Nhóm các giải pháp theo tiến trình quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với hoạt đọng tôn giáo ở việt nam hiện nay (Trang 115 - 128)

I Trình độ chuyên môn 3427 42 1 Đại học 734

4.3.1. Nhóm các giải pháp theo tiến trình quản lý nhà nước

4.3.1.1. Giải pháp về cơ chế, luật pháp, chính sách về tín ngưỡng, tơn giáo

Thứ nhất, bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo đã ban hành. Hiến pháp năm 2013 quy định (Điều 24): “1. Mọi ngƣời có quyền tự do tín ngƣỡng, tơn giáo, theo hoặc không theo một tơn giáo nào. Các tơn giáo bình đẳng trƣớc pháp luật; 2. Nhà nƣớc tơn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngƣỡng, tơn giáo; 3. Khơng ai đƣợc xâm phạm tự do tín ngƣỡng, tơn giáo hoặc lợi dụng tín ngƣỡng, tơn giáo để vi phạm pháp luật." [74 ]

Trong thời gian qua, do chƣa có quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngƣỡng, tơn giáo nên hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc về tín ngƣỡng, tơn giáo chƣa thực sự đáp ứng yêu cầu. Hệ quả là, nhiều hành vi vi phạm pháp luật về tín ngƣỡng, tơn giáo chƣa đƣợc xử lý hoặc không thể xử lý. Cá biệt, có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tín ngƣỡng, tơn giáo rất nghiêm trọng nhƣng không thể truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ Luật Hình sự năm 1999 (Điều 129) do thiếu cơ sở định khung là hành vi vi phạm pháp luật về tín ngƣỡng, tơn giáo đó chƣa bị xử lý vi phạm hành chính (pháp luật hiện hành về tín ngƣỡng, tơn giáo chƣa quy định).

Ngày 18/11/2016, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV đã thơng qua Luật tín ngƣỡng, tơn giáo với 9 chƣơng, 68 điều (Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018). Khoản 2 Điều 64 Luật tín ngƣỡng, tơn giáo đã quy định: “Căn cứ quy định của Luật này và Luật Xử lý vi phạm hành chính, Chính phủ quy định

hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt cụ thể và thẩm quyền lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính…”.

Từ các lý do nêu trên, việc nghiên cứu, ban hành Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngƣỡng, tơn giáo là rất cần thiết.

Cần xây dựng văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngƣỡng, tơn giáo nhƣ Nghị định của Chính phủ; Thơng tƣ của Bộ Nội vụ về hƣớng dẫn Nghị định của Chính phủ. Nội dung Nghị định cần có các nội dung sau: 1) Các hình thức phạt, mức phạt và thẩm quyền xử phạt; 2) các hành vi vi phạm pháp luật về đăng ký hoạt động tín ngƣỡng ; tỏ chức lễ hội , sinh hoạt tôn giáo tập trung; 3) Quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngƣỡng, tơn giáo; thay đổi ngƣời đại diện , thời gian , địa điểm sinh hoa ̣t tôn giáo tập trung ; hoạt động qun góp. 4) Thay đởi tên, trụ sở; cấp đăng ký pháp nhân phi thƣơng mại ; giải thể tổ chức tôn giáo , tổ chƣ́c tôn giáo trƣ̣c thuô ̣c , cơ sở đào ta ̣o tôn giáo ; vi phạm về thành lập, hoạt động, giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo; về ĐTBD tôn giáo; 5) Chấp thuận, đăng ký phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc, chức việc có yếu tố nƣớc ngoài; việc tiếp nhận và quản lý các khoản tài trợ của tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài. 6) vi phạm hành chính về hoạt động tơn giáo có yếu tố nƣớc ngồi; 7) Biểu mẫu về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngƣỡng, tơn giáo.

4.3.1.2. Giải pháp về tổ chức bộ máy, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo.

Thứ nhất, về tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo

Với mơ hình tổ chức cán bộ làm cơng tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo hiện nay ở cấp Trung ƣơng thuộc Bộ Nội, cấp tỉnh thuộc Sở Nội vụ; cấp huyện thuộc Phòng Nội vụ, cấp xã khơng có tổ chức độc lập mà bố trí cán bộ nhƣ sau: a) Phân công một ủy viên Uỷ ban nhân dân kiêm nhiệm theo dõi, tổ chức thực hiện công tác tôn giáo trên địa bàn; b) Đối với xã là địa bàn khó khăn, phức tạp có thể bố trí một cán bộ tăng cƣờng làm cơng tác tôn giáo”. Nhƣ vậy, cán bộ xã làm công tác tôn giáo vẫn chỉ là kiêm nhiệm. Do vậy, ở những xã nơi có đơng đồng bào các tơn giáo thì cần có 01 cán bộ chun trách làm cơng tác tôn giáo thay bằng chế độ làm công tác tôn giáo kiêm nhiệm nhƣ hiện nay.

Để cơng tác quản lý nhà nƣớc về tín ngƣỡng, tơn giáo thực sự có hiệu quả trong thời gian tới, thì cần xây dựng lại mơ hình nhƣ trƣớc đây, đó là: cấp Trung ƣơng là Ban Tơn giáo Chính phủ, cơ quan ngang bộ, trực thuộc Chính phủ, Trƣởng Ban Tơn giáo là Phó Trƣởng Ban Dân vận Trung ƣơng. Cấp tỉnh, là Ban Tôn giáo hoặc (Ban Dân tộc, Tôn giáo hoặc Ban Tôn giáo, Dân tộc) trực thuộc Ủy ban nhân tỉnh, Trƣởng ban Tôn giáo là Phó Trƣởng Ban Dân vận Tỉnh ủy và tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phƣơng để sắp xếp cho phù hợp.

Thứ hai, về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo

Để nâng cao hiệu quả công tác ĐTBD đội ngũ cán bộ công chức làm công tác tôn giáo, cần giải quyết một số công việc sau:

Một là, lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng: Trƣớc hết là làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ CBCC làm công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo: Lập kế hoạch, phƣơng án tạo nguồn để quy hoạch. Cần xác định nguồn CBCC ở phạm vi rộng, có tầm nhìn xa cho trƣớc mắt và lâu dài, chủ động tạo nguồn cho đội ngũ CBCC trong từng giai đoạn phát triển của đất nƣớc và tình hình diễn biến của cơng tác tơn giáo, bảo đảm sự kế thừa liên tục giữa quy hoạch công chức đƣơng nhiệm với việc mở rộng đào tạo, bồi dƣỡng tạo nguồn công chức.

Trên cơ sở quy hoạch phải gắn với ĐTBD và sử dụng CBCC. Khi đã tạo đƣợc nguồn CBCC cho quy hoạch thì phải có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, nội dung đào tạo phải thiết thực, phù hợp với yêu cầu từng loại CBCC, chú trọng cả phẩm chất, đạo đức và thực tiễn, bồi dƣỡng kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành. Chú trọng bồi dƣỡng chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về tơn giáo. Bồi dƣỡng kiến thức QLNN, quản lý xã hội, công nghệ hông tin, phong cách lãnh đạo quản lý...

Công tác đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ CBCC làm công tác tôn giáo các cấp phải đƣợc coi là một nhiệm vụ quan trọng, trọng tâm của ngành. Công tác tôn giáo là một lĩnh vực công tác nhạy cảm, tế nhị, vì vậy ngƣời CBCC khi thực thi nhiệm vụ khơng những có kiến thức chuyên sâu về tơn giáo mà cịn phải có phƣơng pháp giải quyết xử lý công việc một cách khéo léo mà vẫn đảm bảo thực hiện đúng những quy định của pháp luật. Thƣờng xuyên hoặc định kỳ rà soát, phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ CBCC hiện có ở cơ quan, trên cơ sở đó có kế hoạch ĐTBD hiệu quả.

Hai là, chương trình đào tạo bồi dưỡng: cần sớm có chƣơng trình ĐTBD đội ngũ cơng chức làm công tác tôn giáo. Đề xuất này trên cơ sở sau: một nhà nƣớc dân chủ, pháp quyền thì tinh thần và nội dung của pháp luật sẽ đƣợc chuyển tải bởi đội ngũ công chức với các chức vụ, cấp bậc khác nhau ở các cƣơng vị khác nhau trong xã hội. Quản lý nhà nƣớc là một hoạt động đòi hỏi sự phối hợp hài hòa giữa các yếu tố thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng; giữa quản lý tổng hợp và quản lý trên từng lĩnh vực. Vậy, nếu mất một khâu nào đó của hệ thống quản lý về các hoạt động tơn giáo thì sự bất cập sẽ xảy ra. Do vậy, cần thiết xây dựng chƣơng trình ĐTBD cho đội ngũ CBCC làm công tác tôn giáo.

Nội dung chƣơng trình ĐTBD cần có các nội dung sau: tập huấn kiến thức chun mơn, kỹ năng, trong đó tập trung vào các lĩnh vực nhƣ: 1) Cập nhật các chính sách mới, tình hình mới; 2) Xây dựng các tình huống để có điều kiện rèn luyện phƣơng pháp tình huống trong thực tế. Hình thức tình huống sẽ trên 2 nguồn cung cấp: cơ quan chủ trì tập huấn và từ chính các cán bộ quản lý cung cấp. Các tình huống đƣợc lựa chọn, kết cấu logic dựa trên các số liệu thực. Mặt khác, diễn biến các thực tế luôn phong phú và đa dạng nên cần có sự lựa chọn điển hình có thể sẽ gặp, sẽ diễn ra ở đa số các vùng có tơn giáo, nếu khơng sẽ rơi vào tình trạng quá dàn trải, khơng thiết thực; 3) Nội dung ĐTBD phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp với đối tƣợng. Nghĩa là, đối tƣợng làm QLNN về tơn giáo ở nƣớc ta có nhiều cấp khác nhau, từ đó chức năng, nhiệm vụ của các cấp khác nhau. Ví nhƣ, nhóm cơng chức ở các cơ quan xây dựng chính sách, đề ra giải pháp tình thế khi cần thiết (nhƣ Ban Tơn giáo Chính phủ, Ban Tôn giáo tỉnh) nghiên cứu nhiều về thế giới quan, nhân sinh quan, những vấn đề liên quan đến giáo lý và giáo luật. Trong khi đó nhóm các CBCC làm cơng tác tơn giáo (xã, huyện) có thể tập trung nhiều hơn nội dung liên quan đến giáo lễ, tức là các nghi thức hành đạo; 4) Ở nƣớc ta có những vùng, miền tôn giáo khác nhau, ở mỗi vùng có những tơn giáo chiếm số lƣợng lớn trong dân cƣ. Do vậy, khi xây dựng nội dung ĐTBD cần chú ý đến đặc điểm này.

Ba là, tổng kết, đánh giá chương trình ĐTBD: Chất lƣợng của hoạt động ĐTBD đối với CBCC đƣợc thể hiện trƣớc hết thông qua việc các học viên sau khóa học có thể vận dụng các kiến thức và kỹ năng đã học vào nâng cao chất lƣợng cơng việc của mình hay khơng.

Nội dung đánh giá bao gồm: Mức độ phù hợp giữa nội dung chƣơng trình với u cầu vị trí việc làm; đánh giá năng lực của giảng viên và sự phù hợp của phƣơng pháp ĐTBD với nội dung chƣơng trình và ngƣời học; đánh giá năng lực tổ chức ĐTBD của cơ sở ĐTBD; mức độ tiếp thu kiến thức, kỹ năng của công chức và thực tế áp dụng vào việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

Đánh giá học viên: Là một phần quan trọng của quá trình dạy và học. Các

hình thức đánh giá bao gồm: kiểm tra, đánh giá quá trình khoá học; kiểm tra, đánh giá thái độ; kiểm tra, đánh giá kiến thức.

Đánh giá bài giảng: Để đánh giá bài giảng chính xác và khách quan,

chúng ta cần thu thập những thơng tin với những khía cạnh khác nhau và từ nhiều nguồn khác nhau. Thông tin phản hồi, ý kiến đánh giá từ học viên; các đồng nghiệp; các chuyên gia về phƣơng pháp sƣ phạm; những ngƣời quan tâm; những giảng viên.

Đánh giá giảng viên: là việc khi kết thúc khoá ĐTBD, thông qua kết quả học viên có đƣợc nâng lên về chun mơn, nghiệp vụ và kỹ năng thực thi công vụ không hay về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng thực thi công vụ của CBCC không đƣợc nâng lên, hoặc nâng lên không đáng kể.

Thứ ba, qiải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, cơng chức làm cơng tác tơn giáo.

Hồn thiện chính sách đặc thù cho đội ngũ CBCC ngành quản lý nhà nƣớc về tơn giáo, nhằm động viên khuyến khích CBCC làm cơng tác tơn giáo khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị. Xây dựng chế độ phụ cấp đặc thù cho đội ngũ CBCC làm công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo dựa trên việc quy định chức năng, nhiệm vụ của ngành tôn giáo theo quy định của pháp luật. Cụ thể hiện nay đang áp dụng:

Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với CBCC trực tiếp làm công tác tôn giáo thuộc các đơn vị chuyên môn trong cơ quan quản lý nhà nƣớc về tôn giáo các cấp.

Mức phụ cấp 20% áp dụng đối với CBCC làm cơng tác hành chính, sự nghiệp phục vụ nhiệm vụ công tác tôn giáo trong cơ quan quản lý nhà nƣớc về tôn giáo các cấp.

Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác QLNN về tôn giáo từ tỉnh đến xã, phƣờng, thị trấn. Bố trí cán bộ có năng lực và trình độ chun mơn

để tham mƣu cho cấp ủy, chính quyền về nhiệm vụ công tác tôn giáo trong thời kỳ đổi mới. Chính quyền các cấp quan tâm thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo, thực hiện tốt các chính sách về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn, từng bƣớc nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân trong đó có đồng bào có đạo, tạo điều kiện để đồng bào có đạo hịa nhập vào sự phát triển chung của đất nƣớc. Nhƣ vậy, nghiên cứu cơ chế chính sách đảm bảo cho đội ngũ cán bộ tôn giáo các cấp yên tâm và có điều kiện tối thiểu thực hiện nhiệm vụ cơng tác có tính phức tạp, đặc thù này.

Thu hút các cán bộ trẻ có đủ năng lực trình độ thay thế, bổ sung. Để làm đƣợc việc này, cần thiết phải làm tốt cả bốn khâu: quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo và sử dụng. Để có đƣợc đội ngũ CBCC làm cơng tác quản lý nhà nƣớc giỏi về chuyên mơn cần có chế độ đãi ngộ đặc thù, việc chảy máu chất xám (CBCC có trình độ năng lực xin chuyển cơng tác hoặc xin thơi việc) ở Ban Tơn giáo Chính phủ cũng nhƣ Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố nhƣ hiện nay là vấn đề cần hết sức lƣu tâm. CBCC làm công tác quản lý nhà nƣớc về tơn giáo chỉ thực sự n tâm, đóng góp hết cơng sức, trí tuệ khi khơng phải quá lo về vấn đề cuộc sống hàng ngày, mặt khác phải tạo ra đƣợc động lực cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng.

Nâng cao hiệu quả đánh giá công chức: thông qua phân tích, đánh giá CBCC cũng phát hiện kịp thời những ngƣời có đủ tiêu chuẩn năng lực có triển vọng để bố trí vào những cƣơng vị trọng yếu. Hàng năm việc đánh giá CBCC phải căn cứ vào tiêu chuẩn CBCC, vào hiệu quả cơng việc, vào tính đặc thù của từng loại cơng việc chuyên môn đƣợc giao, tránh việc đánh giá cán bộ, cơng chức một cách hình thức dựa vào tình cảm cá nhân. Thực hiện việc này phải do tập thể cấp ủy, thủ trƣởng trực tiếp của ngƣời CBCC bàn bạc trao đổi tập thể. Qua đó kết hợp sự tự đánh giá của bản thân CBCC với ý kiến nhận xét của quần chúng, đồng nghiệp trong cơ quan đơn vị. Kết quả đánh giá này phải rõ ràng, cụ thể, công khai tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra. sử dụng, giám sát và quản lý CBCC.

Cần rà soát lại các chức danh, tiêu chuẩn, vị trí việc làm nhằm bố trí cán bộ phù hợp làm công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo.

Thứ tư, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo

Các văn bản liên quan đến tôn giáo nhƣ: Luật Di sản văn hoá, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Giáo dục... Nghị định qui định về quản lý hộ tịch hộ khẩu, về xử phạt hành chính,... và các thơng tƣ hƣớng dẫn của các bộ, ngành ...

Cán bộ, công chức nắm vững tình hình tơn giáo trên địa bàn mình phụ trách và những địa bàn lân cận; tình hình tơn giáo, tín ngƣỡng trong nƣớc và trên thế giới,... để xây dựng chƣơng trình cơng tác cho phù hợp, kịp thời tham mƣu, đề xuất hƣớng giải quyết với cấp trên khi vụ việc phức tạp xảy ra.

Cán bộ, công chức phải có kiến thức lịch sử dân tộc, thế giới và lịch sử các tôn giáo, từ đó mà lý giải đƣợc sự phát triển tôn giáo qua các thời kỳ lịch sử; những đóng góp của giáo sĩ, tu sĩ các tôn giáo đối với lịch sử dân tộc. Nắm vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với hoạt đọng tôn giáo ở việt nam hiện nay (Trang 115 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)