Các nguyên tắc quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với hoạt đọng tôn giáo ở việt nam hiện nay (Trang 49 - 51)

2.2.3.1. Bình đẳng

Trong quá trình QLNN đối với hoạt động tơn giáo đảm bảo cho mọi công dân đƣợc bình đẳng trƣớc pháp luật. Đây là nguyên tắc của thể chế dân chủ, có tính phổ quát ở nhiều quốc gia. Nhà nƣớc ta là nhà nƣớc dân chủ, đến nay Hiến pháp Việt Nam đã đƣợc bổ sung nhiều lần với những qui định rõ ràng về các quyền con ngƣời đƣợc Hiến pháp bảo vệ trên tất cả các mặt dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; các quyền riêng trong xã hội, đặc biệt là quyền trẻ em, phụ nữ, các dân tộc thiểu số, quyền bình đẳng trƣớc pháp luật của các tơn giáo.

Cơng dân có quyền tự do tín ngƣỡng, tơn giáo, theo hoặc khơng theo một tơn giáo nào. Các tơn giáo đều bình đẳng trƣớc pháp luật. Những nơi thờ tự của các tổ chức tôn giáo đƣợc pháp luật bảo hộ. Không ai đƣợc xâm phạm tự do tín ngƣỡng, tơn giáo hoặc lợi dụng tín ngƣỡng, tơn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nƣớc.

Chỉ thị số 37- CT/TW, ngày 02/7/1998 của Bộ chính trị về cơng tác tơn giáo trong tình hình mới đã khẳng định: “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngƣỡng, tơn giáo và tự do khơng tín ngƣỡng, tơn giáo của cơng dân. Mọi cơng dân đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trƣớc pháp luật, không phân biệt ngƣời theo đạo và ngƣời không theo đạo, cũng nhƣ giữa các tôn giáo khác nhau” [19].

Thực hiện nhất quán chính sách tơn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngƣỡng, theo hoặc khơng theo một tơn giáo nào, quyền sinh hoạt tơn giáo bình thƣờng theo đúng pháp luật. Các tơn giáo hoạt động trong khn khổ pháp luật, bình đẳng trƣớc pháp luật. Vì vậy, khơng phân biệt nghĩa vụ và quyền lợi của cơng dân vì lý do tín ngƣỡng, tơn giáo, cơng dân theo tơn giáo và khơng theo tơn giáo đều bình đẳng trƣớc pháp luật, đƣợc hƣởng mọi quyền lợi công dân, đồng

thời có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ cơng dân. Đây là nguyên tắc đồng thời cũng là nội dung quan trọng của quyền tự do tín ngƣỡng, tơn giáo ở Việt Nam hiện nay.

2.2.3.2. Đảm bảo tự do tín ngưỡng, tơn giáo của cơng dân.

Tín ngƣỡng, tơn giáo là nhu cầu tinh thần của con ngƣời đã xuất hiện từ xa xƣa trong lịch sử hình thành và phát triển của xã hội lồi ngƣời. Tín ngƣỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên, tƣởng niệm và tôn vinh những ngƣời có cơng với nƣớc, với cộng đồng, thờ cúng thần thánh, biểu tƣợng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngƣỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội. Tuy nhiên mức độ của niềm tin, sự tôn thờ ấy ở mỗi con ngƣời, mỗi cộng đồng ngƣời, mỗi giai đoạn lịch sử là khác nhau. Niềm tin tơn giáo khó áp đặt cũng khơng dễ tƣớc đoạt, nó tồn tại nhƣ nhu cầu khách quan của đời sống hiện thực. Vì vậy tự do tín ngƣỡng cũng có nghĩa là con ngƣời đƣợc tự nguyện hƣớng tới một lực lƣợng siêu nhiên, đồng thời cũng có quyền khƣớc từ hoặc loại bỏ niềm tin đã có. Tự do tín ngƣỡng cũng có nghĩa là khơng chấp nhận sự độc tơn hoặc tham vọng thơn tính của tơn giáo này đối với tôn giáo khác, càng không thể áp đặt hoặc gạt bỏ thông qua quyền lực chính trị.

Tuy nhiên, quyền tự do tín ngƣỡng, tơn giáo khơng phải là vơ giới hạn, vì quyền của ngƣời này, cộng đồng này khi vƣợt qua giới hạn nào đó có thể vi phạm vào quyền chính đáng của những ngƣời khác. Tự do theo nghĩa chân chính của nó là tự do của ngƣời này, cộng đồng này không vi phạm đến tự do của ngƣời khác và cộng đồng khác. Chính vì những lý do trên nhà nƣớc có trách nhiệm quản lý và điều chỉnh các hoạt động của cá nhân và tổ chức tôn giáo sao cho những hoạt động ấy diễn ra trong khuôn khổ của pháp luật, không ảnh hƣởng đến xã hội.

2.2.3.3. Nguyên tắc thống nhất giữa sinh hoạt tôn giáo và bảo tồn giá trị văn hóa.

Hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo bao giờ cũng thể hiện qua sinh hoạt vật chất của con ngƣời. Tín ngƣỡng, lịng tin tơn giáo đƣợc vật chất hóa trong đời sống xã hội thể hiện qua kinh sách, luật lệ, lễ nghi… Các cơ sở thờ tự của tôn giáo thƣờng là nơi thờ phụng của tín đồ các tơn giáo, đồng thời cũng là nơi giữ gìn văn hóa vật thể và phi vật thể. Những cơng trình kiến trúc, những tác phẩm hội họa, điêu khắc, những bản nhạc, bài ca, y phục đến trang trí, bày biện… thực

hiện các nghi thức tơn giáo đều thể hiện nét văn hóa đặc trƣng của từng tơn giáo cụ thể. Vì vậy, sự tồn tại của tơn giáo cũng có nghĩa là sự bảo lƣu văn hóa. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc khơng thể khơng quan tâm đến sinh hoạt tín ngƣỡng dân gian và tơn giáo truyền thống mà nhân dân ta lƣu giữ qua nhiều đời nay.

Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị văn hóa đích thực khơng thiếu những hiện tƣợng phản văn hóa có trong tơn giáo, những hủ tục cũ trỗi dậy, mê tín dị đoan gia tăng, thƣơng mại hóa trong tơn giáo phát triển… những hiện tƣợng ấy trà trộn, thẩm thấu vào sinh hoạt tôn giáo làm vẩn đục bầu khơng khí sinh hoạt tơn giáo lành mạnh. Nhà nƣớc quản lý hoạt động tơn giáo làm sao vừa giữ gìn đƣợc bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời loại bỏ dần những hiện tƣợng phản văn hóa trong sinh hoạt tôn giáo.

2.2.3.4. Đảm bảo sự thống nhất, hài hịa lợi ích cá nhân, cộng đồng và lợi ích quốc gia, xã hội.

Ngƣời có tín ngƣỡng, tơn giáo và ngƣời khơng có tín ngƣỡng, tơn giáo thƣờng có những nhu cầu đòi hỏi trong đời sống xã hội. Đối với tín đồ các tơn giáo, nhu cầu tâm linh của họ đƣợc nhà nƣớc tôn trọng và tạo mọi điều kiện để họ đáp ứng nhu cầu ấy. Nhƣng ở vào một thời điểm nào đó đứng trƣớc nhiều nhu cầu thì ở đây địi hỏi tín đồ phải giải quyết hài hịa, thỏa đáng giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể với lợi ích chung của xã hội. Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi phải giải quyết tốt các xung đột, mâu thuẫn xuất hiện giữa các chủ thể nói trên.

2.2.3.5. Những hoạt động tơn giáo vì lợi ích chính đáng và hợp pháp của tín đồ phải được đảm bảo.

Những hoạt động tơn giáo vì lợi ích của Tổ quốc và của Nhân dân đƣợc khuyến khích. Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngƣỡng, tơn giáo, lợi dụng tín ngƣỡng, tơn giáo để chống lại Nhà nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ cơng dân, phá hoại sự nghiệp đoàn kết toàn dân, làm phƣơng hại đến nền văn hóa lành mạnh của dân tộc và hoạt động mê tín dị đoan đều bị lên án và xử lý vi phạm theo luật định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với hoạt đọng tôn giáo ở việt nam hiện nay (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)