Nhóm giải pháp về công tác vận động quần chúng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với hoạt động quan hệ quốc tế của giáo hội công giáo việt nam (Trang 159 - 162)

4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động quan hệ

4.3.4. Nhóm giải pháp về công tác vận động quần chúng

- Phương pháp vận động, tranh thủ người đứng đầu: phương pháp QLNN đối với Giáo hội Công giáo Việt Nam mang tính đột phá là tranh thủ, xây dựng mối quan hệ thân thiện, gần gũi với người đứng đầu giáo hội, các tổ chức trực thuộc và cần có sự phân cấp. Công giáo là tôn giáo có nét đặc thù so với các tôn giáo khác, hệ thống tổ chức chặt chẽ theo hình chóp nón, Giáo hoàng là đỉnh cao của mọi quyền lực, ở cấp giáo phận giám mục nắm cả 3 quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp, cấp giáo xứ linh mục là người có chức thánh quản lý mọi hoạt động trong xứ, tín đồ vâng phục người đứng đầu. Thời gian qua phương pháp quản lý thường dàn trải, chưa chú trọng nhiều vai trò của người đứng đầu. Những năm gần đây khi Nhà nước tập trung phương pháp tranh thủ bề trên từ Vatican (Giáo hoàng), đến Giáo hội Công giáo Việt Nam đã thu được kết quả tích cực. Giáo hoàng có chỉ đạo tích cực đối với Công giáo ở Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam đã có chỉ đạo cụ thể đưa Công giáo ở Việt Nam gắn bó, đồng hành cùng dân tộc. Từ công tác tôn giáo ở các địa phương cho thấy nơi nào tranh thủ được Giám mục, có quan hệ tốt thì tình hình Công giáo ổn định; ngược lại địa phương nào không tranh thủ được Giám mục thì dễ xảy ra điểm nóng Công giáo, gây mất an ninh trật tự.

Đưa nội dung Công giáo thực hiện đường hướng gắn bó, đồng hành cùng dân tộc là một trong các nội dung chính trong công tác vận động tranh thủ chức sắc, tín đồ Công giáo, để họ thấy được trách nhiệm từ phía tôn giáo. Cấp ủy Đảng, chính quyền thấy được tầm quan trọng của việc đưa tôn giáo nói chung, Công giáo nói riêng gắn bó, đồng hành cùng dân tộc là cấp thiết. Từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình trong việc quan tâm, tạo điều kiện cho giáo hội thực hiện đường hướng gắn bó, đồng hành cùng dân tộc. Tăng cường các buổi đối thoại, gặp gỡ chức sắc, tín đồ Công giáo trên địa bàn để lắng nghe tâm tư

nguyện vọng và chủ động giải quyết vướng mắc, tạo điều kiện cho Công giáo hoạt động thuần túy trong khuôn khổ pháp luật.

- Công tác xây dựng cốt cán

Tình hình Công giáo ở Việt Nam thời gian qua đã có chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát điểm nóng gây mất ổn định an ninh trật tự. Đặt ra nhiệm vụ trong thời gian tới là phải chủ động nắm tình hình, kịp thời giải quyết không để phát sinh phức tạp, khi xảy ra điểm nóng cần những người có uy tín trong giáo hội hợp tác với chính quyền giải quyết vụ việc có hiệu quả. Thực tế trong những năm qua khi giải quyết các vụ việc phức tạp thì vai trò của cốt cán Công giáo là hết sức cần thiết. Tuy nhiên công tác xây dựng cốt cán trong Công giáo còn hạn chế: Lực lượng cốt cán còn mỏng, số cốt cán là chức sắc cao cấp trong giáo hội còn ít, lập trường chưa vững vàng, số lượng Đảng viên là người Công giáo phát triển chậm, chưa phát huy được vai trò của người Đảng viên. Năm 2011, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có Kết luận 08-KL/TW về xây dựng cốt cán trong các tôn giáo, năm 2013 Ban Bí thư tiếp tục ra Thông báo số 150-TB/TW về xây dựng cốt cán phong trào và chính sách đối với cốt cán phong trào trong các tôn giáo. Tuy nhiên công tác triển khai còn chậm, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, sự phân công, phân cấp dẫn đến chồng chéo, chưa thực sự phát huy hiệu quả của đội ngũ cốt cán trong Công giáo. Vì vậy cấp ủy đảng sớm có sự chỉ đạo thống nhất sự phân công, phân cấp và phối hợp thực hiện giữa các ngành, các cấp.

- Đối với cộng đồng người Việt Nam theo Công giáo ở nước ngoài

Hiện nay các thế lực xấu trong và ngoài tôn giáo đang tích cực tác động đến cộng đồng giáo dân Việt Nam ở nước ngoài nhằm gây sức ép cản trở các mối quan hệ giao lưu quốc tế của Việt Nam với các nước trên thế giới. Số cực đoan trong các tôn giáo người Việt ở nước ngoài đang ráo riết xuyên tạc tình hình tôn giáo Việt Nam, vu cáo tạo ra bức tranh không đúng về tôn giáo Việt Nam, phụ họa với các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề nhân quyền tôn giáo chống phá nhà nước ta, vì vậy thời gian tới cần phối hợp áp dụng một số biện pháp sau:

+ Tăng cường tuyên truyền rộng rãi bằng nhiều biện pháp trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong đó có cộng đồng Công giáo về chính sách của

Đảng, tinh thần “gác lại quá khứ, nhìn về tương lai”, chính sách đổi mới của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội, về đầu tư nước ngoài, chủ trương tập hợp phát huy tiềm năng trí tuệ người Việt Nam ở nước ngoài tham gia xây dựng đất nước.

+ Không ngừng tranh thủ các lực lượng tiến bộ, yêu nước trong cộng đồng Công giáo Việt Nam ở nước ngoài tạo mối quan hệ bình thường giữa giáo hội trong nước và tổ chức Công giáo Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với đường lối đối ngoại của Nhà nước.

+ Từng bước đấu tranh làm phân hóa số cực đoan, phản động trong cộng đồng Công giáo Việt Nam ở nước ngoài, giảm bớt sự tác động tiêu cực của họ vào trong nước cũng như ở nước ngoài.

+ Có chính sách đầu tư thỏa đáng cho việc phát huy vị thế, vai trò của giáo hội trong nước đối với các cộng đồng Công giáo Việt Nam ở nước ngoài theo hướng yêu nước và ngày một tiến bộ hơn.

+ Kêu gọi cộng đồng Công giáo người Việt Nam ở nước ngoài có những hoạt động thiết thực, đóng góp vào việc xây dựng và phát triển đất nước. Hạn chế tối đa hoạt động cực đoan, chống phá ngay chính trong cộng đồng này đối với Giáo hội Công giáo ở Việt Nam. Cần tăng cường công tác tuyên truyền đối ngoại để họ hiểu được sự thay đổi trong nước, về chính sách ưu việt của chế độ. Từ đó họ mới có nhận thức đúng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo, vấn đề đồng hành cùng dân tộc của Nhà nước Việt Nam. Mặc dù Nhà nước đã có kênh truyền hình đối ngoại (VTV4), nhưng cần tăng chương trình và thời lượng, hình thức tuyên truyền tình hình tôn giáo và chính sách tôn giáo Việt Nam ra. Nhân rộng việc biên soạn tài liệu bằng tiếng Anh, đưa chức sắc tiến bộ, giáo dân có uy tín trong giáo hội Công giáo tham gia các hoạt động tôn giáo ở nước ngoài; tham gia các hoạt động tuyên truyền đối ngoại của Nhà nước, trong đó có định hướng cho các hoạt động gắn bó, đồng hành cùng dân tộc của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

+ Tạo điều kiện cho người Công giáo Việt Nam ở nước ngoài về nước hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam. Có chính sách khuyến khích các hoạt động từ thiện nhân đạo thuần túy; đầu tư, phát triển kinh tế, nhằm

thu hút nguồn kiều hối để phát triển đất nước vừa có tác dụng tốt cho công tác tuyên truyền.

- Phát huy vai trò của người Công giáo đối với đời sống xã hội

Tín đồ, chức sắc tôn giáo đa số đều là nông dân lao động có tinh thần yêu nước, đoàn kết và hăng say lao động. Nhà nước cần tạo điều kiện cho tín đồ Công giáo đóng góp nhiều hơn nữa trong các phong trào thi đua, các lĩnh vực y tế, giáo dục, từ thiện nhân đạo giúp đỡ những người khó khăn nhất và đây là các lĩnh vực người công giáo vừa có kinh nghiệm vừa có thiện chí. Đồng thời cần tuyên truyền, biểu dương kịp thời những chức sắc, tín đồ có công với dân tộc và đạo pháp. Khi tham gia vào công việc đất nước, Công giáo mới nhận thức được vai trò của mình đối với xã hội, khơi dậy tinh thần đoàn kết dân tộc góp phần vào việc đối thoại và hợp tác thực sự có hiệu quả.

Cần có chính sách ưu đãi, chăm lo và động viên kịp thời với các linh mục, tu sĩ, tín đồ Công giáo đã tham gia Ủy ban đoàn kết Công giáo và có nhiều đóng góp cho hoạt động đại đoàn kết dân tộc. Để các chức sắc, tu sĩ và tín đồ yên tâm khi tham gia và hoạt động trong Ủy ban, tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. Ủy ban đoàn kết Công giáo Việt Nam hoạt động có hiệu quả sẽ là nơi thu hút và tuyên truyền đến bộ phận Công giáo ở Việt Nam về chủ trương đưa Công giáo gắn bó, đồng hành cùng dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Nhà nước Việt Nam cần ghi nhận và đánh giá cao những việc làm tích cực của Tòa thánh cũng như Giáo hội Công giáo Việt Nam thời gian qua. Những việc làm tích cực của Vatican và Giáo hoàng Benedictus XVI như đối với Giáo hội Công giáo Việt Nam trong việc thực hiện đường hướng gắn bó, đồng hành cùng dân tộc nói trên đã góp phần minh chứng cụ thể cho thiện chí của Tòa thánh với mong muốn thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Vatican lên mức độ cao hơn, nhà nước Việt Nam cần ghi nhận và tranh thủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với hoạt động quan hệ quốc tế của giáo hội công giáo việt nam (Trang 159 - 162)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)