3.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động quan hệ quốc tế của
3.3.1. Xây dựng hệ thống pháp luật về quan hệ quốc tế của tôn giáo
Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động QHQT của các tổ chức tơn giáo nói chung và Giáo hội Cơng giáo nói riêng được thể hiện thông qua việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Từ khi thành lập nước Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh 234/SL ngày 14 tháng 6 năm 1955 tại điều 3 ghi rõ: “Các nhà tu hành ngoại quốc mà Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hồ cho phép, thì được giảng đạo như các nhà tu hành Việt Nam và phải tuân theo luật pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà như các ngoại kiều khác”.
Sau ngày đất nước thống nhất sắc lệnh 234 được thay thế bằng Nghị quyết số 297/CP ngày 11 tháng 11 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ về một số chính sách đối với tơn giáo. Nghị quyết 297/CP đã cụ thể hóa quan điểm của Đảng về QHQT của các tổ chức tôn giáo trong giai đoạn này như sau:
Các tổ chức tôn giáo hoặc người hoạt động tôn giáo trong nước muốn quan hệ với các tổ chức tôn giáo hoặc các tổ chức khác hoặc với người nước ngồi thì phải tn theo những quy định của Nhà nước về quan hệ với người nước ngoài.
Giáo hội Thiên Chúa được quan hệ với Vatican về mặt tôn giáo, nhưng phải tôn trọng chủ quyền quốc gia và pháp luật của Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Khi một giáo sĩ Việt Nam được Vatican lựa chọn phong từ chức giám mục trở lên thì Giáo hội Công giáo phải báo cáo để được chấp thuận trước của Chính phủ Việt Nam.
Bước sang thời kỳ đổi mới, Đảng đã có thay đổi nhận thức đối với công tác tôn giáo. Bước đột phá cơ bản là những đánh giá tại Nghị quyết số 24- NQ/TW ngày 16 tháng 10 năm 1990 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VI “Về tăng cường cơng tác tơn giáo trong tình hình mới”.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991) của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định quan điểm của Đảng về tơn giáo như sau: “Tín ngưỡng, tơn giáo là nhu cầu tinh thần của một
bộ phận nhân dân. Thực hiện nhất qn chính sách tơn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng. Chống mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, đồng thời chống lại việc lợi dụng tự do tín ngưỡng để làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân” [54].
Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được và những nhược điểm cần khắc phục của thời gian thực hiện Nghị quyết số 24/TW và Cương lĩnh 1991, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã ban hành Nghị quyết số 25/TW ngày 12/3/2003. Trong Nghị quyết, phần Nhiệm vụ cơng tác tơn giáo có nêu: “Hướng
dẫn các tôn giáo thực hiện quan hệ đối ngoại phù hợp với đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước; đấu tranh làm thất bại những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, vu khống của các thế lực thù địch bên ngồi đối với tình hình tơn giáo và cơng tác tơn giáo ở nước ta”.
Cụ thế hóa quan điểm, đường lối của Đảng, Chính phủ đã ban hành văn bản trong đó có điều chỉnh QHQT của tổ chức tôn giáo cụ thể như sau: Nghị định số 69/HĐBT ngày 21 tháng 3 năm 1991 quy định về các hoạt động tôn giáo; Nghị định số 26/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 1999 về các hoạt động tôn giáo. Cả hai Nghị định này đều thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động quốc tế của các tôn giáo là: Nhà nước tôn trọng mối QHQT của các tôn giáo. QHQT của các tôn giáo phải tôn trọng chủ quyền, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và thông lệ quốc tế. Những quan hệ với tư cách cá nhân được thực hiện bình thường như mọi cơng dân. Những quan hệ với tư cách thành viên hoặc có mối quan hệ về cơ cấu tổ chức của các tổ chức quốc tế thì phải được sự chấp thuận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhà nước tạo điều kiện cho các chức sắc tôn giáo đi học tập, tham dự hội nghị, tham quan, chữa bệnh ở nước ngoài, quan hệ với các tổ chức tôn giáo quốc tế; đồng thời là cơ sở để Nhà nước thực hiện sự quản lý đối với các hoạt động QHQT của các tổ chức, cá nhân tôn giáo thời kỳ này.
Xuất phát từ nhu cầu hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo của nhân dân trong thời kỳ đổi mới và u cầu thực hiện cơng tác QLNN về tín ngưỡng, tơn giáo. Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa IX đã thơng qua Pháp lệnh Tín ngưỡng, tơn giáo, trong đó đã khẳng định một nguyên tắc nhất quán: “Quan hệ giữa Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các quốc gia, tổ chức quốc tế về vấn đề có liên quan đến tơn giáo phải dựa trên những nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, các bên cùng có lợi, phù hợp với pháp luật mỗi bên, pháp luật và thông lệ quốc tế” và đặc biệt
dành một chương quy định về QHQT của tổ chức tơn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc. Cụ thể hóa Pháp lệnh Tín ngưỡng, tơn giáo, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22 và Nghị định số 92 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tơn giáo.
Hiện nay, với xu hướng hội nhập, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tơn giáo của mọi người, Luật Tín ngưỡng, tơn giáo năm 2016 được ban hành nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tơn giáo năm 2004; thể
chế hóa các quan điểm của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo; cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 2013 về quyền con người, quyền công dân, quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của mọi người; phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; tăng cường hiệu lực, hiệu quả cơng tác QLNN về tín ngưỡng, tơn giáo. Trong QHQT về tơn giáo, ngồi kế thừa Pháp lệnh Tín ngưỡng, tơn giáo, trong Luật Tín ngưỡng tơn giáo có bổ sung một số nội dung: Phong chức, phong phẩm cho người có quốc tịch nước ngồi hoạt động cho tổ chức tôn giáo ở Việt Nam; Tạo điều kiện cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được vào tu tại cơ sở tôn giáo; được tổ chức tôn giáo Việt Nam phong chức, phong phẩm, được tập trung sinh hoạt tôn giáo riêng tại cơ sở tôn giáo hoặc tại địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam; Được mời chức sắc, nhà tu hành là người Việt Nam hoặc người nước ngồi giảng đạo. Tổ chức tơn giáo Việt Nam được gia nhập các tổ chức tôn giáo quốc tế. Hiện nay, nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài đến Việt Nam làm việc, sinh sống, trong đó có rất nhiều người là tín đồ các tổ chức tơn giáo nước ngồi. Mặt khác chức sắc một số tổ chức tôn giáo hoạt động tại Việt Nam cũng đã được các tổ chức tơn giáo nước ngồi phong chức, phong phẩm, vì vậy việc bổ sung quy định phong chức, phong phẩm cho người nước ngoài hoạt động cho tổ chức tôn giáo ở Việt Nam là phù hợp.
Như vậy, việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động QHQT của các tổ chức, chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo tại các văn bản quy phạm pháp luật đã từng bước được cải tiến phù hợp với tiến trình đổi mới, góp phần tích cực trong việc thực hiện đường lối đối ngoại và chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đặc biệt trong xu thế mở cửa hiện nay, với chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ trong hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước thì việc giao lưu giữa các tổ chức, cá nhân tôn giáo trong nước với các tổ chức tương ứng ở nước ngoài là hoạt động cần thiết trong kênh đối ngoại nhân dân.
Thông qua việc tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức tôn giáo ở trong nước tăng cường các hoạt động quốc tế liên quan đến tôn giáo đã giúp cho thế giới hiểu rõ hơn về Việt Nam. Tranh thủ thêm được sự đồng tình của dư luận tiến
bộ trên thế giới, trong đó có giới tơn giáo, đối với công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Hỗ trợ cho cuộc đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng dân chủ, nhân quyền, tôn giáo chống sự nghiệp cách mạng của nhân dân.