Những kết quả đã đạt được và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với hoạt đọng tôn giáo ở việt nam hiện nay (Trang 93 - 97)

I Trình độ chuyên môn 3427 42 1 Đại học 734

3.3.1. Những kết quả đã đạt được và nguyên nhân

3.3.1.1. Những kết quả đã đạt được

Một là, thay đổi nhận thức căn bản của các cấp ủy, tổ chức Đảng và chính quyền các cấp về tơn giáo và công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo. Vấn đề

này thể hiện rõ nhất trong việc ban hành hệ thống các văn bản của Đảng và Nhà nƣớc về tôn giáo và công tác tôn giáo. Năm 1986 Việt Nam bƣớc vào thời kỳ đổi mới, thì năm 1990, Bộ Chính trị khóa VI đã ban hành Nghị quyết số 24 NQ-TW ngày 16/10/1990 của về “Tăng cƣờng cơng tác tơn giáo trong tình hình mới” là dấu mốc mở đầu cho bƣớc ngoặt phát triển về nhận thức. Từ 1990 đến 2003, đã có 13 văn kiện về các vấn đề tôn giáo gồm 2 Nghị quyết, 2 Chỉ thị, 9 Thơng báo. Trong đó, cấp Ban Bí thƣ ban hành 1 Chỉ thị, 7 Thơng báo; cấp Bộ Chính trị ban hành 01 Nghị quyết, 01 Chỉ thị và 02 Thông báo; cấp Ban Chấp hành TW ban hành 01 Nghị quyết…

Năm 1991 Hội đồng Bộ trƣởng ban hành Nghị định 69/HĐBT, ngày 21/3/1991 của Hội đồng Bộ trƣởng quy định về các hoạt động tôn giáo; Năm 1992 Hiến pháp nƣớc CHXHCNVN ghi rõ “cơng dân có quyền tự do tơn giáo”. Tiếp đến các Nghị định, Pháp lệnh, Chỉ thị liên quan đến hoạt động tôn giáo đƣợc ban hành. Hiến pháp năm 2013 quy định “tự do tín ngƣỡng là quyền cơ bản của con ngƣời” và năm 2016 Luật Tín ngƣỡng, tôn giáo đƣợc ban hành.

Hai là, Đổi mới và tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo thực hiện thường xuyên, liên tục. Những

chính quyền, các cơ quan ban ngành liên quan, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tổ chức thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nƣớc từ cơ sở; nhất là trong vùng đồng bào có đạo, những địa bàn cơ sở tập trung nhiều chức sắc, tín đồ tơn giáo và các hoạt động tín ngƣỡng trong các dịp lễ trọng của nhân dân trên cả nƣớc.

Công tác xây dựng, củng cố lực lƣợng cốt cán trong ở các đông đồng bào tôn giáo thƣờng xuyên đƣợc quan tâm; đến nay, CBCC làm QLNN là cán bộ cốt cán, chức sắc tôn giáo là đảng viên, cán bộ tham gia các tổ chức chính trị-xã hội tăng lên rõ rệt. Hằng năm, Đảng và Nhà nƣớc đã quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện để nhân dân tổ chức tốt các hoạt động lễ hội, các dịp lễ quan trọng của đồng bào có đạo ln đảm bảo long trọng, an toàn, lành mạnh và đúng pháp luật. Bên cạnh đó cấp ủy, chính quyền từ Trung ƣơng đến cơ sở đã chỉ đạo, tổ chức các đoàn đại biểu đến động viên, chúc mừng, thăm hỏi các chức sắc tơn giáo và các gia đình Cơng giáo tiêu biểu nhân dịp lễ Noel và các dịp lễ quan trọng của các Chùa trên phạm vi cả nƣớc.

Công tác quản lý việc trùng tu đầu tƣ xây dựng các cơ sở liên quan đến tín ngƣỡng, tơn giáo đƣợc các cấp chính quyền luôn quan tâm. Thông qua nhiều nguồn quyên góp của nhân dân và các nhà hảo tâm, nhiều cơ sở thờ tự của tín ngƣỡng, tơn giáo đã đƣợc trùng tu, nâng cấp và xây dựng, sửa chữa [10]. Bên cạnh đó, cơng tác QLNN đối với hoạt động tiếp nhận, bổ nhiệm, phong chức, phong phẩm cho các cơ sở tôn giáo đƣợc thực hiện theo đúng tinh thần của Luật Tín ngƣỡng, tơn giáo.

Ba là, về tổ chức bộ máy và công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác tôn giáo, thường xuyên được củng cố, kiện toàn và được các cấp ủy Đảng và chính quyền chăm lo, tạo điều kiện. Ban Tơn giáo Chính phủ của Bộ Nội vụ hoàn

thành đề án “Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về tôn giáo các cấp”, đến nay về cơ bản hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động tôn giáo đã đƣợc củng cố, kiện toàn thƣờng xuyên, từ Trung ƣơng tới địa phƣơng cơ sở cũng nhƣ ở các cơ quan, ban ngành liên quan. Tổng kết 12 năm thực hiện Pháp lệnh Tín ngƣỡng, tơn giáo; thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập triển khai xây dựng Luật Tín ngƣỡng, tơn giáo… Đối với công tác đào tạo, bồi dƣỡng, trong những năm qua Ban Tôn giáo Chính phủ đã tổ chức 345 lớp đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ công tác tôn giáo cho cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp; đồng thời

cũng mở nhiều lớp hoặc hội nghị tập huấn bồi dƣỡng nghiệp vụ về công tác tôn giáo cho các tổ chức tơn giáo, điển hình là đạo Tin lành Ban Tơn giáo Chính phủ đã mở các lớp cho gần 3.000 trƣởng điểm nhóm và phụ tá các điểm nhóm, cán bộ cấp cơ sở (thơn, bản)…

Bốn là, công tác tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo được tăng cường. Qua khảo sát, nghiên cứu cho thấy, những năm qua từ Trung ƣơng tới các

địa phƣơng cơ sở đã thƣờng xuyên làm tốt công tác tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, trong các hội nghị, hội thảo về chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc về tôn giáo; đồng thời làm tốt cơng tác vận động chức sắc, tín đồ các tổ chức tơn giáo trong việc chấp hành chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc về tín ngƣỡng tơn giáo. Nhiều cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở đã có những cách làm hay, kinh nghiệm quý trong việc tập hợp các tín đồ, chức sắc tôn giáo trong các phong trào thi đua yêu nƣớc, tích cực tham gia phát triển kính tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Năm là, hợp tác quốc tế về tôn giáo được tăng cường và ngày càng mở rộng. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết các tôn giáo ở Việt Nam nhƣ: Công giáo, Phật giáo,Tin lành… đều du nhập từ nƣớc ngoài vào Việt Nam [10]…do vậy, các hoạt động đối ngoại, quan hệ quốc tế đã đƣợc các tôn giáo quan tâm và thực hiện khá bài bản. Điển hình là Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc đƣợc tổ chức tại Hà Nội năm 2008 với trên 1.500 đại biểu đến từ 74 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự; tại Bái Đính, tỉnh Ninh Bình năm 2014 với sự tham dự của hơn 1.000 chức sắc, tín đồ đến từ 95 quốc gia và vùng lãnh thổ; Hội nghị Ni giới thế giới năm 2009 tại Tp. Hồ Chí Minh có gần 400 đại biểu Phật giáo quốc tế. Năm Thánh 2011 của Giáo hội Công giáo đã đƣợc tổ chức trang trọng và Lễ bế mạc có sự tham dự của 50 Giám mục, trong đó có sáu Giám mục nƣớc ngồi hoặc đã đón và làm việc với nhiều cá nhân và tổ chức tôn giáo, tổ chức quốc tế nhƣ: hội nghị hội thảo bàn tròn về Tin lành do Viện Nghiên cứu Tôn giáo Việt Nam chủ trì phối hợp với Viện Can dự Toàn cầu (IGE); tiếp tập đồn truyền thơng (WAZ) của Đức vào Việt Nam để tìm hiểu chính sách tơn giáo của Việt

Nam; dự Hội thảo tôn giáo và Pháp quyền tại Utah, Hoa Kỳ theo lời mời của trƣờng Đại học BYU,…Điểm nổi bật nữa là các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam đều có mối quan hệ với các tơn giáo đồng đạo trên thế giới, nên từng tổ chức tôn giáo đã rất chú trọng tới việc trao đổi đồn các chức sắc, tín đồ ra nƣớc ngồi học tập, dự hội nghị, hội thảo, tham gia các hội nghị quốc tế tôn giáo thế giới và khu vực.

Về công tác đối ngoại tôn giáo, các cơ quan chức năng ở Trung ƣơng và các địa phƣơng đã chủ động hợp tác với các nƣớc; tăng cƣờng trao đổi đoàn, tham dự các diễn đàn, hội thảo, đối thoại về nhân quyền, tôn giáo với các nƣớc EU, Mỹ, Úc, Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế (Mỹ), diễn đàn nhân dân ASEM…, qua các cuộc tiếp xúc giữa các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, phóng viên, báo chí nƣớc ngồi với các cơ quan, tổ chức ở Trung ƣơng, các tỉnh, thành phố.

Sáu là, công tác thanh tra, kiểm tra được đổi mới và tăng cường. Theo báo

cáo của Bộ Nội vụ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội và các cơ quan ban ngành liên quan, cho thấy: trong những năm qua công tác thanh tra, kiểm tra đối với tổ chức và hoạt động của các tôn giáo đã đƣợc các cấp, các ngành quan tâm. Về chuyên môn, ngày 10/6/2016 Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tƣ số 04/2016/TT-BNV hƣớng dẫn một số nội dung về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực tơn giáo [21]. Từ đó đến nay cơng tác thanh tra, kiểm tra đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục, nhất là các lĩnh vực về đất đai, xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự, kinh doanh ấn phẩm tơn giáo, sinh hoạt tơn giáo… bên cạnh đó cấp ủy, chính quyền cịn thƣờng xun quan tâm, hƣớng dẫn, đồng thời chỉ đạo giải quyết kịp thời ngay từ cơ sở, do đó đã tạo đƣợc sự đồng thuận giữa chính quyền và giáo hội; xây dựng đƣợc niềm tin của các tín đồ và các chức sắc tơn giáo đối với Đảng và Nhà nƣớc.

3.3.1.2. Nguyên nhân đạt được thành tựu

Một là, do Đảng và Nhà nƣớc ta có chủ trƣơng đổi mới chính sách đối với

tôn giáo, đồng thời đề ra đƣờng lối phát triển kinh tế-xã hội đúng đắn, hợp lòng dân. Các cấp uỷ đảng đã quan tâm chỉ đạo, xây dựng, củng cố lực lƣợng chính trị trong vùng tơn giáo, thực hiện cơng tác vận động tín đồ, chức sắc tôn giáo; tạo điều kiện thuận lợi cho công tác QLNN đối với tôn giáo.

Hai là, công tác tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về tơn giáo

nhận thức và tạo cơ sở pháp lý bảo đảm quyền tự do tín ngƣỡng, tơn giáo của công dân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN về tôn giáo.

Ba là, đội ngũ CBCC làm công tác tôn giáo thƣờng xuyên đƣợc bồi dƣỡng,

nâng cao trình độ, chun mơn nghiệp vụ, đã chủ động và kịp thời tham mƣu cho Đảng và chính quyền các cấp trong cơng tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn; hƣớng về cơ sở, tích cực chỉ đạo giải quyết những vụ việc phức tạp ngay từ cơ sỏ. Chính quyền các cấp đã có sự chuyển biến trong nhận thức về tính phức tạp và sự nhạy cảm trong quá trình giải quyết các vụ việc khiếu kiện liên quan đến tôn giáo.

Bốn là, các cấp, các ngành đã thực hiên đúng các quy định của pháp luật

trong xử lý những vi phạm về chính sách tự do tín ngƣỡng, tơn giáo; đồng thời trong giải quyết, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo các cấp đã biết vận dụng linh hoạt, nhƣng giữ vững nguyên tắc, do vậy đã đƣợc các chức sắc tôn giáo và bà con tin đồ các tôn giáo tin tƣởng.

Năm là, MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội tại cơ sở từng bƣớc đã đƣợc

củng cố vững mạnh, nhất là vùng có đơng đồng bào tôn giáo. Do vậy, đã Phát huy tốt đƣợc sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị dƣới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, Chính quyền giải quyết đúng đắn, kịp thời các vụ việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến tôn giáo ngay từ cơ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với hoạt đọng tôn giáo ở việt nam hiện nay (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)