Thực trạng hoạt động tôn giáo ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với hoạt đọng tôn giáo ở việt nam hiện nay (Trang 71 - 75)

Những năm qua, sinh hoạt tơn giáo của tín đồ, chức sắc diễn ra bình thƣờng trong khuôn khổ pháp luật; các lễ lớn thu hút đơng đảo tín đồ tham gia; hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng chức sắc trong các tôn giáo đƣợc chú trọng theo hƣớng tăng số lƣợng chiêu sinh, mở rộng loại hình đào tạo.... Tuy nhiên, do tác động của tồn cầu hóa, của kinh tế thị trƣờng, sự quản lý chƣa chặt chẽ, thiếu đồng bộ của một số cơ quan chức năng và sự lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch, hoạt động tơn giáo cịn bộc lộ một số hạn chế, tiêu cực, tác động trực tiếp đến đời sống tôn giáo và đời sống xã hội ở nƣớc ta, cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, về tôn giáo: Tăng cƣờng các hoạt động mang tính phơ trƣơng, hình thức, nặng về kinh tế, xem nhẹ tu học và hƣớng dẫn tín đồ tu tập; mâu thuẫn nội bộ trong một số tổ chức tôn giáo vẫn cịn, có lúc, có nơi gay gắt; việc quản lý giáo hội, quản lý chức sắc trong một số tổ chức tôn giáo chƣa đúng theo nội quy, điều lệ đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt.

Thứ hai, về an ninh, trật tự trong tơn giáo:

Tình trạng khiếu kiện, khiếu nại về đất đai, cơ sở thờ tự tôn giáo. Trong

những năm gần đây, số lƣợng đơn thƣ khiếu kiện, khiếu nại về các vấn đề liên quan đến tôn giáo ở nƣớc ta luôn ở mức cao, khoảng trên 400 đơn thƣ/năm (năm 2016 số đơn thƣ là 672 đơn thƣ, năm 2017 là 809 đơn thƣ). Các nội dung khiếu kiện, khiếu nại liên quan đến đất đai, tài sản, cơ sở thờ tự tôn giáo luôn chiếm tỷ trọng lớn trong các nội dung đơn thƣ, tính chất các vụ việc cũng phức tạp hơn.

Qua thống kê năm 2017, Ban (Phòng) Tôn giáo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng đã thụ lý 809 đơn thƣ khiếu nại, tố cáo có liên quan đến tơn giáo, trong đó, có 452 nội dung đơn thƣ liên quan đến đất đai, 128 nội dung về tài sản, cơ sở thờ tự tôn giáo, 86 nội dung về sinh hoạt tôn giáo, 97 nội dung về các vấn đề pháp nhân, 40 nội dung về cơ quan quản lý và 15 nội dung về chính sách.

Tình trạng chuyển nhƣợng, hiến tặng đất, mở rộng cơ sở thờ tự, xây dựng nhà thờ, nhà nguyện trái pháp luật diễn ra ở hầu hết các địa phƣơng, việc dựng tƣợng Thánh, tƣợng Chúa, tƣợng Phật,… trên đất công vẫn diễn ra ở một số nơi. Những việc này tập trung ở khu vực Công giáo, một số linh mục cực đoan đã tham gia các hội thảo, viết bài trên các trang Web (Chuacuuthe, VietCatholic, nuvuongcongly…) xuyên tạc chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về các vấn đề kinh tế, xã hội; rao giảng trong nhà thờ về việc địi đất, địi “cơng lý, sự thật” và kêu gọi giáo dân kiên cƣờng trƣớc “bất cơng từ phía chính quyền”. Đặc biệt, các linh mục này cịn kích động giáo dân lấy lý do đất đai tơn giáo, tụ tập đơng ngƣời gây sức ép với chính quyền địi lại đất, cơ sở thờ tự liên quan đến tôn giáo, ngăn cản việc triển khai một số dự án phát triển kinh tế, xã hội ở địa phƣơng. Một số trƣờng hợp điển hình gần đây nhƣ vụ việc tại giáo xứ Cồn Dầu (Đà Nẵng), Dòng Chúa Cứu thế (Thái Hà, Hà Nội), Cầu Dầm, Con Cuông (Nghệ An), Vũng Áng, Đông Yên, Mỹ Lộc (Hà Tĩnh)... tình hình khiếu kiện đất đai phức tạp hơn khi bị các phần tử cực đoan “lợi dụng” để kích động giáo dân tạo điểm nóng, gây sự chú ý của dƣ luận và các cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí ở nƣớc ngồi.

Bên cạnh đó, một số tôn giáo nhƣ Phật giáo, Cao đài, Phật giáo Hịa Hảo…, cũng có khiếu kiện xin lại một số cơ sở thờ tự, đất đai tôn giáo trƣớc đây, song họ thể hiện một cách ơn hịa hơn theo các trình tự pháp luật quy định.

Các hoạt động tôn giáo trái quy định của pháp luật: Tình trạng chức sắc

phong chui hoặc tự nhận tuy có giảm nhƣng vấn tiếp diễn, nhất là số linh mục của đạo Công giáo và mục sƣ, truyền đạo trong các hệ phái Tin lành đã đƣợc Nhà nƣớc công nhận về tổ chức. Các đối tƣợng này thƣờng có thái độ cực đoan.

Hoạt động in ấn, xuất bản và lƣu hành kinh sách, ấn phẩm tôn giáo, tuy đã đƣợc Nhà nƣớc quan tâm tạo điều kiện nhƣng việc in ấn xuất bản không xin phép vẫn diễn ra. Những đầu sách, văn hóa phẩm (băng hình, băng cassette) có nội dung mê tín dị đoan, thậm chí có nội dung chính trị xấu, các sách tơn giáo nhập lậu vẫn lƣu hành ở nhiều nơi. Hoạt động này tập trung nhiều trong các tổ chức, hệ phái Tin lành chƣa đƣợc cơng nhận và “đạo lạ”. Tình trạng giảng đạo, truyền đạo trái pháp luật vẫn diễn ra.

phép chính quyền địa phƣơng, tập trung ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng các tỉnh biên giới; một số chức sắc ngƣời nƣớc ngồi đến truyền đạo khơng đăng ký với chính quyền (nhƣ ở Nghệ An, một số tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên). Đối tƣợng trực tiếp đƣợc truyền đạo chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Việc truyền đạo thơng qua các hình thức rao giảng trực tiếp tại các cuộc lễ (do chức sắc, nhà tu hành tại địa phƣơng và một số ngƣời từ các địa phƣơng khác đến) hoặc thông qua du lịch, hoạt động từ thiện, kinh doanh dƣới nhiều hình thức (nghỉ trọ, quán nƣớc, trạm dừng xe,) để truyền đạo và phát tán tài liệu có nội dung tơn giáo (băng, đĩa, sách...). Một số tổ chức tơn giáo nƣớc ngồi đến các tỉnh Tây Ngun với danh nghĩa thăm viếng và tổ chức một số hoạt động tôn giáo nhƣng mục đích là muốn quảng bá và từng bƣớc truyền đạo. Một số hệ phái Tin lành chƣa đƣợc Nhà nƣớc cấp đăng ký hoạt động tôn giáo vẫn tiếp tục tổ chức truyền đạo trái pháp luật, đáng chú ý là Hội thánh Phúc âm Toàn vẹn Việt Nam; Hội thánh Tin lành Liên hiệp truyền giáo Việt Nam; Hội thánh Liên hữu Báp - tít Việt Nam; Hội thánh Truyền giảng Phúc âm; Hội thánh Chứng nhân Giêhơva;… khi bị xử lý hành chính các đối tƣợng đã tỏ thái độ và có những hành vi bất hợp tác, thách thức chính quyền, vu cáo chính quyền khơng tơn trọng tự do tín ngƣỡng, tơn giáo.

Phần lớn các hoạt động truyền đạo trái pháp luật diễn ra chính quyền cơ sở không phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Tuy nhiên, cũng có những vụ việc đƣợc phát hiện, nhắc nhở nhƣng hầu hết chức sắc các tôn giáo không chấp hành, một số chức sắc Cơng giáo (giám mục Hồng Đức Oanh, Giám mục Giáo phận Kon Tum; linh mục Nguyễn Văn Bình-nhà thờ Kon Hring, xã Diên Bình, huyện Đắk Tơ) cho rằng chính quyền địa phƣơng “chƣa tơn trọng quyền tự do tín ngƣỡng, tơn giáo”. Một số điểm nhóm Tin lành chƣa đăng ký đã tổ chức sinh hoạt tập trung, chính quyền lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu giải tán nhƣng vẫn tái phạm, khi bị xử lý thì đƣa lên mạng những bài viết, hình ảnh sai sự thật về sinh hoạt tơn giáo tại địa phƣơng, vu cáo chính quyền vi phạm nhân quyền, tự do tôn giáo.

Về mâu thuẫn nội bộ tổ chức tơn giáo: Do lợi ích cá nhân hoặc không

thống nhất đƣợc đƣờng hƣớng hành đạo dẫn đến mâu thuẫn nội bộ của một số tổ chức tôn giáo diễn biến phức tạp, nhƣ: bất đồng trong nội bộ Hội đồng Quản trị Hội thánh Tin lành Trƣởng lão Việt Nam; mâu thuẫn nội bộ trong một số Hội thánh Cao đài (Cao đài Tây Ninh, Cao đài Tiên Thiên); mâu thuẫn giữa Ban Trị sự Trung ƣơng Tịnh độ Cƣ sĩ Phật hội với Ban Trị sự tỉnh hội Sóc Trăng; mâu

thuẫn nội bộ một số tỉnh hội, thành hội và cơ sở Phật giáo. Từ đó hình thành các nhóm, hệ phái khác nhau, hoạt động nhằm tranh giành ảnh hƣởng và tín đồ.

Hoạt động mê tín, dị đoan có xu hướng tăng lên ở một số cơ sở tôn giáo, nhất là trong các cơ sở Phật giáo. Các hiện tƣợng tín ngƣỡng, tơn giáo mới (đạo

lạ, tà đạo) tiếp tục mở rộng hoạt động ở một số nơi gây ảnh hƣởng đến an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội. Điển hình của các hoạt động này nhƣ vụ việc tại huyện Mƣờng Nhé (tỉnh Điện Biên), một số đối tƣợng lợi dụng sự cả tin của một bộ phận ngƣời dân tộc Mông để tuyên truyền về ngày tận thế, ngày hủy diệt và sự xuất hiện của vua mới (Vàng Chứ-Vua Mông), cứu dân tộc Mông thoát khỏi những khó khăn, đói nghèo và kêu gọi thành lập “Vƣơng quốc Mông”.

Hoạt động của các tôn giáo trong vùng dân tộc: Hoạt động của các hệ phái

Tin lành trong vùng đồng bào dân tộc Mông và khu vực miền núi phía Bắc ẩn chứa nhiều yếu tố phức tạp. Thời gian gần đây, phát hiện một số trƣởng nhóm Tin lành ngƣời Mơng ở Điện Biên, Lai Châu đƣợc các tổ chức Tin lành đƣa sang đào tạo tại Thái Lan có biểu hiện tách khỏi các nhóm Tin lành ngƣời Kinh. Tổ chức Tin lành ngƣời Mông ở Mỹ tăng cƣờng quan hệ và tài trợ kinh phí cho Hội thánh Tin lành miền Bắc (từ năm 2008 đến nay, mỗi năm 15.000 USD) để mở các lớp đào tạo giáo lý cho ngƣời Mông, đã mở đƣợc 4 lớp với hơn 200 ngƣời học. Ngoài ra Hội thánh Tin lành miền Bắc đã gửi 18 ngƣời Mông ở vùng dân tộc thiểu số phía Bắc vào học ở Viện Thánh kinh Thần học tại thành phố Hồ Chí Minh. Một số hệ phái Tin lành nhƣ Hội thánh Tin lành Trƣởng lão Việt Nam, Hội truyền giảng Phúc âm,…đang lợi dụng các hoạt động từ thiện xã hội để phát triển tín đồ vào vùng dân tộc Khmer ở Tây Nam Bộ, vùng đồng bào dân tộc Mông và các dân tộc thiểu số khác ở Tây Nguyên. Tại khu vực Nam bộ, đồng bào Khmer theo Phật giáo Nam tông Khmer và các vùng đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Hồi vẫn tiềm ẩn những yếu tố bất ổn liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn giáo. Một số giám mục các giáo phận Cơng giáo nhƣ Lạng Sơn, Hƣng Hóa, Vinh và vùng Tây Nguyên quan tâm phát triển tín đồ, đào tạo linh mục là ngƣời dân tộc thiểu số, in ấn kinh sách bằng tiếng dân tộc.

Các hiện tượng tôn giáo mới, đạo lạ, tà đạo: Theo thống kê, hiện nay cả

nƣớc có khoảng hơn 30 hiện tƣợng tơn giáo mới (đạo lạ và tà đạo), trong đó có 5 đạo từ nƣớc ngồi đang có hoạt động ở Việt Nam một cách bất hợp pháp (Thanh Hải Vô Thƣợng sƣ, Nhất Quán đạo, Pháp Luân công, San Sƣ Khọ Tẹ, Vô Vi khoa học huyền bí) và trên 20 “đạo lạ”, “tà đạo” nội sinh, với các biểu hiện dị

đoan. Một số hiện tƣợng tơn giáo mới đang phát triển và có xu hƣớng ngày càng mở rộng với những tên gọi khác nhau nhƣ Ngọc Phật Hồ Chí Minh, đạo Bà Ân, đạo “Bác Hồ”, đạo Bà Cấm, đạo Bà Điền, đạo Cô Non, đạo Thiên nhiên, đạo Thiên Cơ, Long Hoa Di lặc, Long Hoa Tam muội, Long Hoa chính pháp, Long Hoa Hội, Đồn 18 Phú Thọ, Thƣợng Nguyên cứu đời, Hoàng Thiên Long,… hiện nay, một số tổ chức trên đang xin đƣợc công nhận là tổ chức tôn giáo.

Đáng lƣu ý là một số hiện tƣợng tôn giáo mới (đạo lạ, tà đạo) lợi dụng vấn đề tâm linh, thêu dệt về những thế lực siêu nhiên để tập hợp lực lƣợng hoạt động chống phá chính quyền, gây mất ổn định an ninh trật tự nhƣ tổ chức bất hợp pháp Dƣơng Văn Mình; vụ việc lập “Vƣơng quốc Mơng” ở Tây Bắc, tà đạo “Hà Mịn” ở Tây Nguyên; hoạt động của nhóm phản động “Hội đồng cơng luật cơng án Bia Sơn” tại Phú Yên mới đây cũng có sự lợi dụng yếu tố tâm linh, thêu dệt về bộ sấm truyền thuyết Thái Ất Thiên Cơ để tập hợp lực lƣợng lập nên tổ chức “Ân đàn đại đạo”, núp dƣới danh nghĩa tu hành để hoạt động phản cách mạng; nhóm “Canh tân đặc sủng” tại Đắk Nông gần đây đã biến tƣớng thành “Công đồ các sứ vụ” hoạt động lén lút vào các ngày thứ bảy và chủ nhật tại tƣ gia; nhóm đối tƣợng theo “Tin lành Đề ga” thành lập hệ phái có tên “Cây Thập giá Chúa Giê su Christ” thƣờng tụ tập, dụ dỗ, lôi kéo ngƣời dân tin theo sự chỉ đạo của Fulro,…Gần đây, nhiều tổ chức tự xƣng mang tên "Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ" đã xuất hiện tại nhiều địa phƣơng trên cả nƣớc với các hình thức truyền đạo biến tƣớng, có biểu hiện lệch lạc về văn hóa, thuần phong mỹ tục và trục lợi khi ngƣời tham gia hội phải đóng tiền, "dâng hiến" thu nhập hằng tháng. Đến ngày 20/5/2018, có khoảng 37 tỉnh, thành phố có hiện tƣợng "Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ" hoạt

động, với sự tham gia của khoảng 4.500 ngƣời và trên 100 điểm nhóm. Các hoạt động tơn giáo và sự tác động của nó là một trong những tiền đề

và cơ sở quan trọng cho việc xác định nhiệm vụ cụ thể của công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với hoạt đọng tôn giáo ở việt nam hiện nay (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)