Mở rộng mạng lưới và hệ thống vé

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt tại tỉnh phú thọ (Trang 60 - 65)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng nâng cao chất lượng vthk bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

4.2.1. Mở rộng mạng lưới và hệ thống vé

4.2.1.1. Mở rộng mạng lưới

Theo quy hoạch phát triển VTHKCC bằng xe buýt đến năm 2020 đã được phê duyệt, kết thúc giai đoạn 2016-2020 toàn tỉnh sẽ có 19 tuyến xe buýt hoạt động và chi phí đầu tư cho các tuyến buýt là ước tính lên tới 1 tỷ/năm. Vì thế việc phát triển mạng lưới phải đảm bảo tuân thủ bám sát theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Tỉnh hiện có 04 tuyến đang hoạt động. Trong đó 2 tuyến đầu tiên là tuyến

Big C - Thanh Sơn và tuyến Big C - Đền Hùng. Đáng chú ý là các tuyến đều được triển khai trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt năm 2013, do đó số hiệu của các tuyến là số hiệu theo quy hoạch nên 02 tuyến trên lần lượt mang mã hiệu 03 và 04.

Bảng 4.7. Thống kê điểm đầu, điểm cuối các tuyến xe buýt

STT Tuyến Điểm đầu Điểm Cuối

1 Big C - Thanh Sơn (03) Big C Bến xe Thanh Sơn

2 BigC - Tx. Phú Thọ (04) Big C Bến xe tx Phú Thọ

3 Bến Gót - Đảo Ngọc (07) Phường Bến Gót Đảo Ngọc

4 Bến Gót - Đoan Hung (19) Phường Bến Gót UBND xã Chí Đám Nguồn: Phòng QLPT&NL - Sở GTVT Phú Thọ (2015)

Lộ trình tuyến 03: Big C Việt Trì - đại lộ Hùng Vương - Quốc lộ 2 -

ĐT315B (tỉnh lộ 315B) - ĐT320 (tỉnh lộ 320) - Bến xe Phú Thọ và ngược lại.

Lộ trình tuyến 04: BigC Việt Trì - Bến xe Thanh Sơn: BigC Việt Trì -

đường Hùng Vương - Phố Lê Đồng - Khu công nghiệp Thụy Vân - cầu vượt đường sắt - đường Trường Chinh - đường Hùng Vương - Quốc lộ 32C - Cầu

Phong Châu - Quốc lộ 32 - bến xe Thanh sơn và ngược lại.

Lộ trình tuyến 07: Phường Bến Gót (Nút A2 đường Hùng Vương) - Bến xe Thanh Thủy: Phường Bến Gót (Nút A2 đường Hùng Vương) - đường Nguyễn Tất Thành (trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật) - đường Hai Bà Trưng (Sân vận động) - đường Hùng Vương - đường Trần Phú (Chợ Trung tâm) - đường Châu

Phong (Công an tỉnh, Bệnh viện tỉnh) - đường Hùng Vương (Khách sạn Công Đoàn) - đường Đại Nải (Ngã tư Dệt) - đường Nguyệt Cư - đường tỉnh 324 (Cao

Xá, thị trấn Lâm Thao) - QL32C (Cầu Phong Châu) - QL32 (Cầu Trung Hà) -

đường tỉnh 316 (đê tả sông Đà) - bến xe Thanh Thủy và ngược lại.

Lộ trình tuyến 19: Bến Gót (Nút A2 đường Hùng Vương) - đường Hùng

Vương - Quốc lộ 32C (Đền Hùng) - đường tỉnh 325 (Tiên Kiên) - ĐT325B (Hà

Thạch) - ĐT 320 (ĐH Hùng Vương thị xã Phú Thọ) - ĐT 315B (Trung tâm

ĐTLX Hùng Vương) - Quốc lộ 2 - Chi Đám (Đoan Hùng) và ngược lại.

Hình 4.1. Bản đồ xe bus tỉnh Phú Thọ

Các tuyến xe buýt

Tuyến 03: Điểm đầu Big C Việt trì – Điểm cuối BX khách T.X Phú Thọ. Tuyến 04: Điểm đầu Big C Việt Trì – Điểm cuối BX Thanh Sơn. Tuyến 07: Điểm đầuPhường Bến Gót – Điểm cuối BX Thanh Thủy. Tuyến 19: Điểm đầu Phường Bến Gót – Điểm cuối UBND xã Chí Đám

Kết quả mở rộng mạng lưới tuyến:

Tuyến số 03 được đầu tư và khai thác bởi Công ty TNHH Nam Cường trong khi tuyến 04 do Công ty cổ phần ô tô Phú Thọ đảm nhiệm. Nhìn chung đây là 02 đơn vị giàu kinh nghiệm và có uy tín trong hoạt động vận tải nên khi đứng ra đầu tư vận hành hệ thống Buýt thì đã có được uy tín và sự tín nhiệm nhất định từ người dân.

02 tuyến tiếp theo là tuyến số 07 Bến Gót - Đảo Ngọc và tuyến số 19 Bến

Gót - Đoan Hùng được đưa vào khai thác trong năm 2015 bởi Chi nhánh Công ty TNHH Đông Bắc. Đây là đơn vị có kinh nghiệm trong kinh doanh dịch vụ Buýt tại tỉnh Thanh Hóa.

Cả 04 tuyến đã đưa vào khai thác đều xuất phát từ thành phố Việt Trì là trung tâm của tỉnh Phú Thọ kết nối tới các Huyện Phù Ninh, Đoan Hùng, Thanh Thủy, Lâm Thao, Thanh Sơn và Thị xã Phú Thọ. Đây là cách thức phát triển hợp lý vì mặc dù thành phố Việt Trì là đô thị loại I tuy nhiên với quy mô và diện tích cũng như cách phân bố dân dọc theo trục chính (trục quốc lộ 2) thì việc phát triển các tuyến nội đô là không khả thi trong khi phát triển các tuyến liên huyện là hướng tốt để đáp ứng nhu cầu đi lại và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện.

Bảng 4.8. Bảng khảo sát km các tuyến nội và liên tỉnh

Số tuyến 2015 2016 2017

Số tuyến nội tỉnh 02 04 04

- Tuyến gần nhất (km) Dưới 10km Dưới 10km Dưới 15km

- Tuyến xa nhất (km) 30km 40km 45km

Nguồn: Phòng QLVT PT & NL (2017)

Mạng lưới tuyến được hiểu là tập hợp của các tuyến trên một khu vực nghiên cứu nhất định. Đối với trường hợp của tỉnh Phú Thọ, mạng lưới tuyến chỉ bao gồm 04 tuyến. Cơ bản nhu cầu đi lại của người dân trong địa bàn tỉnh cơ bản được đáp ứng nhưng có một vài điểm hạn chế. Sự hạn chế này được thể hiện qua một số chỉ tiêu chính gồm:

Hệ số trùng lặp tuyến: Đặc biệt cao ở thành phố Việt Trì, trên trục đường Quốc lộ 2 (Đ. Hùng Vương) hệ số này là 04 tức là có đồng thời cả 04 tuyến chạy

qua. Trên trục đường 32C đoạn qua trung tâm huyện Lâm Thao tới cầu Phong Châu hệ số trùng lặp tuyến là 3 (Tuyến 04, 07 và 19 cùng chạy qua). Còn lại tất cả các trục đường khác chỉ có duynhất một tuyến thông qua. Điều này phản ảnh thực tế rằng dịch vụ chưa phát triển sâu rộng tới các địa phương vì hành khách

chỉ có thể sử dụng duy nhất 1 dịch vụ (tuyến) trên một cung đường nhất định.

Đặc biệt, mạng lưới như vậy sẽ gây nhiều khó khăn cho hành khách có nhu cầu chuyển tuyến để kết nối tới các địa phương không có tuyến buýt kết nối trực tiếp.

Tổng chiều dài các tuyến: So với tổng chiều dài các tuyến đường trên địa bàn Tỉnh thuận lợi cho dịch vụ buýt phát triển (Đường quốc lộ, đường tỉnh, đường chuyên dùng, đường đô thị) thì tổng chiều dài hành trình xe buýt chiếm chưa đầy 15%. Đây là một tỷ lệ tương đối hạn chế.

Bên cạnh các chỉ tiêu trên, một điểm cũng đáng chú ý trong mạng lưới hành

trình xe buýt hiện nay của tỉnh Phú Thọ đó là việc dù tập trung điểm đầu ở thành phố Việt Trì tuy nhiên các tuyến buýt chưa cung cấp dịch vụ cho một khu vực lớn nằm ở bên kia cầu Việt Trì là phường Bạch Hạc - giáp ranh với tỉnh Vĩnh Phúc.

Bảng 4.9. Kết quả khảo sát việc mở rộng mạng lưới các tuyến

Đơn vị tính: %, n = 100 Tổng số Rất hợp lý Hợp lý Bình thường SL % SL % SL % SL % Nội tỉnh 50 50 30 60 5 10 15 30 Liên tỉnh 50 50 50 100 - 0 - 0 Tổng 100 100 80 80 5 5 15 15

Nguồn: Số liệu điều tra (2017) Kết quả khảo sát chỉ ra rằng việc mở rộng mạng lưới tuyến được đa số hành khách ủng hộ (100% hành khách đều đánh giá việc mở rộng là rấthợp lý).

Một điểm đáng lưu ý hành khách cho rằng cần mở rộng mạng lưới tuyến trong

mạng lưới hành trình xe buýt hiện nay của tỉnh Phú Thọ đó là việc dù tập trung điểm đầu ở thành phố Việt Trì tuy nhiên các tuyến buýt chưa cung cấp dịch vụ cho một khu vực lớn nằm ở bên kia cầu Việt Trì là phường Bạch Hạc - giáp ranh

với tỉnh Vĩnh Phúc.

4.2.1.2. Hệ thống vé

Tùy theo cự ly tuyến mà các đơn vị kinh doanh có phương án giá vé khác nhau, tuy nhiên đây là mức giá vé do doanh nghiệp kê khai và được chấp thuận, hoàn toàn không có sự trợ giá của Nhà nước.

Cơ cấu giá vé tương đối đa dạng với vé suốt/toàn tuyến và vé chặng, ngoài ra cũng có các loại vé dành cho một số đối tượng đặc biệt cũng như là vé tháng. Mức giá vé nếu so sánh với xe ô tô chạy tuyến cố định thì rẻ hơn khoảng 10 - 20%.

Bảng 4.10. Mức giá vé trên tuyến số 19

TT Tên dịchvụ Quy cách Đơnvị tính Mức giá (VNĐ)

Vé lượt

Vé chặng ngắn Dưới 10 km hành khách/lượt 7.000

Vé chặng vừa Từ 10 đến dưới 20km hành khách/lượt 10.000

Vé chặng dài Từ 20 đến dưới 30km hành khách/lượt 15.000 Vé dài Từ 30 đến dưới 45km hành khách/lượt 20.000

Vé tuyến Từ 45 km trở lên hành khách/lượt 25.000

Vé tháng

Vé ưu tiên Từ 10 đến 20km hành khách/lượt 250.000

Vé không ưu tiên Từ 10 đến 20 km hành khách/lượt 450.000

Nguồn: Phòng QL VTPT & NL (2016)

(Vé tháng ưu tiên áp dụng cho các đối tượng gồm: học sinh, người cao tuổi từ 70 tuổi trở lên, người tàn tật mất sức lao động từ 60% trở lên).

Mức giá vé hiện nay của các tuyến nhìn chung là rẻ hơn một số loại hình khác như taxi, tuyến cố định tuy nhiên nhìn chung vẫn còn cao so với thu nhập của người dân cũng việc sử dụng xe máy trên các cự ly ngắn và trung bình.

Về chủng loại vé: Nhìn chung là khá đa dạng với vé tháng và vé lượt. Vé

lượt lại được phân chia thành vé chặng và vé suốt tuyến. Vé tháng có vé tháng

cho đối tượng ưu tiên và không ưu tiên. Mặc dù vậy nếu phân tích chi tiết sẽ thấy rằng không có sự liên thông trong hệ thống vé tức là vé lượthay vé tháng đều chỉ sử dụng duy nhất cho 01 tuyến.

Xe buýt trên địa bàn Tỉnh hiện nay chủ yếu phục vụ cho các đối tượng có khả năng tự đi lại trong khi các đối tượng tàn tật chưa được quan tâm đúng mức.

Cụ thể, đối tượng sử dụng xe lăn gần như không thể sử dụng dịch vụ buýt vì hệ thống cửa của phương tiện quá nhỏ và quá cao...

Ngoài ra, công tác bán vé còn chưa linh hoạt. Cần nâng cấp để vé không chỉ là vé xe buýt đơn thuần mà còn sử dụng như một thẻ từ thông minh khác như thẻ ngân hàng, smart card,...Việc bán vé cũng nên mở rộng hơn thông qua các đại lý, cửa hàng, bến xe, nhà ga hoặc bán vé tự động.

Một cuộc khảo sát với 100 hành khách/ 4 tuyến về mức giá vé trên các tuyến về 4 mức: Rất cao, cao, bình thường, thấp.

Các hành khách tỏ ra hài lòng vì giá vé xe buýt rẻ hơn các loại hình vận tải khác như xe tuyến cố đinh, taxi tuy nhiên nếu sử dụng xe buýt làm phương

tiện đi lại thường xuyên thì chi phí cho loại hình này vẫn là con số không nhỏ. Thậm chí nếu so với xe máy thì sử dụng dịch vụ buýt không hẳn mang tính kinh

tế hơn.

Bảng 4.11. Bảng đánh giá về giávé của các tuyến buýt

Đơn vị tính: %, n=100

Tuyến buýt Tổng số Cao Bình thường Thấp

SL % SL % SL % SL % Tuyến 03 20 20 - - 20 100 - - Tuyến 04 20 20 - - 20 100 - - Tuyến 07 20 20 5 25 15 75 - - Tuyến 19 20 20 5 25 10 50 5 25 Vé tháng 20 20 10 50 10 50 - - Tổng 100 100 20 20 75 75 5 5

Nguồn: Số liệu nghiên cứu (2017)

Hành khách cũng quan tâm tới việc điều chỉnh giá xe buýt. Theo một số hành khách trên tuyến 03 và 07, giá vé xe buýt trên tuyến nên giảm khi giá các yếu tố đầu vào (chủ yếu là giá diesel) giảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt tại tỉnh phú thọ (Trang 60 - 65)