4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động quan hệ
4.3.1. Nhóm giải pháp liên quan đến thể chế, chính sách
- Thống nhất nhận thức về công tác tôn giáo, công tác đối với hoạt động quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam
Cơng giáo là một trong các tơn giáo đóng vai trị quan trọng trong khối đại đồn kết tồn dân tộc, tơn giáo và giữ ổn định chính trị của đất nước. Trong q trình du nhập và phát triển, có những vấn đề chưa được giải quyết thì đến thời kỳ đổi mới lại phát sinh những vấn đề phức tạp giữa chính quyền và giáo hội đã dẫn đến sự mặc cảm từ hai phía. Một bộ phận cán bộ, đảng viên cho rằng Công giáo là yếu tố tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh trật tự, đối tượng cần đấu tranh, nên
tìm cách hạn chế sự phát triển dẫn đến ứng xử với Công giáo không đúng với quan điểm của Đảng, chính sách Nhà nước. Do đó, việc đổi mới nhận thức về công tác đối với Công giáo trong hệ thống chính trị là hết sức quan trọng, góp phần khơi dậy ý thức dân tộc, xóa dần mặc cả, định kiến, tạo điều kiện để đồng bào Cơng giáo gắn bó, đồng hành cùng dân tộc. Trong nhận thức về công tác tôn giáo địi hỏi cấp ủy, chính quyền qn triệt đầy đủ chủ trương của Đảng đã được nêu trong các Nghị quyết 24, 25 về công tác tôn giáo, các văn kiện của Đảng và tinh thần đổi mới của Hiến pháp năm 2013.
Đối với Cơng giáo cần đổi mới nhận thức, xóa bỏ mặc cảm, tơn trọng và tạo điều kiện để Giáo hội hoạt động tơn giáo bình thường trong khn khổ pháp luật. Đây là yêu cầu đặt lên hàng đầu trong công tác đối với Công giáo. Công giáo hoạt động theo giáo luật, có ý thức tơn trọng, chấp hành pháp luật cũng là chấp hành sự quản lý trực tiếp của Nhà nước, là gián tiếp chấp hành sự lãnh đạo của Đảng. Chấp hành pháp luật vừa là nội dung trong công tác vận động chức sắc, vừa là cơ sở đấu tranh với hoạt động vi phạm pháp luật, đồng thời phù hợp với mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền. Do đó cán bộ, đảng viên cần nhận thức đúng, khi giáo hội đã thực hiện đúng quy định của pháp luật thì cần khuyến khích và tạo điều kiện đáp ứng đề nghị của họ, không để suy diễn cá nhân, nhận định thiếu khách quan chi phối.
Để thực hiện giải pháp này, Học viện Hành chính Quốc gia phối hợp với Ban Tơn giáo Chính phủ tổ chức các lớp tập huấn về chính sách tơn giáo và hướng dẫn giải quyết các tình huống liên quan đến các thủ tục hành chính trong đối ngoại tôn giáo cho cán bộ làm công tác tôn giáo ở Trung ương và cấp tỉnh.
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật quan hệ quốc tế về tơn giáo Để Luật Tín ngưỡng, tơn giáo phát huy hiệu quả liên quan đến QHQT của các tôn giáo và Công giáo cần sớm ban hành nghị định quy định chi tiết Luật Tín ngưỡng, tơn giáo và nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tơn giáo trong đó có hướng dẫn đối với hoạt động QHQT của tổ chức tôn giáo như sau:
+ Về phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngồi: Chính phủ cần có quy định chi tiết và hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, chấp thuận,
đăng ký việc về phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngồi. Vì trong Giáo hội Công giáo các chức sắc từ giám mục trở lên đều do Tòa thánh bổ nhiệm.
+ Về chế tài xử lý vi phạm: Nghị định xử phạt hành chính liên quan đến lĩnh vực tơn giáo, tín ngưỡng cần quy định rõ những đối tượng cấm xuất cảnh, nhập cảnh có thời hạn và trục xuất những người nước ngồi vi phạm pháp luật về tôn giáo ra khỏi Việt Nam. Xử lý này cần phải tiến hành chặt chẽ và đúng luật pháp Việt Nam.
+ Bổ sung quy định đối với việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về tôn giáo tại Việt Nam. Thời gian tới, Giáo hội Công giáo Việt Nam cũng như một số tổ chức tôn giáo khác sẽ đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế về tơn giáo và có liên quan đến tơn giáo tại Việt Nam. Điều này khẳng định uy tín, vị thế của Giáo hội Công giáo và Việt Nam trên trường quốc tế. Hiện nay tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế liên quan đến tôn giáo được thực hiện theo quyết định số 76/2010/QĐ-TTG ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam. Theo quyết định này Thủ tướng Chính phủ cho phép “Hội nghị, hội thảo quốc tế có nội dung liên quan đến các vấn đề chính trị, an ninh, quốc phịng, dân tộc, tôn giáo, nhân quyền, biên giới lãnh thổ hoặc thuộc phạm vi bí mật Nhà nước”. Tuy nhiên trên thực tế do chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành trong việc xem xét tổ chức hội thảo quốc tế của các tổ chức tôn giáo nên khi tập hợp đủ hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định thì thời gian đã muộn, không kịp tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo tổ chức hội nghị. Điều này khơng những ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức tơn giáo mà cịn ảnh hưởng tới việc thực hiện chính sách tơn giáo của Nhà nước.
Vậy để tạo điều kiện cho Giáo hội Công giáo Việt Nam tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế thuần túy tôn giáo, đồng thời thực hiện chủ trương đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực tơn giáo cần phân cấp cho Ban Tơn giáo Chính phủ và Ban Tơn giáo một số tỉnh xem xét quyết định đối với hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế thuần túy tôn giáo.
+ Về cơ chế phối hợp giữa các ngành: Ban Tơn giáo Chính phủ và Bộ Cơng an cần có quy định cụ thể rõ về chức năng, thẩm quyền và cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong QLNN đối với hoạt động QHQT của các tổ chức tôn giáo tránh tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm giữa các ban, ngành chức năng tạo sở hở cho kẻ xấu lợi dụng xuyên tạc, vu khống chống phá Nhà nước.