Công trình nghiên cứu về quan hệ quốc tế và quản lý nhà nƣớc về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với hoạt động quan hệ quốc tế của giáo hội công giáo việt nam (Trang 25 - 29)

quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam

- Hiện nay tài liệu nghiên cứu liên quan đến QHQT của các tổ chức tôn

giáo ở Việt Nam mới có cuốn sách “Tôn giáo và quan hệ quốc tế” của nhóm tác

giả: Lê Thanh Bình và Đỗ Thanh Hải do NXB Chính trị quốc gia (2012) xuất bản. Trong cuốn sách này có làm rõ một số nội dung sau:

Tổng quan tóm tắt một số khái niệm cơ bản về tôn giáo, khái quát về lịch sử ra đời, giáo lý, luật lệ, lễ nghi, cơ cấu tổ chức của một số tôn giáo lớn trên thế giới là: Kitô giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Phật giáo Hòa Hảo và đạo Cao Đài.

Phân tích những vấn đề liên quan đến xung đột quốc tế có nguồn gốc tôn giáo: Bất đồng giữa các quốc gia về tự do tôn giáo và chính sách tôn giáo liên quan; các tổ chức tôn giáo là các chủ thể xuyên quốc gia có sức mạnh chính trị và kinh tế, có khả năng thách thức chính quyền; Mâu thuẫn giữa các tổ chức tôn giáo ở cấp quốc gia nhưng có hệ lụy quốc tế.

Làm rõ những vấn đề tôn giáo trong đời sống chính trị QHQT của Việt Nam, trong đó tác giả có nêu vấn đề tôn giáo trong chính sách đối ngoại của Việt Nam như: tự do tôn giáo trong đối thoại dân chủ, nhân quyền giữa Việt Nam và các nước phương Tây đặc biệt tác giả có nêu lên mối quan hệ Việt Nam và Toà

thánh Vatican “là quan hệ kép: giữa hai quốc gia - nhà nước, và giữa quốc gia

và một chủ thể tôn giáo xuyên quốc gia. Trong mối quan hệ này mâu thuẫn nổi trội là giữa chủ quyền quốc gia và dân chủ nhân quyền và tự do tôn giáo, giữa hệ thống chính trị của Việt Nam và hệ thống thể chế của Giáo hội Công giáo thể hiện trên nhiều vấn đề cụ thể. Bên cạnh đó còn có các vấn đề do lịch sử để lại”

[12, tr. 195]. Tác giả cũng nhận định “Để vượt qua được những tồn tại này, cần

phải có thời gian và nỗ lực của hai bên” [12, tr. 195]. Tác giả cũng đã nêu các lợi ích khi Việt Nam thiết lập quan hệ với Vatican: góp phần mở rộng QHQT giúp Nhà nước Việt Nam có thêm kinh nghiệm tham gia giải quyết các vấn đề tôn giáo hiệu quả, bình đẳng và hòa bình; tăng thêm uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; củng cố tinh thần đoàn kết giữa cộng đồng Công giáo và người ngoài Công giáo;… Từ kinh nghiệm của thế giới và thực tiễn ở Việt Nam, tác giả đưa ra một số định hướng chính sách đối nội và đối ngoại cho tôn giáo Việt Nam

trong thời gian tới: xây dựng xã hội hài hòa đa tôn giáo trên cơ sở luật pháp; quản lý các hoạt động tôn giáo trên cơ sở pháp luật theo hướng hội nhập hơn vào các công ước quốc tế; đổi mới tư duy xóa bỏ định kiến đối với Vatican và cộng đồng Công giáo.

- Ngoài cuốn sách trên còn có một số bài báo đăng trên hội thảo hay tạp chí chuyên ngành:

Tại hội thảo quốc tế: Tôn giáo và pháp quyền ở Đông Nam Á tháng 9 năm

2006 diễn ra tại Hà Nội tác giả Nguyễn Thị Bạch Tuyết có bài viết: “Quan hệ

quốc tế của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam”. Bài viết này nêu lên mối QHQT của 5 tổ chức tôn giáo ở Việt Nam (Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo và đạo Cao Đài) với các tổ chức tôn giáo ở nước ngoài; Một số văn bản điều chỉnh QHQT của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam.

Trên trang web của Ban Tôn giáo Chính phủ có bài viết: “Hoạt động đối

ngoại của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam thời kỳ đổi mới” của tác giả Nguyễn Văn Dũng, trong bài viết này có thống kê không đầy đủ các đoàn của tổ chức tôn giáo và cá nhân tôn giáo Việt Nam ra nước ngoài và các đoàn của tổ chức tôn giáo và cá nhân tôn giáo nước ngoài vào Việt Nam của các tôn giáo lớn: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo và Cao Đài từ năm 1993 đến năm 2012. Từ đó tác giả có đưa ra một số nhận xét: Nhà nước Việt Nam cần tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo Việt Nam có mối QHQT với các tổ chức tôn giáo nước ngoài; Thông qua các hoạt động QHQT của các tổ chức, cá nhân tôn giáo sẽ giúp thế giới hiểu rõ hơn về đất nước và con người Việt Nam, về chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam; Góp phần vào việc củng cố, phát triển tình hữu nghị và sự hợp tác giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.

Luận văn quản lý nhà nước đối với quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam:

- Luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công của tác giả Nguyễn Thị Bạch

Tuyết năm 2003 với chủ đề “Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đối

ngoại tôn giáo ở nước ta hiện nay”. Tác giả đề cập đến quan hệ đối ngoại của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam (Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Cao

Đài và Phật giáo Hòa Hảo). Từ đó tác giả phân tích công tác QLNN đối với quan hệ đối ngoại như: Việc xuất nhập cảnh của các tín đồ, chức sắc, viện trợ của các tổ chức phi chính phủ liên quan đến tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoại tại Việt Nam, lợi dụng tôn giáo của thế lực thù địch. Tác giả đã đánh giá những ưu điểm và hạn chế trong QLNN và đưa ra một số giải pháp nhằm quản lý tốt công tác đối ngoại tôn giáo. Luận văn có thời gian nghiên cứu từ năm 2003 trở về trước.

- Luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công của tác giả Ngô Thị Xuân Lan

năm 2013 với chủ đề “Quản lý nhà nước đối với hoạt động QHQT của các tổ

chức tôn giáo ở Việt Nam hiện nay”. Nội dung của luận văn đã nêu một cách khái quát nhất về mối quan hệ giữa các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam (Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo) với các tổ chức tôn giáo trên thế giới và khu vực, từ đó đưa ra nhận xét đánh giá những kết quả đạt được trong QLNN đối với hoạt động trên và đề ra các giải pháp trong thời gian tới. Tuy nhiên trong luận văn tác giả chưa làm rõ lý luận cơ bản về QLNN đối với hoạt động tôn giáo ở Việt Nam, đối tượng nghiên cứu chỉ bó hẹp ở một số tôn giáo lớn du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam, các giải pháp chưa mang tính chiến lược và cụ thể thực tiễn ở Việt Nam thời kỳ hội nhập.

- Luận văn tốt nghiệp lớp Cao cấp lý luận Chính trị - Hành chính khóa

2012-2014 của tác giả Nguyễn Hữu Đức năm 2015 với chủ đề: “Quan hệ quốc tế

của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam, một số kiến nghị - giải pháp”. Luận văn đã nêu khái quát về mối QHQT của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam trong đó có tôn giáo ngoại nhập và tôn giáo nội sinh gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Baha’i, Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo. Tác giả cũng nêu thực trạng QHQT của các tổ chức tôn giáo nói trên từ năm 2004 đến 2014 dưới các hình thức khác nhau: hoạt động tôn giáo thuần túy; hoạt động xã hội của tổ chức tôn giáo nước ngoài tại Việt Nam và hoạt động tôn giáo mang màu sắc chính trị hay hoạt động tôn giáo chứa đựng nội dung chính trị. Xuất phát từ thực tiễn mối QHQT của các tổ chức tôn giáo Việt Nam tác giả đưa ra dự báo tình hình hoạt động QHQT và nêu một số vấn đề đặt ra trong quản lý hoạt động QHQT của các tổ chức tôn

giáo. Từ đó tác giả có đề xuất một số giải pháp: thống nhất nhận thức về công tác tôn giáo, công tác QHQT của tôn giáo trong hệ thống chính trị; nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động QHQT của các tổ chức tôn giáo; củng cố hệ thống chính trị cơ sở vùng tôn giáo; tăng cường công tác tuyên truyền đối ngoại.

Quản lý nhà nước đối với quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam mới chỉ có các bài viết đăng trên tạp chí hoặc báo điện tử:

- Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo số 7 năm 2007 có bài “Mối quan hệ giữa

Giáo hội Công giáo Việt Nam với Giáo hội Công giáo Rôma” của tác giả Nguyễn Hồng Dương. Trong bài viết tác giả trình bày khái quát mối quan hệ giữa Giáo hội Công giáo Việt Nam với Giáo hội Rôma từ khi Công giáo được truyền vào Việt Nam (1533), mối quan hệ này chịu tác động bởi đặc điểm quá trình truyền đạo và đặc điểm Công giáo ở Việt Nam. Qua đó, tác giả cũng nêu lên biểu hiện cụ thể của quan hệ giữa Giáo hội Công giáo Việt Nam và Giáo hội

Rôma: mối quan hệ này “được thúc đẩy từ sau khi Hội đồng Giám mục Việt Nam

được thành lập (1980) và hoạt động thẳng tiến từ khi Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới toàn diện” [37, tr. 27]. Mối quan hệ này được thể hiện thông quan việc chức sắc Công giáo và Giáo hội Công giáo Việt Nam sang thăm và làm việc tại Giáo hội Rôma, ngược lại từ năm 1990 đến năm 2007 Giáo hội Rôma cũng cử chức sắc và các đoàn sang thăm và làm việc với Giáo hội Công giáo Việt Nam.

- Bài viết “Quan hệ Việt Nam và Tòa thánh Vatican ngày càng phát triển” của tác giả Đặng Tài Tính đăng trên trang web của Ban Tôn giáo Chính phủ năm 2011 nói về quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với Tòa thánh Vatican từ năm 1990 đến năm 2011 thông qua các đoàn làm việc và đối thoại giữa Nhà nước Việt Nam, Giáo hội Công giáo Việt Nam với Vatican. Thông qua các đoàn làm việc hai bên đã thẳng thắn, cởi mở và giải quyết được nhiều vấn đề giữa Vatican với Nhà nước Việt Nam, giữa Nhà nước Việt Nam với Giáo hội Công giáo. Qua đó đã thể hiện chính sách tôn trọng quyền tự do tôn giáo của Nhà nước Việt Nam.

- Tác giả Phạm Huy Thông với bài “Quan hệ tòa thánh Vatican và Giáo

đăng trên tạp chí Công tác tôn giáo số 10 năm 2012 với ba nội dung được khái quát đó là:

+ Quan hệ giữa Tòa thánh Vatican và Giáo hội Công giáo Việt Nam được

thể hiện: “quan hệ giữa Tòa thánh Vatican với Giáo hội Công giáo Việt Nam vừa

trực tiếp qua các giám mục chính tòa vừa qua cấp trung gian là Hội đồng Giám mục Việt Nam và các Tổng Giám mục” [120, tr 9] bằng hình thức như bổ nhiệm, phong sắc.

+ Quan hệ giữa Giáo hội Công giáo Việt Nam và Nhà nước Việt Nam: tác giả khái quát mối quan hệ này từ năm 1945 đến năm 2005, trong đó có giai đoạn

từ năm 1946 đến năm 1954 được coi là “chiến tranh lạnh giữa Giáo hội và Nhà

nước” [120, tr. 11]. Tuy nhiên sau năm 1975 Nhà nước Việt Nam thống nhất, với niềm vui đó đã đưa đến một Hội đồng Giám mục Việt Nam thống nhất và lá Thư chung 1980 đưa ra đường hướng sống đạo đúng đắn tạo ra mối quan hệ giữa Giáo hội và Nhà nước được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt sau thời kỳ đổi mới Nhà nước đã thay đổi cách nhìn mới đối với tôn giáo và Giáo hội Công giáo nói riêng, tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động bình thường theo qui đinh của pháp luật, thay đổi hệ thống pháp luật phù hợp với thực tế và quy ước quốc tế.

+ Quan hệ giữa Vatican và Nhà nước Việt Nam: theo tác giả mối quan hệ này ngày càng “ấm dần lên” thông qua các chuyến thăm và làm việc giữa hai bên: lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam và Tòa thánh, Giáo hoàng. Hai bên đã thành lập tổ công tác hỗn hợp để thúc đẩy quan hệ song phương. Cuối cùng

tác giả có nhận định: “Quan hệ giữa Vatican, Giáo hội Công giáo Việt Nam và

Nhà nước Việt Nam là mối quan hệ tay ba. Nếu ứng xử không khéo nó sẽ rất phức tạp như mối tình tay ba ở trần thế. Nhưng ngược lại, nếu ứng xử hài hòa, nó sẽ tam hợp tạo ra sức bật mới cho tất cả các thành tố tham gia” [120, tr. 15].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với hoạt động quan hệ quốc tế của giáo hội công giáo việt nam (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)