Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt tại tỉnh phú thọ (Trang 33 - 35)

bằng xe buýt

Sự phát triển kinh tế xã hội

Đặc điểm của ngành vận tải là mang tính chất xã hội sâu xắc và là nhu cầu

phát sinh. Khi kinh tế - xã hội phát triển thì nhu cầu đi lại cũng có sự tăng trưởng lớn. Điều này có thể được lý giải như sau: Khi kinh tế phát triển, người dân có thu nhập cao hơn và họ có thêm các nhu cầu phát sinh đi tới các khu vực khác để đáp ứng mục đích thăm thân, vui chơi, giải trí... Bên cạnh đó, sự phát triển kinh tế gắn liền với sự phát triển của các cơ sở vui chơi, giải trí dẫn đến việc kích

thích sự đi lại của người dân (Nguyễn Thị Hồng Mai, 2015).

Minh họa rõ nét nhất cho sự phát triển kinh tế xã hội là tại các khu vực thành phố, đô thị - nơi có mức sống cao, nhu cầu đi lại lớn. Để đáp ứng nhu cầu đi lại lớn đó, cần thiết phải có các loại hình VTHK (trong đó phổ biến nhất là xe

buýt) vì việc tự đi lại hay sử dụng các phương tiện cá nhân vượt quá khả năng cung ứng của hệ thống giao thông(Vũ Hồng Trường, 2015).

Khi kinh tế phát triển, nhận thức của xã hội về sự cần thiết của bảo vệ môi trường, phát triển bền vững sẽ có xu hướng gia tăng. Đây cũng chính là một trong những yếu tố dẫn đến việc quan tâm sử dụng dịch vụ buýt (Vũ Hồng Trường, 2015).

tuy nhiên phổ biến nhất là sử dụng chỉ GDP/người để xem xét dự báo sự phát triển nhu cầu đi lại cũng như nhu cầu đối với VTHK bằng xe buýt (Vũ Hồng Trường, 2015).

Sự phát triển cơ sở hạ tầng của địa phương

Cơ sở hạ tầng giao thông đóng vai trò quan trọng trong phát triển dịch vụ

VTHK bằng xe buýt vì nếu cơ sở hạ tầng giao thông nói chung phát triển sẽ thúc đẩy việc đi lại trong đó có nhu cầu đi lại bằng xe buýt (Vũ Hồng Trường, 2015)..

Tuy nhiên, có thể thấy rõ ràng rằng nếu như cơ sở hạ tầng giao thông phát triển thì sẽ thúc đẩy việc đi lại sử dụng phương tiện cá nhân mà Thái Lan là trường hợp điển hình.

Một số quan điểm tin rằng, thay vì cố gắng nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng giao thông mà đặc biệt là đường sá thì nên tập trung phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ VTHK bằng xe buýt như làn đường dành riêng, nhà chờ, điểm dừng, điểm trung chuyển, điểm đầu cuối... Khi đó người dân sẽ có xu hướng chuyển đổi sử dụng dịch vụ buýt như là một cách hiệu quả và tiết kiệm hơn so với việc sử dụng xe cá nhân. Đây chính là cách thức hiệu quả để phát triển VTHK bằng xe buýt tại các nơi đông đúc, khả năng phát triển giao thông bị hạn chế (Từ Sỹ Sùa, 2010).

Sự phát triển của thông tin, truyền thông

Không thể phủ nhận rằng khi thông tin truyền thông phát triển thì nhu cầu đi lại có thể bị giảm đi ít nhiều vì thông tin được truyền đạt mà không cần sự gặp mặt trực tiếp. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, sự phát triển của thông tin truyền thông lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy hành khách sử dụng dịch vụ buýt. Với sự phổ biến của mạng không dây và các kết nối trực tuyến, hành khách có thể tra cứu và lựa chọn sử dụng dịch vụ buýt hết sức nhanh chóng thuận lợi. Đây chính là điểm góp phần khiến cho dịch vụ buýt ngày càng hoàn

thiện và cuối hút được nhiều hành khách hơn(Vũ Hồng Trường, 2015)..

Sự phát triển của thông tin truyền thông thường gắn liền với sự phát triển và ứng dụng của khoa học công nghệ trong vận tải hành khách công cộng bằng

xe buýt. Xu hướng tất yếu để phát triển dịch vụ buýt trên thế giới là ứng dụng công nghệ thông tin toàn diện trong vận tải hành khách công cộng nói chung và bằng xe buýt nói riêng.

Trong cấu trúc của hệ thống vận tải công cộng thì ngành đường sắt cần phải nắm vai trò chủ đạo và vận tải buýt đóng vai trò tiếp chuyển. Về nguyên tắc, nếu như có càng nhiều các loại hình VTHK thì sự gia tăng của dịch vụ buýt sẽ có xu hướng chậm lại tuy nhiên vấn sẽ tăng nếu xem xét trên góc độ khối lượng vận chuyển(Vũ Hồng Trường, 2015).

Cơ chế chính sách phát triển vận tải

Các chính sách khác để giảm thiểu sự cạnh tranh giữa các loại hình vận tải bằng ô tô với nhau cần được quan tâm, Các chính sách để hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân được coi là một công cụ hữu ích để thúc đẩy hành khách chuyển sang sử dụng dịch vụ buýt (Nguyễn Thị Hồng Mai, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt tại tỉnh phú thọ (Trang 33 - 35)