Phương thức quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với hoạt đọng tôn giáo ở việt nam hiện nay (Trang 46 - 49)

2.2.2.1. Quản lý bằng pháp luật

Pháp luật về hoạt động tơn giáo ở Việt Nam đã có quá trình hình thành, phát triển khá lâu và trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay khoa học pháp lý của nƣớc ta vẫn chƣa đƣa ra khái niệm hoàn chỉnh pháp luật về hoạt động tôn giáo. Qua nghiên cứu thấy rằng, pháp luật về hoạt động tơn giáo có nội dung điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa nhà nƣớc với giáo hội và cá nhân tín đồ, chức sắc, nhà tu hành trong hoạt động tơn giáo ở Việt Nam. Do vậy, có thể hiểu pháp luật về hoạt động tôn giáo là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh về hoạt động tôn giáo , bao gồm: 1) Quyền tự do tín ngƣỡng tơn giáo ; 2) Hoạt động tơn giáo ; 3) Đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung , đăng ký hoạt động tôn giáo ; 4) Tổ chức tôn giáo ; 5) Về điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo (tổ chƣ́c đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cơng nhận); thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc; Phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển, cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc, nhà tu hành; Cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dƣỡng tôn giáo; 6) Hoạt động tôn giáo; hoạt động xuất bản, giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo của tổ chức tơn giáo; 7) Tài sản của cơ sở tín ngƣỡng, tổ chức tôn giáo; 8) Quản lý nhà nƣớc và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tín ngƣỡng, tơn giáo.

Hoạt động tôn giáo liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; bên cạnh những hoạt động mang tính chất tơn giáo thuần túy, một số hoạt động đã bị lợi dụng vào mục đích phi tơn giáo, hoặc vi phạm các quy định pháp luật về những lĩnh vực khác, nhƣ: xây dựng, đất đai, xuất bản, xuất nhập cảnh... xâm hại đến lợi ích cộng đồng, xã hội. Vì vậy, pháp luật về hoạt động tơn giáo sử

dụng phƣơng pháp mệnh lệnh hay còn gọi là phƣơng pháp bắt buộc. Việc sử dụng phƣơng pháp này xuất phát từ yêu cầu bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nƣớc, đặt lợi ích của dân tộc, của tồn xã hội lên trên hết. Cách thức tác động của phƣơng pháp này vào các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh thể hiện ở các hình thức:

Thứ nhất, cấm đoán: Không cho phép các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật (tổ chức giáo hội, tín đồ, chức sắc và nhà tu hành) tiến hành một số hoạt động nhất định.

Thứ hai, bắt buộc: Chủ thể tham gia quan hệ xã hội do pháp luật về hoạt động tôn giáo điều chỉnh phải thực hiện những hành vi nhất định. Ví dụ: tổ chức giáo hội muốn tổ chức đại hội, bắt buộc phải làm đơn xin phép cơ quan QLNN về tơn giáo có thẩm quyền.

Thứ ba, cho phép: Chủ thể tham gia quan hệ xã hội do pháp luật về hoạt động tôn giáo điều chỉnh, đƣợc phép hoạt động trong phạm vi nhất định. Ví dụ: chức sắc, nhà tu hành đƣợc phép giảng đạo, truyền đạo trong phạm vi đƣợc phân công phụ trách. Nếu đến các địa phƣơng khác ngồi phạm vi đƣợc phân cơng để truyền đạo, giảng đạo phải xin phép và đƣợc sự đồng ý của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.

Hoạt động tơn giáo là một hoạt động có tính đặc thù, vừa phải đảm bảo đúng lễ nghi, phù hợp với Luật Tín ngƣỡng, tơn giáo, vừa phải đảm bảo yêu cầu QLNN về hoạt động tôn giáo. Do vậy, những quy định cấm đoán, bắt buộc, cho phép đối với hoạt động tôn giáo cũng phải đảm bảo yêu cầu vừa không can thiệp vào nội bộ và những hoạt động thuần túy tôn giáo, vừa phải tạo đƣợc cơ sở pháp lý nhằm ngăn chặn, phịng ngừa có hiệu quả âm mƣu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng hoạt động tôn giáo xâm hại đến lợi ích của tồn xã hội.

2.2.2.2. Quản lý bằng chính sách

Chính sách là tập hợp các chủ trƣơng và hành động về phƣơng diện nào đó của Chính phủ, nó bao gồm các mục tiêu mà Chính phủ muốn đạt đƣợc và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó [39, tr 27].

Chính sách đối với hoạt động tơn giáo là hệ thống những quan điểm, chủ trƣơng về nguyên tắc cho những hoạt động của các tôn giáo nhƣ: Các tôn giáo của Việt Nam đƣợc hoạt động tự do trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam; mọi cơng dân của Việt Nam đều bình đẳng trƣớc pháp luật, Nhà nƣớc

Việt Nam xử lý bằng pháp luật đối với bất cứ công dân Việt Nam nào vi phạm pháp luật, không phân biệt tôn giáo.

Đáp ứng nhu cầu tôn giáo, bất cứ một nhà nƣớc nào, tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể, cũng phải định ra một thái độ ứng xử đối với tơn giáo, đó là chính sách tơn giáo. Nhà nƣớc CHXHCNVN bảo đảm quyền tự do tín ngƣỡng, tơn giáo và quyền tự do khơng tín ngƣỡng tơn giáo của cơng dân; nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với cơng dân vì lý do tín ngƣỡng, tơn giáo; cơng dân theo tơn giáo hoặc khơng theo tơn giáo đều bình đẳng trƣớc pháp luật, đƣợc hƣởng mọi quyền cơng dân và có trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ cơng dân. Các hoạt động tôn giáo phải tuân theo pháp luật của Nhà nƣớc CHXHCNVN; mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngƣỡng, tơn giáo, mọi hành vi lợi dụng tín ngƣỡng, tơn giáo để phá hoại hồ bình, độc lập, dân chủ, phá hoại khối đại đồn kết, xâm phạm tự do tín ngƣỡng của cơng dân... đều bị xử lý theo pháp luật; các tôn giáo ở Việt Nam đƣợc Nhà nƣớc khuyến khích tham gia các hoạt động giáo dục, từ thiện, nhân đạo, đƣợc mở trƣờng lớp đào tạo chức sắc, nhà tu hành, đƣợc cử đi đào tạo ở nƣớc ngoài, đƣợc tạo điều kiện thuận lợi để giao lƣu quốc tế theo quy định của pháp luật.

2.2.2.3. Quản lý bằng thanh tra, kiểm tra

Mục đích của thanh tra, kiểm tra tình hình tơn giáo, cơng tác tơn giáo ở địa phƣơng là nắm đƣợc những mặt đã làm đƣợc, những khó khăn hạn chế; kinh nghiệm trong cơng tác tơn giáo…v.v. Qua đó, cùng với chính quyền địa phƣơng tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc tại cơ sở, đồng thời định hƣớng, đề xuất một số giải pháp trong công tác QLNN về tôn giáo thời gian tiếp theo cũng nhƣ để tổng hợp, báo cáo đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết các vấn đề có liên quan phù hợp với tình hình thực tế tại địa phƣơng và đúng quy định của pháp luật.

Nội dung kiểm tra thƣờng bao gồm: công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nƣớc về tôn giáo; việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến tơn giáo; tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác tôn giáo; công tác phối hợp giữa Phịng Nội vụ với các ngành có liên quan; việc giải quyết những hoạt động khơng bình thƣờng và các vấn đề phát sinh, tồn đọng về đất đai, cơ sở thờ tự liên quan đến tôn giáo.

tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Mọi công dân khơng phân biệt tín ngƣỡng, tơn giáo đều có quyền và có nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để tránh các thế lực thù địch lợi dụng tơn giáo thì cơng tác giáo dục, thuyết phục, vận động quần chúng nhân dân là hết sức quan trọng, là cốt lõi của công tác tôn giáo. Do vậy, trong QLNN về hoạt động tôn giáo không chỉ đúng pháp luật mà cịn phải đƣợc sự đồng tình của đơng đảo quần chúng nhân dân, vận động giải thích cho đồng bào hiểu rõ bản chất vấn đề cùng tham gia đấu tranh chống các biểu hiện sai trái đó cũng là việc quan trọng trong QLNN về tôn giáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với hoạt đọng tôn giáo ở việt nam hiện nay (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)