Khái niệm tôn giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với hoạt đọng tôn giáo ở việt nam hiện nay (Trang 29 - 32)

2.1.1.1. Tơn giáo

Tơn giáo, theo tiếng Latinh (Religare) có nghĩa là sự nối liền của cái tột cùng, nhƣ sự gắn bó với Chúa, với Thƣợng đế hoặc đƣợc hiểu là sự phản ánh mối quan hệ giữa con ngƣời và thần thánh; giữa thế giới vô hình với thế giới hữu hình; giữa cái linh thiêng với cái trần tục.

Theo quan niệm Mác-xít, tơn giáo khơng chỉ là một hình thái ý thức xã hội mà còn là một thực thể xã hội. Với tƣ cách là một hình thái ý thức xã hội tôn giáo phản ánh hƣ ảo tồn tại xã hội, có kết cấu gồm: tâm lý, tình cảm, niềm tin và hệ tƣ tƣởng tơn giáo. Cịn với tính cách là một thực thể hay một hiện tƣợng xã hội tôn giáo thuộc thƣợng tầng kiến trúc xã hội, đƣợc qui định bởi cơ sở hạ tầng kiến trúc xã hội. Cụ thể hơn, tôn giáo ra đời từ ba nguồn gốc: kinh tế - xã hội, nhận thức và tâm lý. Là một hiện tƣợng xã hội, kết cấu của tôn giáo bao gồm cả yếu tố vật chất và tinh thần, mà thông thƣờng là các yếu tố: ý thức (giáo lý), nghi lễ, luật lệ và tổ chức.

Quan điểm Mác-xít về tơn giáo không dừng lại ở vấn đề bản chất, nguồn gốc, chức năng của nó, mà cịn quan tâm tới việc chỉ ra thái độ, nguyên tắc của ngƣời cộng sản khi tiếp cận, giải quyết những vấn đề về tôn giáo. Về thái độ của ngƣời cộng sản đối với tôn giáo là luôn tôn trọng niềm tin tôn giáo của nhân dân. Lý tƣởng của những ngƣời cộng sản là xây dựng “Thiên đường” nơi trần thế bằng bàn tay và khối óc của chính con ngƣời; ngƣời cộng sản khơng hề có chủ trƣơng phủ nhận tơn giáo mà thừa nhận nó nhƣ một thực thể xã hội trong tiến trình phát triển lịch sử.

Theo những nhà kinh điển Mác-xít, nhà nƣớc của giai cấp vô sản nên xem tôn giáo là việc cá nhân, nghĩa là không nên phê phán những vấn đề thuộc thế giới bên kia. Chuyện có thiên đƣờng, địa ngục hay thần này, thánh khác là vấn đề của thần học, của tôn giáo. Nhƣng với tƣ cách là chủ thể quản lý xã hội, trong đó có tơn giáo, thì nhà nƣớc có trách nhiệm và quyền hạn trên hai vấn đề

liên quan đến tơn giáo , đó là pháp luật và chính trị . Thực tế cho thấy , trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam , Nhà nƣớc ta luôn coi trọng quyền tự do tín ngƣỡng, tơn giáo, nghiêm cấm phân biệt đối xử vì lý do tín ngƣỡng, tơn giáo.

Gần đây, trong Luật Tín ngƣỡng, tơn giáo, phần giải thích từ ngữ tơn giáo cũng đã khá hồn chỉnh: Tơn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm về hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức [75]. Mặc dù việc giải thích khái niệm này khá phức tạp, thậm chí khó có

thể thống nhất, tuy nhiên, nói đến tơn giáo hồn chỉnh khơng thể khơng nói đến một số dấu hiệu cơ bản sau: Cộng đồng ngƣời có chung niềm tin vào một thế lực thiên thần hay nhân thần nào đó; có hệ thống giáo lý, giáo luật, giáo lễ và có tổ chức giáo hội, đội ngũ chức sắc, nhà tu hành và tín đồ đơng.

Từ sự phân tích trên, theo tác giả: tôn giáo là niềm tin của con người vào các lực lượng siêu nhiên, vơ hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý-văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, giáo lý những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau.

Như vậy, đối tượng quản lý của tôn giáo gồm:

Thứ nhất, tín đồ. Tín đồ tơn giáo là ngƣời có niềm tin theo một tôn giáo nhất định và phụ thuộc một tổ chức Giáo hội của tơn giáo nào đó. Ở ngƣời tín đồ tơn giáo thể hiện sự thống nhất giữa hai mặt vừa là ngƣời công dân vừa là tín đồ, trƣớc khi là tín đồ trƣớc hết là cơng dân. Mọi cơng dân đều đƣợc hƣởng quyền và nghĩa vụ nhƣ nhau, còn về phía tơn giáo ngƣời tín đồ có niềm tin, tình cảm, quyền lợi, nghĩa vụ do tổ chức Giáo hội quy định đƣợc thể hiện trong giáo lý, giáo luật. Trong quan hệ với tôn giáo, con ngƣời là tín đồ; cịn trong quan hệ xã hội con ngƣời ấy là cơng dân, trong đó mặt cơng dân phải đặt lên trên hết.

Thứ hai, chức sắc. Chức sắc tơn giáo trƣớc hết là tín đồ tơn giáo đƣợc tổ

chức Giáo hội đào tạo, tấn phong, bổ nhiệm vào các chức vụ Thánh hoặc các chức vụ thẩm quyền trong tổ chức tơn giáo.

Các chức sắc tơn giáo, có sự thống nhất giữa 3 mặt: công dân, hành đạo và bình đẳng trƣớc pháp luật về quyền lợi và nghĩa vụ công dân nhƣ mọi công dân.

Ngồi ra, các chức sắc tơn giáo cịn có điểm đặc biệt hơn cơng dân bình thƣờng ở chỗ: họ có quyền uy của Giáo hội, do từng tôn giáo quy định, đại diện cho tổ chức Giáo hội ở những mức độ khác nhau trong quan hệ đối nội cũng nhƣ trong quan hệ giữa đạo và đời.

Thứ ba, chức việc. Chức việc là tín đồ có tham gia vào cơng việc quản lý của Giáo hội, đƣợc giáo hội chỉ định hoặc tập thể tín đồ bầu vào giữ các chức vụ của tổ chức Giáo hội cơ sở.

Thứ tư, người tu hành. Ngƣời tu hành là tín đồ tự nguyện tuân thủ các quy

định về giới cấm, thực hành các nghi thức lễ bái của tôn giáo.

Thứ năm, nơi thờ tự. Nơi thờ tự của các tôn giáo đƣợc xây dựng bằng

những vật liệu khác nhau và có kiểu kiến trúc khác nhau phù hợp với niềm tin của từng tôn giáo, là nơi hiện hữu của thần quyền, nơi bái vọng, ngƣỡng mộ và biểu hiện tình cảm đức tin tơn giáo, nơi diễn ra những nghi lễ tôn giáo. Nơi thờ tự cịn là nơi diễn ra các hoạt động hành chính của đạo, là nơi diễn ra các lễ hội tôn giáo, nơi sinh hoạt của các hội đồn tơn giáo.

Ngồi ra, các tơn giáo cịn có các cơ sở vật chất khác nhƣ: khuôn viên, ruộng đất, cơ sở đào tạo, cơ sở từ thiện, nhà dòng, nhà chùa... Những cơ sở vật chất này vừa là tài sản do các tổ chức tôn giáo sử dụng vừa là nơi diễn ra các hoạt động của các tổ chức tôn giáo. Những cơ sở này đƣợc Giáo hội giao trách nhiệm cho chức sắc có quyền quản lý, sử dụng.

Thứ sáu, sinh hoạt tôn giáo. Sinh hoạt tôn giáo là một phạm trù rất rộng, bao hàm nhiều mặt trong các hoạt động tơn giáo. Nhìn chung, mọi sinh hoạt tơn giáo đều do các thể nhân tôn giáo thực hiện đơn lẻ tại gia hoặc do chức sắc và các pháp nhân tôn giáo thực hiện nhƣ Ban hành giáo, Ban hộ tự... Các sinh hoạt tôn giáo tuân theo lề luật và lễ nghi nhất định nhƣ lễ thƣờng, lễ trọng, các phép bí tích, các khoá hạ, giới đàn, bồi linh... Lễ luật và lễ nghi của các tôn giáo chứa đựng trong văn tự và chỉ thể hiện ra thành hành vi có thể đo đếm đƣợc thông qua các sinh hoạt tôn giáo.

Quản lý hành chính nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo là một trong những nhiệm vụ của Nhà nƣớc để bảo đảm cho cơng dân có quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tơn giáo nào. Các tơn giáo đều bình đẳng trƣớc pháp luật. Những nơi thờ tự của các tôn giáo đƣợc pháp luật bảo hộ.

Không ai đƣợc xâm phạm tự do tín ngƣỡng, tơn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với hoạt đọng tôn giáo ở việt nam hiện nay (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)