Thực tiễn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt ở Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt tại tỉnh phú thọ (Trang 37 - 40)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn về chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt

2.2.2. Thực tiễn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt ở Việt

Việt Nam

2.2.2.1. Thành phố Đà Nẵng

Về phương tiện

Hiện nay, khoảng 50% phương tiện được đầu tư mới. Số lượng xe có sức chứa nhỏ chiếm khoảng 18% và có xu hướng giảm dần, các loại xe có sức chứa trung bình có xu hướng tăng. Việc thay thế dần các phương tiện cũ và không đảm bảo các điều kiện về kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn giao thông là một bước đi đúng đắn và phù hợp nhằm thu hút người dân sử dụng xe buýt công cộng (Nguyễn Thị Hồng Mai, 2015).

Mạng lưới tuyến buýt

Thành phố hiện có 5 tuyến xe buýt với tổng chiều dài 206 km, trong đó 3/5 tuyến buýt mang chức năng như các tuyến buýt kế cận kết nối từ trung tâm Thành phố tới ba Thị xã ở Quảng Nam. Có thể nói mạng lưới VTHK bằng xe

buýt mới chỉ tổ chức theo hình thức “Tuyến trục chính”, hành khách nằm ngoài phạm vi của tuyến trục chính hầu như không thể tiếp cận với dịch vụ buýt

(Nguyễn Thị Hồng Mai, 2015).

Hầu hết các tuyến xe buýt đều hoạt động từ 5h30 sáng tới 17h30 chiều.

Dãn cách chạy xe là từ 20 đến 30 phút, dãn cách cao nhất là 10 phút trong giờ cao điểm.

Kết quả VTHK bằng xe buýt

Với 09 doanh nghiệp vận tải tham gia gồm: 03 Công ty cổ phần; 01 công ty

TNHH; 05 Hợp tác xã Vận tải xe buýt đã vận chuyển được khoảng 15.544 lượt

khách /ngày (Tương đương với 5,67 triệu hành khách/năm), con số này thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra trong “Quy hoạch vận tải công cộng và các công trình dân dụng của Đà Nẵng đến 2010 và định hướng đến 2020” là giai đoạn 2015 - 2020 xe buýt phải đáp ứng 10% nhu cầu đi lại (Nguyễn Thị Hồng Mai, 2015).

2.2.2.2. Thành phố Hồ Chí Minh

Về cơ cấu đoàn phương tiện

TP.HCM có 2.930 xe buýt, trong đó số lượng chủ yếu là xe buýt 80 chỗ

(46.5%); xe buýt 55 chỗ (27,6%); xe buýt 35-40 chỗ (10,1%); còn lại là xe buýt

12 chỗ. Tháng 8/2011, Thành phố đã đưa 21 xe sử dụng khí nén CNG vào hoạt động trên tuyến Bến Thành-Bến xe Chợ Lớn, trên xe có lắp đặt thùng vé tự động, camera, thiết bị giám sát hành trình để phục vụ hành khách tốt nhất. Thành phố hiện đã đưa 5 xe buýt sàn thấp vào hoạt động trên tuyến Bến xe Chợ Lớn-Thủ Đức (2 xe) và Bến xe Chợ Lớn-Củ Chi (3 xe); 10 xe buýt có thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật tiếp cận hoạt động trên tuyến Sài Gòn-Bình Tây, 8 xe hoạt động trên tuyến Đại học Quốc Gia-Bến xe Miền Tây. Đây được xem là một sự đánh dấu quan trọng của hệ thống xe buýt thành phố trong việc nâng cao chất lượng phục vụ(Vũ Hồng Trường, 2013).

Mạng lưới tuyến

Thành phố có 146 tuyến (Gồm các tuyến xe buýt thường, các tuyến đưa đón học sinh, công nhân, sinh viên), tăng 47 tuyến so với năm 2002. Nhìn chung, mạng lưới tuyến xe buýt của TP. HCM đa dạng gồm: tuyến xe buýt có trợ giá, tuyến xe

buýt không trợ giá; tuyến xe buýt nhanh, tuyến xe buýt chạy ban đêm, tuyến chuyên phục vụ học sinh - sinh viên - công nhân. Ngoài ra, còn có xe buýt hợp đồng chở học sinh, sinh viên, công nhân Mạng lưới tuyến đã kết nối được giữa khu vực

trung tâm thành phố với khu vực ngoại thành và một số tỉnh liền kề, hành khách

chuyển từ 1-2 tuyến là đến được điểm cần đến(Vũ Hồng Trường, 2013). Về cơ sở hạ tầng

Các điểm đầu cuối: Ngoài các tuyến có điểm đầu, cuối là các bến xe, đa số còn lại dùng lòng lề đường làm nơi đậu đỗ do không có diện tích đất dành riêng cho hoạtđộng VTHK.

Điểm trung chuyển: Các đầu mối chính trung chuyển chính giữa các xe khách đường dài và xe buýt trong Thành phố: Bến xe Miền Đông, Bến xe Miền Tây và Bến xe An. Có hai điểm trung chuyển buýt trong Thành phố là Bến Thành và Chợ Lớn(Vũ Hồng Trường, 2013).

Trạm dừng, nhà chờ:Trên địa bàn thành phố có 2952 điểm dừng dọc tuyến trong đó có: 439 nhà chờ, 2.356 trụ dừng, 157 bảng treo và 3.658 ô sơn được bố trí trên toàn mạng lưới tuyến xe buýt (Vũ Hồng Trường, 2013).

Về công tác tổ chức quản lý, điều hành và giám sát hoạt động buýt

Sở giao thông là cơ quan Quản lý Nhà nước, đề xuất các chủ trương, chính sách phát triển và chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố về việc tổ chức quản lý hoạt động VTHK trên địa bàn. Trung tâm Quản lý và Điều hành

VTHK là đơn vị trực tiếp quản lý và điều hành VTHK trên địa bàn Thành phố.

Hiện nay, Thành phố có 16 doanh nghiệp vận tải tham gia khai thác buýt, trong

đó: 01 Doanh nghiệp Nhà nước, 01 Công ty Trách nhiệm hữu hạn, 01 Công ty Liên doanh và 13 Hợp tác xã(Vũ Hồng Trường, 2013).

Kết quả VTHK bằng xe buýt Thành phố Hồ Chí Minh

Bảng 2.2. Kết quả hoạt động VTHK bằng xe buýt TP HCM

TT Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

1

Tổng số tuyến (tuyến) 151 151 148 147 146

- Trợ giá 117 115 112 111 110

- Không trợ giá 34 36 36 36 36

2 Số lượng xe buýt (xe) 3208 3225 3096 2988 2930

3

Lượng HKVC (106HK) 296,2 342,5 342,1 364,8 375,4

Buýt có trợ giá 270,7 316,1 297,2 329,3 317,9 Buýt không trợ giá 25,5 26,3 44,9 35,5 57,5

Có thể nói hoạt động buýt tại thành phố Hồ Chí Minh ngày càng được cải thiện, mạng lưới tuyến phủ rộng khắp, tần suất chạy xe được nâng lên, tăng thời gian hoạt động trong ngày của xe buýt (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai

Trang, 2007).

2.2.2.3. Thành phố Cần Thơ

Tổng số tuyến buýt đang hoạt động là 07 tuyến. Trong đó tuyến Cần Thơ -

Ô Môn, tuyến Cần Thơ - Kinh Cùng là những tuyến có lượng hành khách đông, tập trung vào các giờ cao điểm. Do đó trên 2 tuyến này số lượng xe được tăng cường lên tối đa là 29 chiếc với tần suất 6-8 phút/chuyến(Tuấn Linh, 2017).

Trên địa bàn thành phố Cần Thơ hiện nay chỉ có 01 đơn vị kinh doanh

VTHK bằng xe buýt là Xí nghiệp VTHK thuộc công ty Công trình đô thị thành phố Cần Thơ. Hiện tại, thành phố Cần Thơ chưa áp dụng chính sách trợ giá và cũng chưa xây dựng được định mức tiêu hao nhiên liệu của các loại xe buýt mà

hiện tại doanhnghiệp tự hạch toán kinh doanh (Tuấn Linh, 2017).

2.2.2.4. Một số tỉnh khác

Hiện nay, ở các Tỉnh như: Thái Nguyên, Nam Định, Đắc Lắc, Đà Lạt,

vv... hệ thống VTHK bằng xe buýt vẫn đang trong giai đoạn phát triển (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007).

Một số tuyến xe buýt vẫn mang tính chất của xe khách liên tỉnh là chủ yếu. Một số tỉnh như: Đắc Lắc, Bắc Ninh, Bắc Giang đã mở rộng mạng lưới tuyến đến các huyện thị có cự ly vận chuyển hợp lý. Tuy vậy, cũng có địa phương tuyến xe buýt đã mở đến các huyện có cự ly tới hơn 100 Km như tuyến Đà Lạt - Bảo Lộc - Lâm Đồng.

Các tuyến buýt thường trùng với các tuyến xe khách cố định, cự ly tuyến

dài. Có thể là các tuyến xuyên tâm thành phố, thị xã của tỉnh này đến trung tâm thành phố, thị xã của tỉnh khác, phục vụ hành khách có nhu cầu đi lại giữa hai tỉnh, thành phố lân cận là chủ yếu. Chưa có sự kết nối giữa các tuyến nên chưa thuận tiện cho việc thu hút hành khách đi lại thường xuyên để hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt tại tỉnh phú thọ (Trang 37 - 40)