcủa địa phương

Cơ sở hạ tầng giao thông đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt vì nếu cơ sở hạ tầng giao thông nói chung phát triển sẽ thúc đẩy việc đi lại trong đó có nhu cầu đi lại bằng xe buýt.

Một cuộc điều tra với 03 hành khách trên mỗi tuyến về câu hỏi lý do gì khiến hành khách sử dụng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt. Câu trả lời của ba hành khách thật sự rất khác nhau.

Bảng 4.29. Khảo sát hành khách về lý do lựa chọn xe buýt.

Hành khách Lý do lựa chọn xe buýt Mong muốn của hành khách

HK1 Giá vé Gái thành vé tháng rẻ hơn

HK2

Cơ sở hạ tầngxuống cấp, đường xấu do chưa đủ kinh khí làm đường bê tông

“Mong muốn có xe buýt từ Tân sơn đến T.P Việt Trì và ngược lại.” HK3

Cơ sở hạ tầng kém, sử dụng các phương tiện VTHK khác nhưng bất tiện vì đường sá khó đi.

“Mong muốn có xe buýt từ Yên Lập tới các huyện khác”

Hiện trạng quốc lộ, đường sá, cầu cống

Thay vì cố gắng nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng giao thông mà đặc biệt là đường sá thì nên tập trung phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ VTHKCC bằng xe buýt như làn đường dành riêng, nhà chờ, điểm dừng, điểm trung chuyển, điểm đầu cuối... Khi đó người dân sẽ có xu hướng chuyển đổi sử dụng dịch vụ buýt như là một cách hiệu quả và tiết kiệm hơn so với việc sử dụng xe cá nhân.

Đây chính là cách thức hiệu quả để phát triển VTHKCC bằng xe buýt tại các nơi đông đúc, khả năng phát triển giao thông bị hạn chế.

Bảng 4.30. Tổng hợp hiện trạng quốc lộ tỉnh Phú Thọ

TT Tên quốc lộ Điểm đầu Điểm cuối Chiều

dài (km)

Kết cấu mặt (km)

BTN BTXM Đá dăm nhựa

I Trung ương quản lý 91,0 89,5 1,5 0,0

1 Quốc lộ 2 km50+550 km115+300 64,6 63,1 1,5

2 Quốc lộ 70 km0+000 km26+400 26,4 26,4

II Địa phương quản lý 171,0 111,5 0,0 59,5

1 Quốc lộ 32 km63+000 km146+000 83,0 83,0 2 Quốc lộ 32B km0+000 km10+000 10,0 10,0 3 Quốc lộ 32C km0+000 km78+000 78,0 18,5 59,5 4 Quốc lộ 70B Km0+000 Km 132+720 132,72 132.72 Tổng cộng 394,72 201,0 1,5 59,5 Tỷ lệ (%) 100,0 76,7 0,6 22,7

Nguồn: Ban QLDAXD&BTCTGT, Sở GTVT Phú Thọ (2017)

4.3.3. Sự phát triển của các dịch vụ VTHK

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 4 loại hình vận tải đang tồn tại là vận tải

hành khách theo tuyến cố định, VTHK bằng xe taxi, VTHK theo hợp đồng và

VTHK bằng xe buýt. Như đã phân tích ở trên. Cả baloại hình vận tải hành khách là vận tải hành khách theo tuyến cố định, VTHK bằng xe taxi và VTHK theo hợp đồng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển dịch vụ vận tải trên địa bàn

tỉnh. Tuy nhiên, người dân luôn muốn lựa chọn cho mình loại hình vận tải phù hợp và giảm chi phí nhất.

Phú Thọ có 11 doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng taxivới số phương tiện VTHK bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ khá ổn định trong

thời gian gần đây với khoảng 356 xe. Trong đó có xe loại 5 chỗ chủ yếu là

Toyota, Kia, Hyundai, Spark.

Số lượng doanh nghiệp và phương tiện VTHK theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tăng dần theo từng năm. Đặc biệt là trong những năm gần đây khi một sốkhu công nghiệp tập trung phát triển mạnh làm tăng nhu cầu đi lại và các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp có xu hướng thuê xe hợp đồng để đưa đón cán bộ,

công nhân. Điều này cho thấy hoạt động VTHK trên địa bàn tỉnh đang bão hòa, trong thời gian tới sẽ ít có thay đổi lớn. Vì vậy công tác QLNN cần tập trung cao vào vấn đề nâng cao CLDV và hiệu quả quản lý.

Đồ thị 4.3. Sản lượng VTHK bằng đường bộqua các năm

Nguồn: Ban QLDAXD&BTCTGT, Sở GTVT Phú Thọ (2017) Bên cạnh sự phát triển mạnh của các loại hình vận tải hành khách bằng xe

buýt và xe taxi, hoạt động vận tải hành khách bằng xe hợp đồng góp phần thỏa mãn nhu cầu đi lại của người dân. Số lượng phương tiện tham gia VTHKCC trên địa bàn tỉnh tăng dần theo các năm. Các doanh nghiệp vận tải không ngừng thay

thế, bổ sung và đầu tư mới phương tiện nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Bên cạnh đó, cạnh tranh của hình thức vận tải grab hay uber mang đến cho khách hàng sự tiện dụng khi chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh kết nối internet. Chủ xe sẽ tự tìm đến khách hàng trong phạm vi cho phép và do được trợ giá nên giá thành rẻ hơnrất nhiều so với taxi thông thường. Sự cạnh tranh của các phương tiện vận tải về phương tiện,

giá thành, sự tiện dụng ảnh hưởng không hề nhỏ tới loại hình VTHK bằng xe

buýt thôi thúc hình thức VTHK này cần tạo ra sự nổi bật về chất lượng dịch vụ để tạo ra sự hài lòng cho người dân.

4.3.4. Hệ thống truyền thông

Không thể phủ nhận rằng khi thông tin truyền thông phát triển thì nhu cầu đi lại có thể bị giảm đi ít nhiều vì thông tin được truyền đạt mà không cần sự gặp mặt trực tiếp. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, sự phát triển của thông tin truyền thông lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy hành khách sử dụng dịch vụ buýt. Với sự phổ biến của mạng không dây và các kết nối trực tuyến, hành khách có thể tra cứu và lựa chọn sử dụng dịch vụ buýt hết sức nhanh chóng thuận lợi. Đây chính là điểm góp phần khiến cho dịch vụ buýt ngày càng hoàn thiện và cuối hút được nhiều hành khách hơn.

Sự phát triển của thông tin truyền thông thường gắn liền với sự phát triển và ứng dụng của khoa học công nghệ trong vận tải hành khách công cộng bằng

xe buýt. Xu hướng tất yếu để phát triển dịch vụ buýt trên thế giới là ứng dụng công nghệ thông tin toàn diện trong vận tải hành khách công cộng nói chung và bằng xe buýt nói riêng.

4.3.5. Cơ chế chính sách phát triển vận tải

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tổ chức kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên phạm vi toàn quốc được hưởng cơ chế, chính sách về quy hoạch, đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng như được ưu tiên bố trí đủ kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho công tác lập, điều chỉnh và thực hiện quy hoạch vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, với các chỉ tiêu trong quy hoạch gồm: tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng, quỹ đất, giải pháp kết nối với các phương thức vận tải khác, tỷ lệ phương tiện sử dụng năng lượng sạch, tỷ lệ phương tiện đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về

giao thông tiếp cận; ưu tiên tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành sẽ căn cứ vào nguồn lực địa phương hỗ

trợ lãi suất vay vốn tại tổ chức tín dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.

Tổ chức kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

còn được miễn thuế nhập khẩu phụ tùng, linh kiện thuộc loại trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, lắp ráp phương tiện vận tải hành khách công cộng ằng xe buýt; miễn lệ phí trước bạ đối với phương tiện vận tải hành khách công

cộng bằng xe buýt sử dụng năng lượng sạch.

Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố căn cứ vào nguồn lực địa phương

hỗ trợ lãi suất vay vốn tại tổ chức tín dụng đối với các dự án đầu tư phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.

Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phốcăn cứ vào nguồn lực địa phương sẽ

trợ giá hoặc hỗ trợ chi phí cho hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt; ưu tiên xây dựng mô hình Trung tâm quản lý hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt để giám sát và quản lý chất lượng dịch vụ xe buýt tại các

địa phương..

Đồng thời, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phốcăn cứ vào nguồn lực địa

phương trợ giá cho người sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt như miễn tiền vé đối với trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng; giảm giá vé đối với người có công với cách mạng, người cao tuổi, học sinh, sinh viên là công dân Việt Nam.

Theo quy định, tổ chức kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách công cộng

bằng xe buýt muốn được hưởng cơ chế, chính sách về quy hoạch, đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và đầu tư phương tiện vận tải cần phải đáp ứng các điều kiện sau: Đảm bảo các quy định hiện hành trong kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt; các dự án đầu tư phương tiện, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt tại tỉnh phú thọ (Trang 78 - 83)