Đặc điểm Giáo hội Công giáo Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với hoạt động quan hệ quốc tế của giáo hội công giáo việt nam (Trang 75 - 78)

3.1. Khái quát về Giáo hội Công giáo Việt Nam

3.1.3. Đặc điểm Giáo hội Công giáo Việt Nam

- Giáo hội Công giáo ở Việt Nam phụ thuộc và chịu sự chỉ đạo về tổ chức, hoạt động của Vatican

Giáo hội Công giáo Việt Nam là một bộ phận của Giáo hội Công giáo hoàn vũ, phụ thuộc và chịu sự chỉ đạo của Toà thánh Vatican, như đường hướng mục vụ, trong việc bổ nhiệm giám mục, hay định kỳ 5 năm một lần các giám

mục phải đi Ad Limina, Synod báo cáo Giáo hoàng và viếng mộ 2 Thánh tông đồ. Ad Limina, (viết tắt của Ad Limina Apostolonna) - Bước qua ngưỡng cửa vương cung thánh đường các công đồ. Tại đây, các giám mục, mỗi 5 năm phải đến viếng mộ hai thánh tông đồ, Phêrô và Phaolô, cùng gặp Giáo hồng để tường trình về mục vụ tại Giáo phận mình có trách nhiệm, như qui định điều 400 giáo luật 1983.

Trong thời kỳ hiện nay Giáo hội Công giáo Việt Nam tăng cường mở rộng quan hệ với các tổ chức Công giáo, Giáo hội Cơng giáo các nước trên tồn thế giới như: tham gia Hội đồng Giám mục Á Châu, tham gia đại hội giới trẻ thế giới và khu vực Châu Á, tham gia các diễn đàn tôn giáo ở các nước và giao lưu với các tôn giáo bạn.

Mặc dù là một tôn giáo chịu sự chi phối bởi Giáo triều Vatican, nhưng được sống trong một đất nước hồ bình ổn định, tơn trọng tự do tín ngưỡng, tơn giáo của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nên Giáo hội Cơng giáo Việt Nam có nhiều chuyển biến về nhận thức trong đường hướng hoạt động tôn giáo phù hợp với lợi ích dân tộc. Thư chung năm 1980 khẳng định đường hướng gắn bó dân tộc “Sống phúc âm trong lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc

của đồng bào”, trên tinh thần đấy Giáo hội Công giáo Việt Nam đang phát triển

ngày càng tự chủ hơn có nhiều chuyển biến tích cực hơn gắn bó với cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

- Quan hệ truyền giáo

Công giáo được truyền vào Việt Nam do nhiều giáo đoàn khác nhau thuộc các quốc gia phương Tây. Những năm đầu của thời kỳ truyền giáo, Công giáo chủ yếu là do các giáo sĩ người Bồ Đào Nha như: linh mục Gaspar truyền đạo tại Hà Tiên năm 1550, linh mục dòng Đa Minh truyền giáo tại Đàng Trong năm 1580. Sang đầu thế kỷ XIX, Đàng Trong là khu vực truyền giáo của các thừa sai Pháp, Hội truyền giáo Paris như: Giám mục Jean Labartette, giám mục Jean André Donssain,... hoạt động ở Quảng Bình, Quảng Trị, Huế và các thừa sai Phan Sinh thuộc Dòng Phan Sinh Tây Ban Nha như: Camilla Lolerea, Francois Finochietto,... Khu vực Tây Đàng Ngoài do các Thừa sai Pháp và Hội truyền giáo Paris đảm nhận như: Giám mục Jacques, Charles,... Khu vực Đơng Đàng ngồi

do các thừa sai Đa Minh Tây Ban Nha đảm trách như Giám mục Ignacio, Domingo,...

Sự phân chia này chỉ có tính tương đối, trên thực tế các thừa sai hoạt động luân chuyển ở nhiều nơi.

Công giáo truyền vào Việt Nam phản ánh lợi ích thực dân của hai quốc gia Công giáo sớm phát triển ở Châu Âu là Bồ Đào Nha và Pháp.

Năm 1660 Hội Thừa sai Paris được thành lập, Giáo hội Công giáo Pháp thông qua hoạt động này đã độc quyền truyền giáo ở Việt Nam và một số vùng khác ở Viễn Đông. Đồng nghĩa là từ đây, Pháp cùng với các quốc gia khác như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha có quyền ngang nhau trong cuộc chạy đua thương mại và chiếm đóng thuộc địa; vì theo quan niệm nước nào được Toà thánh cho phép độc quyền truyền giáo ở đâu thì nước đó có quyền hợp pháp trong việc sở hữu thuộc địa ở đó.

Trong lịch sử cũng như hiện tại nhiều giám mục, linh mục, tu sĩ vẫn giữ mối liên hệ với các Giáo hội Công giáo trên thông qua học tập, nghiên cứu, trao đổi, hội thảo, hội nghị đặc biệt là Giáo hội Công giáo Pháp.

- Hội nhập văn hóa dân tộc

Quá trình du nhập và phát triển ở Việt Nam, Cơng giáo đã có nhiều đóng góp trong lĩnh vực văn hóa, đạo đức. Cơng giáo có hệ thống các giá trị đạo đức rất sâu sắc được thể hiện trong giáo lý, giáo luật trong đó có nhiều điều phù hợp với hệ thống giá trị trong xã hội Việt Nam hiện nay, góp phần điều chỉnh hành vi ứng xử của mọi người.

Việc sáng tạo ra chữ Quốc ngữ là đóng góp lớn cho văn hóa Việt Nam; sự ra đời và phát triển các tờ báo Công giáo, hội nhập phong cách phương Tây và Việt Nam trong hội họa, kiến trúc, âm nhạc đã góp phần truyền tải văn hóa dân tộc, làm phong phú thêm bản sắc cho nền văn hóa Việt Nam.

Hiện nay, Giáo hội đã và đang triển khai việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số nhất là khu vực Tây Nguyên. Các linh mục, tu sĩ học tiếng dân tộc để giao tiếp với đồng bào, đưa lễ nghi Công giáo hội nhập với nếp sống, tập tục của đồng bào dân tộc thiểu số nhưng loại bỏ những hủ tục lạc

hậu. Tín đồ vừa thực hành lễ nghi Công giáo vừa thực hiện các phong tục tập quán bản địa nhất là trong các dịp lễ như tang ma, cưới hỏi. Việc sử dụng chữ viết, ngơn ngữ dân tộc ngồi việc truyền tải nội dung tôn giáo, in ấn kinh sách, còn giúp người dân in ấn các loại sách văn hoá, sách y sơ đẳng, mở mang tri thức, bảo tồn và phát triển ngôn ngữ dân tộc. Trong các sinh hoạt Công giáo Cồng chiêng, múa hát theo làn điệu các dân tộc Tây Ngun được duy trì và phát triển, Nhà Rơng trở thành nơi sinh hoạt chung và khi xây dựng các cơng trình tơn giáo các linh mục đã mơ phỏng kiến trúc Nhà Rông, tạo nên sự gần gũi với con người và văn hoá Tây Nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với hoạt động quan hệ quốc tế của giáo hội công giáo việt nam (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)