Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt tại tỉnh phú thọ (Trang 40 - 42)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn về chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt

2.2.3. Bài học kinh nghiệm

Thông qua sự phát triển của dịch vụ buýt trên thế giới và tại Việt Nam, một số bài học kinh nghiệm được rút ra gồm

Sự phát triển của chất lượng dịch vụ buýt thường được đặc biệt quan tâm và chú trọng tại các đô thị lớn của địa phương/ vùng. Nếu như khu vực đô thị lớn, dịch vụ buýt được cung cấp theo hướng từ nội bộ (nội đô) sau đó kết nối tới các khu vực khác (nội đô với ngoại thành).

Phát triểnchất lượng dịch vụ buýtcần phải gắn với các cơ chế chính sách hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp từ Chính quyền của địa phương. Hỗ trợ trực tiếp là thông qua trợ giá, gián tiếp là thông qua các cơ chế chính sách khác(Nguyễn Thị

Hồng Mai, 2015).

Phát triển dịch vụ buýtlà giải pháp phù hợp, hiệu quả cho các đô thị ở các nước đang phát triển, nơi mà các phương thức VTHK tiên tiến, hiện đại như metro, BRT chưa có điều kiện để xây dựng(Nguyễn Văn Điệp, 2011).

Sự phát triển củachất lượngdịch vụ buýt phải gắn liền với sự tăng trưởng đồng thời về cả chất lượng và số lượng. Sự tăng trưởng về số lượng có thể được nhìn thấy thông qua sự gia tăng của số lượng tuyến góp phần làm hoàn thiện mạng lưới tuyến, sự gia tăng của phương tiện và hệ thống cơ sở hạ tầng hỗ trợ trong khi sự gia tăng về chất lượng gắn liền với việc hiện đại hóa, đầu tư phát triển các công trình, phương tiện nhằm gia tăng tính thuận tiện, tiện nghi và tiếpcận (Nguyễn Thị Hồng Mai, 2015).

Ứng dụng công nghệ thông tin là xu thế tất yếu để khiến dịch vụ buýt trở nên gần gũi và thu hút hơn đối với hành khách.

Đa dạng hóa các loại hành trình cũng như loại tuyến buýt để đáp ứng các nhu cầu đi lại khác nhau của người dân.

Quan tâm, lắng nghe và đề ra các giải pháp hợp lý để nâng cao chất lượng dịch vụ theo đánh giá của hành khách. Có các chế tài cần thiết để phát triển dịch buýt, hạn chế sự cạnh tranh trực tiếp, thiếu lành mạnh của các loại

hình khác (Nguyễn Văn Điệp, 2011).

Quan tâm, xử lý các vấn đề xã hội phát sinh tại các điểm đầu, cuối, dừng đỗ dọc đường và trên tuyến buýt như nạn cướp giật, móc túi...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt tại tỉnh phú thọ (Trang 40 - 42)