2.3. Những bài học kinh nghiệm cho quản lý nhà nƣớc đối với quan hệ
2.3.2. Về quan hệ với Tòa thánh Vatican
- Quan hệ giữa Liên bang Nga và Tòa thánh Vatican
Mối quan hệ giữa Tòa thánh Vatican và Liên bang Nga bắt đầu khoảng giữa thế kỷ XV (sau Công đồng Ferrara - Florence 1431-1445). Mối quan hệ này kéo dài cho đến đầu những năm 60 của thế kỷ XX mà khơng đem lại kết quả gì thậm chí Liên bang Nga còn cắt đứt quan hệ với Tòa thánh Vatican. Đến đầu những năm 60 của thế kỷ XX mối quan hệ này mới được thiết lập lại. “Bức màn
sát” ngăn cách Liên Xơ (cũ) và Tịa thánh Vatican được vén lên vào cuối thời
Giáo hoàng Gioan XXIII (1958-1963) [32]. Ngày 25 tháng 11 năm 1961 nhân kỷ niệm 80 năm ngày sinh của Giáo hoàng Gioan XXIII, người đứng đầu Nhà nước Nga đã gửi điện mừng. Sau đó hai bên đã có thư từ trao đổi qua lại lẫn nhau trong đó Giáo hồng đã chức mừng thành tựu khoa học của Liên bang Nga, đại diện Nhà nước Nga cũng có cuộc tiếp đặc sứ của Giáo hoàng tại điện Kremli và
đồng ý thiết lập quan hệ khơng chính thức giữa Liên bang Nga và Vatican theo lời đề nghị của Giáo hoàng Gioan XXIII.
Dưới thời Giáo hoàng Phaolo VI (1963-1978) quan hệ giữa Nga và Vatican được cải thiện đáng kể. Ngày 30 tháng 01 năm 1967 lần đầu Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô - Nicolai Podgrnui thăm chính thức Vatican. Tiếp đó năm 1971 và năm 1973 Bộ trưởng Ngoại giao Tịa thánh đã có 2 lần đến Moscow, Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xơ đã có 4 lần gặp gỡ Giáo hoàng Phaolo VI. Ngày 24 tháng 01 năm 1979 và ngày 27 tháng 02 năm 1985 Giáo hồng đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Liên xơ. [32].
Các cuộc gặp gỡ giữa những người đứng đầu Tòa thánh và lãnh đạo Liên Xô thời kỳ này đã làm bớt căng thẳng trong chính sách tơn giáo nói chung và đối với Giáo hội Cơng giáo ở Liên Xơ nói riêng. Ngày 01 tháng 12 năm 1989 Tổng Bí thư Đảng cộng sản Liên Xơ M.Gorbachev đã có chuyến thăm chính thức và tọa đàm với Giáo Hồng Gioan Phaolơ II tại Vatican, thỏa thuận về thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa Liên Xơ và Tòa thánh Vatican.
Ngày 15 tháng 3 năm 1990 Liên Xơ và Vatican chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao và lập cơ quan đại diện ngoại giao, về phía Vatican mang hàm Sứ thần Tịa thánh, về phía Liên Xơ mang hàm Đặc sứ.
Năm 2009 tổng thống Liên bang Nga Medvedev đã thăm và được Giáo hồng Benedicto XVI tiếp đón. Hai bên nhất trí nâng cấp quan hệ ngoại giao giữa Liên bang Nga và Tòa thánh Vatican. Liên bang Nga và Tòa thánh Vatican đã trao đổi công hàm về việc nâng cấp quan hệ ngoại giao: Lập Tòa đại sứ của Liên bang Nga tại Vatican, đứng đầu là đại sứ Nicolai Sadtrikovui và Tòa Khâm sứ của Tòa thánh tại Moscow, Liên bang Nga.
- Quan hệ giữa Cộng hòa Liên bang Myanmar và Tòa thánh Vatican
Cộng hoà Liên bang Myanmar nằm ở Đơng Nam Á, có biên giới chung với Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Ấn Độ và Bangladesh. Đa số người dân Myanmar chủ yếu theo Phật giáo (89,3%), cịn lại theo Islam giáo (khoảng 4%), Cơng giáo (6,3%) và một số tôn giáo khác.
Công giáo lần đầu tiên gia nhập Cộng hòa Liên bang Myanmar khoảng đầu thế kỷ XVII. Dịp kỷ niệm 500 năm Giáo hội Myanmar đã diễn ra vào năm 2011, nhưng tình hình chính trị và sự tự do tôn giáo đã không cho phép một việc tổ chức trên cả nước. Do đó, năm thánh đã bắt đầu từ ngày 24 tháng 11 năm 2013 đến ngày 24 tháng 11 năm 2014. Hiện nay Giáo hội Cơng giáo Myanmar có 3 Tổng giáo phận gồm 16 giáo phận với 23 giám mục, 940 linh mục và 1.400 tu sĩ nam nữ, khoảng 700.000 tín đồ.
Ngày 8 tháng 2 năm 2017 Vatican đã gửi đề nghị lập quan hệ ngoại giao đến bà Daw Aung San Suu Kyi - Cố vấn Quốc gia kiêm Ngoại trưởng Mynamar vào thông qua Tổng Giám mục Paul Tsang in-nam - hiện là Sứ thần Tòa thánh tại Thái Lan, kiêm Khâm sứ tại Myanmar.
Trong một phiên họp diễn ra vào ngày 10 tháng 3 năm 2017, Quốc hội của Cộng hịa Liên bang Myanmar đã đồng thuận thơng qua đề nghị thiết lập quan hệ ngoại giao với Vatican.
Ngày 04 tháng 05 năm 2017, Tòa Thánh Vaitican và Myanmar đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Quyết định diễn ra sau cuộc gặp gỡ tại Vatican giữa Giáo hoàng Franciscus và nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi, Cố vấn và Ngoại trưởng Burma.
Tiếp đó Chính phủ Myanmar đã chấp thuận để Vatican bổ nhiệm Tổng Giám mục Paul Tschang In-nam làm Sứ thần Tòa thánh tại Cộng hòa Liên bang Myanmar. Thỏa thuận này là kết quả của việc Myanmar và Vatican thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ ngay sau cuộc hội kiến giữa Đức Thánh Cha Franciscus và bà Aung San Suu Kyi - Cố vấn quốc gia Myanmar tại Vatican. Hiện nay, Tổng Giám mục Tschang làm Sứ thần Tòa thánh tại Myanmar nhưng Tòa Sứ thần vẫn đặt tại Bangkok, Thái Lan.
Sau khi thiết lập qua hệ ngoại giao, ngày 27 tháng 11 năm 2017 Đức Giáo hoàng Franciscus đã có chuyến viếng thăm Myanmar. Đây là chuyến thăm đầu tiên của Giáo hoàng đến quốc gia có đa số người dân theo đạo Phật. Trong chuyến thăm, Giáo hồng đã gặp gỡ giáo dân Cơng giáo và làm việc với lãnh tụ Aung San Suu Kyi và Tư lệnh quân đội Tướng Min Aung Hlaing. Chuyến thăm
của Giáo hoàng là tiền đề thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa Cộng hòa Liên bang Myanmar với Tòa thánh Vatian và các quốc gia khác.