2.1.3.1. Quản lý nhà nước
Hiện nay có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về QLNN. Có thể liệt kê một số khái niệm về QLNN nhƣ:
Thứ nhất, “QLNN là hoạt động của toàn bộ bộ máy nhà nƣớc từ cơ quan quyền lực nhà nƣớc: Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; các cơ quan hành chính nhà nƣớc: Chính phủ, các Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp; Tòa án nhân dân các cấp; Viện Kiểm sát nhân dân các cấp” [45, tr. 15].
Thứ hai, “QLNN là hoạt động có tổ chức bằng pháp quyền của bộ máy Nhà nƣớc (cơng quyền) để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của cơng dân và mọi tổ chức xã hội chính trị - khoa học - văn hóa - xã hội… nhằm giữ gìn thể chế chính trị, trật tự xã hội và phát triển xã hội theo những mục tiêu đã định”. [45, tr. 16].
Thứ ba, “QLNN là hoạt động của Nhà nƣớc trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tƣ pháp nhằm thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại của Nhà nƣớc” [47, tr. 27].
Thứ tƣ, “QLNN là một dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nƣớc để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời”. [47, tr. 28].
Thứ năm, “QLNN là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nƣớc của các cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nƣớc, nhằm mục đích ổn định và phát triển đất nƣớc”. [45, tr. 16].
Theo nghĩa hẹp: “QLNN là hoạt động của riêng hệ thống cơ quan hành chính nhà nƣớc (QLHCNN): Chính phủ, các Bộ cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các sở, phịng ban chun mơn của UBND…” [47, tr. 18].
Nhƣ vậy, thuật ngữ QLNN có nhiều khái niệm khác nhau, nhƣng xét về bản chất, các khái niệm này đều có những đặc điểm chung giống nhau về tính quyền lực nhà nƣớc, chủ thể, khách thể, đối tƣợng, hoạt động chấp hành và điều hành của Nhà nƣớc, tính tổ chức trực tiếp của Nhà nƣớc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tính chủ động sáng tạo, tổ chức, chính trị, dân chủ, khoa học… Tuy nhiên, QLNN và QLHCNN có cấp độ và nội dung khác nhau. Hoạt động của hành chính nhà nƣớc là hoạt động thực thi pháp luật và biến các ý tƣởng của pháp luật thành những sản phẩm cụ thể. Do mối quan hệ giữa QLNN (theo nghĩa rộng) và QLHCNN (theo nghĩa hẹp) mà các nguyên tắc của QLNN có thể đƣợc vận dụng trong hoạt động hành chính nhà nƣớc. Theo tác giả thì: Quản lý nhà nước là
sự tác động mang tính tổ chức và quyền lực nhà nước của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước tới đối tượng quản lý bằng các công cụ quản lý khác nhau để nhằm mục tiêu phát triển các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng của đất nước đã đề ra.
2.1.3.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động tơn giáo
Tơn giáo có ảnh hƣởng khá sâu sắc đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Tôn giáo tham gia thực hiện nhiều chức năng xã hội vừa mang những ƣu điểm, vừa có những hạn chế, tiêu cực. Để đảm bảo quyền tự do tín ngƣỡng, tơn giáo, phát huy những mặt tích cực, hạn chế những tiêu cực. Nhà nƣớc cần phải quản lý hoạt động tôn giáo, đảm bảo cho các hoạt động tôn
giáo diễn ra vừa phù hợp với pháp luật mà Nhà nƣớc là đại diện, vừa phù hợp với sự nghiệp chung của xã hội.
Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo là một nhiệm vụ quan trọng, nội dung này đƣợc đề cập trong các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác tôn giáo, nhất là gần đây. Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX về cơng tác tơn giáo đã xác định những giải pháp chủ yếu của cơng tác tơn giáo, trong đó có nhấn mạnh “tăng cƣờng QLNN về tơn giáo” [18].
Quản lý nhà nƣớc về tôn giáo là hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngƣỡng, tơn giáo và quyền tự do khơng tín ngƣỡng, tơn giáo của nhân dân, hƣớng các hoạt động tôn giáo phục vụ lợi ích chính đáng của các tín đồ và phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Nhà nƣớc quy định bằng pháp luật các hoạt động tôn giáo nhằm bảo đảm quyền bình đẳng giữa các cơng dân, các tổ chức xã hội trƣớc pháp luật, hình thành khung pháp lý, làm cơ sở để các tôn giáo thực hiện hoạt động của mình trong khn khổ pháp luật.
Theo tác giả: QLNN đối với hoạt động tôn giáo là phương thức, cách thức do cơ quan nhà nước, các tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền tiến hành nhằm đảm bảo cho các hoạt động tôn giáo được thực hiện theo đúng chủ trương, chính sách, pháp luật, các quy định về hoạt động tôn giáo phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước gắn với ổn định chính trị - xã hội và đời sống của nhân dân.
Qua khái niệm trên ta thấy:
Thứ nhất, chủ thể QLNN đối với hoạt động tôn giáo: bao gồm các cơ quan
nhà nƣớc thuộc hệ thống hành pháp gồm: Chính phủ và Thủ tƣớng Chính phủ; Bộ Nội vụ; Ban Tơn giáo Chính phủ thuộc Bộ Nội vụ; UBND các cấp; Sở Nội vụ (ban Tơn giáo hoặc Phịng Tơn giáo); Phịng Nội vụ; chính quyền xã, phƣờng, thị trấn. Ngồi ra có các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức, cá nhân đƣợc nhà nƣớc trao quyền quản lý nhƣ Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Mơi trƣờng…
Chính phủ thống nhất quản lý về tín ngƣỡng, tơn giáo. Theo phân cơng của Chính phủ, Bộ Nội vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về tơn giáo; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện việc quản lý lễ hội tín ngƣỡng.
Đội ngũ cán bộ cơng chức làm công tác QLNN về tôn giáo cũng giống nhƣ đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy HCNN, họ là những ngƣời có ý thức trách nhiệm với cơng việc, bản lĩnh, có phẩm chất đạo đức cách mạng, trình độ kiến thức, năng lực tổ chức thực tiễn cơng việc. Ban Tơn giáo Chính phủ có chức năng QLNN về hoạt động tôn giáo trong phạm vi cả nƣớc, là đầu mối phối hợp với các bộ, ban, ngành về công tác tôn giáo và liên hệ với các tổ chức tôn giáo.
Cơ quan QLNN về công tác tôn giáo cấp tỉnh, cấp huyện là cơ quan chuyên môn thuộc UBND, chịu trách nhiệm trƣớc UBND thực hiện chức năng QLNN về các hoạt động tôn giáo theo pháp luật của Nhà nƣớc trong phạm vi địa phƣơng, là đầu mối phối hợp với các cơ quan, ban, ngành về công tác tôn giáo và liên hệ với các tổ chức tôn giáo ở địa phƣơng. Còn ở cấp cơ sở xã, phƣờng hiện nay mới chỉ có cán bộ kiêm nhiệm làm công tác tham mƣu cho UBND cùng cấp giải quyết những vấn đề có liên quan đến tơn giáo.
Trong tình hình cơng tác tơn giáo nói chung, QLNN về tơn giáo nói riêng đặt ra những vấn đề mới phức tạp, các thế lực thù địch luôn lợi dụng vấn đề tơn giáo, dân tộc hịng can thiệp vào công việc nội bộ của đất nƣớc, công tác tơn giáo vốn đã nhạy cảm, khó khăn, nay lại càng nhạy cảm và khó khăn hơn. Trƣớc tình hình đó, nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị ngày càng nhiều hơn, đặc biệt là đội ngũ CBCC làm cơng tác QLNN về tơn giáo phải có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực thực thi công vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới; phải có phẩm chất chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, khả năng tập hợp, vận động quần chúng và có trình độ am hiểu về tôn giáo nhất định.
Thứ hai, khách thể quản lý: Đó chính là hoạt động của các tổ chức tôn
giáo, chức sắc, ngƣời tu hành, tín đồ; hoạt động truyền bá tơn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo.
Thứ ba, vai trò của Nhà nước: Quản lý các hoạt động tôn giáo cho phù
hợp, có sự định hƣớng; có sự hỗ trợ và kiểm soát của nhà nƣớc, thể hiện:
Nhà nƣớc định hƣớng: Từ khi thành lập đến nay, Nhà nƣớc Việt Nam luôn cam kết tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngƣỡng, tơn giáo của nhân dân, đồng thời khơng ngừng hồn thiện hệ thống pháp luật về tín ngƣỡng, tơn giáo để đáp ứng nhu cầu tín ngƣỡng, tơn giáo, tâm linh. Trong những năm qua, nhà nƣớc luôn định hƣớng cho các hoạt động tôn giáo phát triển theo định hƣớng. Nhà nƣớc tạo
điều kiện thuận lợi, bảo đảm hoạt động tơn giáo đáp ứng nhu cầu tín ngƣỡng, tơn giáo của ngƣời dân. Nhất quán với quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc, để bảo đảm quyền tự do tín ngƣỡng và tơn giáo, hơn nửa thế kỷ qua, hệ thống pháp luật ở Việt Nam ln đƣợc điều chỉnh và hồn thiện đáp ứng yêu cầu thực tiễn cũng nhƣ bảo đảm sự tƣơng thích quốc tế.
Nhà nƣớc ban hành hệ thống văn bản có liên quan nhƣ: Luật, Pháp lệnh, Thông tƣ, Chỉ thị…để tôn trọng, tuyên truyền và định hƣớng các hoạt động tôn giáo phát triển.
Nhà nƣớc hỗ trợ các hoạt động tơn giáo. Trong Luật Tín ngƣỡng, tơn giáo quy định: Những nơi thờ tự của các tín ngƣỡng, tơn giáo đƣợc pháp luật bảo hộ; Không ai đƣợc xâm phạm tự do tín ngƣỡng, tơn giáo hoặc lợi dụng tín ngƣỡng, tơn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nƣớc" (Điều 70).
Nhà nƣớc công nhận một tổ chức tôn giáo; Nhà nƣớc Việt Nam luôn lắng nghe tâm tƣ, nguyện vọng của chức sắc các tổ chức tôn giáo, tạo điều kiện để mọi ngƣời đƣợc thỏa mãn nhu cầu đời sống tâm linh, tôn giáo, vừa khuyến khích phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức, bác ái của tín ngƣỡng, tơn giáo trong đời sống xã hội. Nhƣ vậy, nhà nƣớc tạo điều kiện để các tôn giáo hoạt động và sinh hoạt tôn giáo theo quy định.
Nhà nƣớc kiểm soát: Bên cạnh việc tạo điều kiện, có các chính sách đối với hoạt động tơn giáo, nhà nƣớc có sự kiểm soát hoạt động của các tôn giáo. Các tôn giáo hoạt động theo quy định của Luật và các văn bản hƣớng dẫn thi hành.