Về quan hệ giữa Nhà nước và giáo hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với hoạt động quan hệ quốc tế của giáo hội công giáo việt nam (Trang 57 - 63)

2.3. Những bài học kinh nghiệm cho quản lý nhà nƣớc đối với quan hệ

2.3.1. Về quan hệ giữa Nhà nước và giáo hội

- Liên bang Nga

Liên bang Nga (Russian Federation) được hình thành từ sự tan rã của Liên Xơ vào ngày 08 tháng 12 năm 1991. Liên bang Nga là một quốc gia đa dân tộc, đa tơn giáo, trong đó, Kitơ giáo có 10 giáo hội độc lập có vị trí quan trọng nhất. Chính Thống giáo (Orthodoxe) có 76 địa phận, gồm Giáo hội hợp nhất Nga, Giáo hội Chính thống Grudia và Giáo hội Acmeni-Grigorian. Ngồi ra cịn có cộng đồng Chính thống giáo ở Anh, Hoa Kỳ, Canada. Năm 2007, xấp xỉ 100 triệu cơng dân coi họ là tín đồ Giáo hội Chính thống Nga. Chính Thống giáo Nga có gần 5000 giáo hội, chiếm tới quá nửa tổng số giáo hội được đăng ký ở Nga.

Cơng giáo có ở 10/15 nước ở Liên bang Nga, với khoảng 200 giáo hội. Đông nhất là ở Litva, vùng ngoại Cácpát (phía Tây Ucraina) và nhiều xứ đạo ở rải rác trên khắp nước Nga, Belarus, Grudia.

Sau khi Liên Xơ tan rã, chính sách tơn giáo của Liên bang Nga đã có sự thay đổi cách nhìn truyền thống của chế độ Xơ viết, cố gắng tiếp cận gần hơn với các công ước quốc tế về tôn giáo. Hiến pháp Liên bang Nga vẫn khẳng định

nguyên tắc “chính giáo phân ly”, tách nhà nước khỏi giáo hội, tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo và quyền tự do khơng tín ngưỡng tơn giáo của nhân dân.

Năm 1993, Liên bang Nga ban hành Hiến pháp khẳng định Liên bang Nga là một nhà nước thế tục, tơn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của nhân dân, cho phép các tổ chức tơn giáo nước ngồi được tự do hoạt động truyền giáo trên lãnh thổ Liên bang Nga. Năm 1997, Duma quốc gia Nga ban hành đạo luật khẳng định Chính Thống giáo, Islam giáo, Phật giáo và Do Thái giáo, là những “tôn giáo truyền thống” của Liên bang Nga. Đó là những tơn giáo có lịch sử gắn bó lâu đời với các dân tộc thuộc Liên bang Nga. Đồng thời là những tổ chức tơn giáo có tính độc lập, nội địa, không chịu sự chỉ đạo, hay phối thuộc từ giáo hội nước ngoài. Quan hệ với giáo hội cùng tơn giáo ở nước ngồi là quan hệ đẳng lập, giao lưu. Những tôn giáo này được pháp luật thừa nhận, ưu đãi trong việc hành đạo, truyền đạo không phải xin phép. Các tôn giáo khác, muốn hoạt động buộc phải xin phép và tùy theo từng trường hợp, có trường hợp có thể bị từ chối.

Chính sách đó thể hiện quan điểm độc lập, tự chủ trong chính sách tơn giáo nước Nga. Nhà nước Nga khơng ràng buộc hẳn tơn giáo với chính quyền, nhưng trong quan điểm độc lập, tự chủ, những tôn giáo nào chịu sự chỉ đạo của nước ngoài, trực thuộc giáo hội nước ngồi, khơng thể là tơn giáo truyền thống của Liên bang Nga. Việc nhà nước ưu đãi các yếu tố truyền thống, các hoạt động truyền thống, văn hóa của quốc gia mình là điều hợp tình, hợp lý, hợp pháp và tất nhiên.

Chính sách tơn giáo dưới thời tổng thống Putin, tuy vẫn trên cơ sở quan điểm “tôn giáo truyền thống”, nhưng lại có phần ưu đãi hơn cho Giáo hội Chính Thống giáo Nga. Bởi vậy, Chính Thống giáo được phục hồi, phát triển mạnh mẽ và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội nhất là trong lĩnh vực giáo dục, trong lực lượng vũ trang và trong hệ thống pháp luật.

Mặc dù vẫn khẳng định tính cách thế tục của nhà nước, song chính sách của Chính quyền của tổng thống Putin vẫn khơng phủ nhận vai trị của tơn giáo, thậm chí cịn thừa nhận ảnh hưởng của tôn giáo đối với giáo dục học đường,

nhưng ông không thừa nhận vai trò nền tảng văn hóa tinh thần duy nhất của Chính Thống giáo trong đời sống tinh thần của nước Nga hiện đại nói chung, trong giáo dục truyền thống nói riêng. Bởi vì: “văn hóa Nga hiện đại đa tầng, đa

diện, trong đó Chính Thống giáo khơng thể đóng vai trò hàng đầu. Văn hóa mang tính lịch sử và ln biến đổi, biết về cội nguồn của văn hóa khơng có nghĩa là hiểu được bản chất của nó”. Quan điểm của tổng thống Putin được đa số đại

biểu trong Duma quốc gia Nga tán thành, họ không muốn thay đổi Hiến pháp. Đồng thời, quan điểm đưa tôn giáo vào giảng dạy trọng các trượng học ở Nga được chính quyền tổng thống kế nhiệm Medvedev thực hiện đưa vào thử nghiệm. Nhằm đưa chính sách đề cao vai trị của các tơn giáo truyền thống đi vào chiều sâu, ngày 21 tháng 7 năm 2009, trong buổi gặp mặt những người đứng đầu bốn tơn giáo chính ở Nga là Chính Thống giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo và Phật giáo, Tổng thống Medvedev thông báo quyết định đưa tôn giáo vào giảng dạy trong các trường trung học ở Liên bang Nga. Nội dung chương trình gồm có 6 mơn: Lịch sử các tơn giáo truyền thống của Nga, Lịch sử Chính Thống giáo, Lịch sử Hồi giáo, Lịch sử Do Thái giáo, Lịch sử Phật giáo và môn Đạo đức học Thế tục. Theo đề nghị của tổng thống Medvedev, mỗi tuần học sinh sẽ học 2 tiết văn hóa đạo đức tơn giáo.

Chính sách đưa tôn giáo vào giảng dạy tại các trường phổ thông của tổng thống Medvedev là sự tiếp nối tư tưởng của người tiền nhiệm. Đây là quan điểm rất tinh tế của Liên bang Nga trong việc xây dựng ý thức độc lập tự chủ trong hoạt động tơn giáo. Việc trợ cấp tài chính cho các tơn giáo truyền thống được coi là những sự đầu tư khéo léo vào ý thức độc lập, tự chủ, vào ý thức Nga trong

hoạt động tơn giáo. Chính sách “tơn giáo truyền thống” là một chính sách nhất

quán của Liên bang Nga suốt 3 đời tổng thống. Tuy rằng, nó có sự thiên lệch và có điều chỉnh, nhưng tất cả đều nằm trong khuôn khổ của 4 “tôn giáo truyền thống”, khơng có sự xác định lại hay điều chỉnh định nghĩa, khơng có sự thay đổi

lớn, khơng có bổ sung với tơn giáo mới. Việc đề ra chính sách “tơn giáo truyền

qua có thể là một hình mẫu cho việc hoạch định và thực hiện chính sách tơn giáo, phục vụ cho quan điểm độc lập, tự chủ, dân tộc.

Chính sách tơn giáo của Liên bang Nga hiện nay vẫn dựa trên nguyên tắc tách giáo hội ra khỏi nhà nước, theo mơ hình “chính giáo hiệp ước” (nhà nước và giáo hội thỏa thuận với nhau), nhưng có sự lựa chọn, dựa vào một số tôn giáo “truyền thống”, chứ không dựa vào tơn giáo “chủ lưu” (Chính Thống giáo), như một số nước khác (Hoa Kỳ dựa vào Tin lành, nước Anh dựa vào Anh giáo). Thực chất chính sách tơn giáo của Liên bang Nga hiện nay là ủng hộ các tơn giáo tín ngưỡng truyền thống, nghĩa là nhà nước có thể tài trợ về vật chất cho các tôn giáo này. Mục đích của vấn đề này nhằm làm cho “các tổ chức tôn giáo không

cần nhờ đến sự viện trợ từ bên ngồi”, để các tơn giáo ở Liên bang Nga không lệ

thuộc vào nước ngoài, một vấn đề rất rễ bị lợi dụng. Chính sách tơn giáo của Liên bang Nga hiện nay đã tạo ra một mơ hình nhà nước khơng hồn tồn thế tục cũng khơng phải là một nhà nước giáo quyền. Đó là một mơ hình nhà nước theo kiểu “thỏa ước”, dựa vào một số tôn giáo truyền thống (những tơn giáo có ảnh hưởng khơng nhỏ đến các thành phần dân cư khác nhau), chứ khơng phải chỉ dựa vào một tơn giáo chính, như Chính Thống giáo chẳng hạn, mặc dù đây là tơn giáo lớn nhất và có ảnh hưởng lớn nhất đến đa số dân chúng ở Liên bang Nga. Sự lựa chọn này là phù hợp với một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo như Liên bang Nga, đồng thời nó cũng đáp ứng được với những nhu cầu chính trị nhằm ngăn chặn các trào lưu tư tưởng cực đoan từ bên ngồi, góp phần ổn định đất nước.

Trong khi thừa nhận tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của công dân, nhà nước cũng khẳng định tôn trọng và bảo đảm quyền tự do khơng tín ngưỡng, tôn giáo của cơng dân, nghĩa là có quyền được làm người vô thần, không theo bất cứ một tơn giáo nào. Điều này hồn tồn phù hợp với luật pháp

quốc tế. Điều 18 quyền Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị (1966)

quy định: mọi người có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tơn giáo, quyền này bao hàm cả quyền tự do “không theo một tôn giáo” nào. Hơn nữa, trong chính sách tơn giáo của Liên bang Nga hiện nay không nhấn mạnh đến việc tuyền

truyền chủ nghĩa vô thần chống tơn giáo. Thậm chí, Liên bang Nga đã chính thức đưa bộ mơn văn hóa tơn giáo vào giảng dạy trong các trường phổ thơng.

Chính sách của Liên bang Nga mặc dù vẫn thừa nhận quyền tự do tôn giáo của công dân, nhưng các tôn giáo muốn được hoạt động, muốn được công nhận về mặt tổ chức phải được Nhà nước thừa nhận với những điều kiện ràng buộc cụ thể. Chính sách của Liên bang Nga quy định: các tôn giáo muốn được thừa nhận tư cách pháp nhân về mặt tổ chức phải có ít nhất 20 năm.

Liên bang Nga có cơ quan QLNN về tơn giáo và có quy định các tổ chức tôn giáo muốn được thừa nhận là pháp nhân tôn giáo phải đăng ký với cơ quan QLNN có thẩm quyền chứng nhận. Muốn vậy, các đồn thể tơn giáo phải có hồ sơ hợp pháp trong đó ghi rõ mục đích, tên, địa chỉ, các văn phịng tổ chức và thời hạn hoạt động, các cơ sở kinh doanh và bản kê khai tài sản đang sở hữu. Sau khi cơ quan có thẩm quyền chứng thực sẽ được thừa nhận là hội đồn tơn giáo và được hoạt động. Để được thừa nhận pháp nhân tơn giáo, các đồn thể phải có đại diện hợp pháp, cử ra một ban ít nhất có 3 người, trong đó có một người chịu trách nhiệm chính của tổ chức.

- Cộng hịa Pháp

Cộng hòa Pháp (French Republic/République francaise) là một quốc gia Châu Âu, có nhiều điểm điển hình về tình hình tơn giáo, đặc biệt là mơ hình nhà nước thế tục ở Pháp. Dân số Cộng hòa Pháp hiện nay là 66.808.385 người theo các tôn giáo khác nhau trong đó: Cơng giáo 58%, Hồi giáo 6%, Tin lành 2%, Do Thái 1%.

Là một quốc gia Cơng giáo truyền thống, Cộng hịa Pháp từng được coi là “Trưởng nữ” của Giáo hội Cơng giáo. Cộng hịa Pháp là một quốc gia tiêu biểu cho những đóng góp về lý luận và thực tiễn đối với quyền tự do tơn giáo của lồi người và luật pháp quốc tế về tôn giáo. Mối quan hệ giữa Nhà nước và giáo hội Cơng giáo Pháp có từ rất lâu đời và rất đặc biệt. Từ thế kỷ V, nhà nước luôn ưu ái và tạo điều kiện cho giáo hội như: ban tặng ruộng đất, trả lương cho các giáo sĩ.

Đến thế kỷ XIII, ở Pháp đã xuất hiện tư tưởng đòi quyền tự trị của Giáo hội Pháp, không muốn sự can thiệp của Tòa thánh Roma. Dưới thời vua Loui

XIV việc đấu tranh chống Tòa thánh, đòi quyền tự do của giáo hội Pháp càng mạnh mẽ. Năm 1438, vua Pháp Charles VII ban bố một đạo luật gồm 23 điều về quyền tự do của giáo hội Pháp, theo đó, nhà vua có tồn quyền bổ nhiệm các giám mục.

Ngày 19 tháng 3 năm 1692, Giáo hội Pháp thông qua: Bản tuyên ngôn của hàng giáo sĩ Pháp, với 4 điều quy định: (1) Giáo hồng chỉ có quyền trong lĩnh vực tơn giáo, khơng có quyền gì đối với vua chúa trên lĩnh vực thế tục; (2) Trên lĩnh vực thiêng liêng, Cơng đồng có quyền trên giáo hồng; (3) Trong lĩnh vực thực hành, Giáo hồng phải tơn trọng giáo luật và phải kính nể các luật lệ, phong tục của giáo hội Pháp; (4) Giáo hồng đóng vai trị chính trong việc phán quyết các vấn đề thuộc về đức tin, nhưng khơng có giá trị “bất khả ngộ”, khi có sự chấp thuận của giáo hội toàn thế giới.

Cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1789 là cuộc cách mạng triệt để nhất trong việc đấu tranh chống Giáo hội Công giáo, bước đầu đề cập đến quyền tự do tơn giáo và sự giới hạn của nó trong bản tuyên ngôn về quyền con người. Cuộc cách mạng đã tiến hành quốc hữu hóa tồn bộ tài sản của giáo hội, ruộng đất được đem bán cho dân chúng để lấy kinh phí giải quyết tình trạng khủng hoảng kinh tế.

Sang đầu thế kỷ XIX khi chế độ thay đổi, Giáo hội Pháp đòi lại đất đai và tài sản đã bị tịch thu, quốc hữu hóa. Ngày 15 tháng 7 năm 1801 Giáo hồng Piơ VII đã ký với hoàng đế Napoleon một Thỏa ước giữa Tòa thánh và nước Pháp, với 17 điều và 77 điều khoản thi hành. Theo Thỏa ước, Công giáo được tự do hoạt động và là “đạo của đông đảo công dân Pháp”. Chính phủ bổ nhiệm các giám mục, nhưng phải được Giáo hoàng thừa nhận theo giáo luật của Tòa thánh. Các giám mục và linh mục khi nhậm chức phải hứa trung thành với Chính phủ. Chính phủ cam kết trả lương cho các giám mục và linh mục quản xứ cũng như cung cấp kinh phí cho việc đào tạo và phụng tự. Tất cả mọi tài sản đất đai đã tịch thu và bán đi, Giáo hội Pháp khơng được địi lại và phải thừa nhân quyền được sở hữu tài sản đó của người mua.

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Cộng hòa Pháp tiếp tục đấu tranh cho cơ cấu chính trị-xã hội thế tục, quốc hội thơng qua nhiều đạo luật hạn chế hoạt động của giáo hội trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là giáo dục. Ngày 19 tháng 12 năm 1905, quốc hội Pháp ban hành Luật Phân ly tách giáo hội khỏi nhà nước. Bộ luật này khẳng định: Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do hành đạo; Không thừa nhận, không trả lương và trợ cấp cho bất kỳ tôn giáo nào; Các tôn giáo muốn hoạt động phải đăng ký và chịu sử kiểm sốt của chính quyền; Về sinh hoạt tôn giáo, việc tụ tập để thực hiện các nghi lễ tôn giáo phải báo cáo và chịu sự kiểm sốt của các cơ quan chính quyền có chức năng giữ gìn trật tự cơng cộng; Các nghi lễ, các cuộc rước của tơn giáo tiến hành bên ngồi khu vực nhà thờ và việc kéo chuông phải tuân theo những quy định của chính quyền tỉnh, thành phố, ...

Luật Phân ly ra đời có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đóng góp cho luật pháp tôn giáo của nhân loại cả trên phương diện lý luận và thực tiễn, được coi là sự cơng khai hóa việc tách giữa nhà nước và tơn giáo. Từ đó, đưa nước Pháp đến cơ cấu chính trị với thái độ nhà nước trung lập hồn tồn, khơng cơng nhận và ủng hộ bất cứ một tôn giáo nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với hoạt động quan hệ quốc tế của giáo hội công giáo việt nam (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)