Chủ thể, khách thể, đối tượng và phương pháp quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với hoạt động quan hệ quốc tế của giáo hội công giáo việt nam (Trang 45 - 52)

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.3. Chủ thể, khách thể, đối tượng và phương pháp quản lý

2.1.3.1. Chủ thể quản lý

Chủ thể QLNN đối với hoạt động QHQT của các tôn giáo gồm các cơ quan nhà nước thuộc hệ thống hành pháp (Chính phủ và UBND cấp tỉnh), cán bộ, công chức, viên chức, các cá nhân, tổ chức được uỷ quyền.

- Đối với cấp Trung ương

+ Chính phủ: QLNN về QHQT của các tổ chức tơn giáo nói chung theo

Luật Tín ngưỡng, tơn giáo năm 2016, Chính phủ khơng có nội dung quản lý trực tiếp mà chỉ quy định chi tiết, cụ thể:

Ban hành các văn bản hướng dẫn và qui định chi tiết những văn bản do Quốc hội ban hành;

Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục chấp thuận, đăng ký việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngồi (Khoản 5 Điều 51);

Chính phủ quy định chi tiết việc tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tiếp nhận và quản lý các khoản tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài; việc quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc (Khoản 5 Điều 56);

+ Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo ở cấp Trung ương

(Ban Tơn giáo Chính phủ): theo Luật Tín ngưỡng, tơn giáo, trách nhiệm của Ban Tơn giáo Chính phủ tăng lên so với qui định trước đây, cụ thể một số nội dung cơng việc chính như sau:

Chấp thuận tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc mời tổ chức, các nhân nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện hoạt động về QHQT về tôn giáo (Khoản 3 Điều 48);

Chấp thuận tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc mời tổ chức, các nhân nước ngoài vào Việt Nam hoạt động tôn giáo trong nhiều tỉnh (Khoản 3, Điều 48);

Chấp thuận cho các tổ chức tôn giáo được cấp chứng nhận hoạt động tôn giáo mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài đến giảng đạo (Khoản 4, Điều 48);

Chấp thuận cho nhóm người nước ngồi sinh hoạt tơn giáo tập trung mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài đến giảng đạo (Khoản 5, Điều 48);

Chấp thuận cho người nước ngoài học tại cơ sở đào tôn giáo ở Việt Nam (Khoản 3, Điều 49);

Chấp thuận cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuôc cử chức sắc, nhà tu hành, tín đồ tham gia hoạt động tơn giáo, đào tạo tơn giáo ở nước ngồi (khoản 3, Điều 50);

Chấp thuận việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài (Khoản 3, Điều 51);

Chấp thuận tổ chức tôn giáo ở Việt Nam gia nhập tổ chức tơn giáo nước ngồi (Khoản 1, Điều 53);

Trả lời đăng ký chức sắc chức việc cho công dân Việt Nam được tổ chức tơn giáo nước ngồi phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử ở nước ngoài (Khoản 4, Điều 51).

+ Trách nhiệm các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, ngành chuyên môn quản lý theo lĩnh vực, quyền hạn, trách nhiệm, nhiệm vụ: trong quản lý hoạt động QHQT

của tổ chức tơn giáo, Văn phịng Chính phủ phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ (Ban Tơn giáo Chính phủ), Bộ Công an giải quyết các việc liên quan đến: điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, công tác xuất nhập cảnh, … đặc biệt là hoạt động của Tổ công tác hỗn hợp Việt Nam - Vatican.

- Đối với UBND cấp tỉnh

Chấp thuận sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam (Khoản 3 Điều 57).

Chấp thuận tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc mời tổ chức, các nhân nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các hoạt động tôn giáo ở một tỉnh (điểm a Khoản 3 Điều 48)

2.1.3.2. Khách thể và đối tượng quản lý

- Khách thể QLNN đối với hoạt động QHQT của tổ chức tôn giáo gồm: tổ chức tôn giáo và thể nhân tôn giáo.

Tổ chức tôn giáo

“Tổ chức tơn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo” [106].

Tổ chức tơn giáo có chức năng điều hành hoạt động của tôn giáo. Trong mối quan hệ với Nhà nước và xã hội, tổ chức tôn giáo là đại diện cho tôn giáo để giải quyết các cơng việc có liên quan đến tơn giáo. Đặc biệt các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam đều có mối quan hệ với tổ chức tôn giáo nước ngoài, đây là mối QHQT của tơn giáo.

Thể nhân tơn giáo: tín đồ, chức sắc, nhà tu hành, chức việc

“Tín đồ là người tin theo một tơn giáo và được tổ chức tơn giáo đó thừa nhận” [106].

Tín đồ tơn giáo ở Việt Nam chủ yếu là nông dân và nhân dân lao động, đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng xâu, vùng xa, biên giới. Người nông dân, dân tộc thiểu số, người lao động đa số đều hăng say lao động, có tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên các đối tượng này thường có trình độ dân trí thấp, hồn cảnh điều kiện khó khăn nên dễ bị các thế lực xấu trong nước và nước ngồi lợi dụng, kích động chống phá chính quyền.

Với xu hướng tồn cầu hóa hiện nay nhiều tín đồ, chức sắc tơn giáo được giáo hội tạo điều kiện học tập, tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng chun mơn và kiến thức liên quan đến tơn giáo ở nước ngồi. Đồng thời các tổ chức tôn giáo ở nước ngồi cũng tạo điều kiện cho tín đồ, chức sắc Việt Nam học tập, bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm liên quan đến tơn giáo.

Ngồi tín đồ tơn giáo là công dân Việt Nam cịn có tín đồ tơn giáo là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam bao gồm:

+ Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam là cá nhân có quốc tịch nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam có thời hạn đề sinh sống, làm việc, học tập và nghiên cứu khoa học trong các cơ quan, tổ chức, cơng ty nước ngồi được phép hoạt động tại Việt Nam và trong các cơ quan, tổ chức, cơng ty của Việt Nam có quan hệ với nước ngoài.

+ Các cá nhân quốc tịch nước ngoài được phép nhập cảnh Việt Nam để thực hiện các chuyến thăm và làm việc theo lời mời của các cơ quan, tổ chức Việt Nam.

+ Các cá nhân có quốc tịch nước ngồi được phép nhập cảnh Việt Nam để thăm thân nhân, du lịch Việt Nam theo chương trình do các cơng ty du lịch của Việt Nam thực hiện.

Chức sắc là tín đồ được tổ chức tôn giáo phong phẩm hoặc suy cử để giữ phẩm vị trong tổ chức. Nhà tu hành là tín đồ xuất gia, thường xuyên thực hiện nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật và quy định của tổ chức tôn giáo. Chức việc là người được tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo bổ nhiệm, bầu cử hoặc suy cử để giữ chức vụ trong tổ chức [106].

Đội ngũ chức sắc, chức việc tôn giáo thường là những người được tổ chức tôn giáo lựa chọn, đào tạo cơ bản nên trình độ năng lực khá cao và được tổ chức tôn giáo phong chức, bổ nhiệm, bầu cử, …

Trong quan hệ với tín đồ họ là những người nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và có uy tín trong tín đồ tơn giáo. Trong quan hệ với Nhà nước và các tổ chức khác đặc biệt là tổ chức tơn giáo nước ngồi, họ là người đại diện cho tổ chức tôn giáo để giải quyết các cơng việc có liên quan đến tơn giáo.

- Đối tượng QLNN đối với hoạt động QHQT của tổ chức tôn giáo là hoạt động của giáo hội, tín đồ, chức sắc có yếu tố nước ngồi bao gồm: Trao đổi đoàn thăm viếng lẫn nhau; Tham dự các hội nghị, hội thảo quốc tế; Cử chức sắc, tín đồ tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng tơn giáo ở nước ngoài; Mời khách nước ngoài

vào Việt Nam giảng đạo hoặc tham gia các hoạt động tôn giáo ở trong nước; Hoạt động từ thiện nhân đạo thơng qua các tổ chức phi Chính phủ nước ngồi.

2.1.3.3. Phương pháp quản lý - Quản lý bằng chính sách

Quản lý các hoạt động tơn giáo nói chung và QLNN đối với QHQT của Giáo hội Cơng giáo nói riêng, về ngun tắc phải tuân thủ các phương pháp quản lý hành chính nhà nước. Trong QLNN đối với các hoạt động tôn giáo, giải quyết các vấn đề tôn giáo phải chú ý 4 yêu cầu quan trọng sau: có lý, đúng pháp luật, được đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ và thống nhất đồng bộ giữa ba bộ phận (Đảng lãnh đạo - Nhà nước quản lý - Mặt trận và các đoàn thể vận động quần chúng nhân dân thực hiện) với ba biện pháp (giáo dục, thuyết phục, hành chính - kinh tế).

Để đáp ứng nhu cầu tôn giáo, bất cứ một Nhà nước nào, tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể, nhằm tổ chức mối quan hệ giữa cái trần tục và cái siêu nhiên, phục vụ cho yêu cầu của chế độ, cũng phải định ra một thái độ ứng xử đối với tơn giáo, đó là chính sách tơn giáo. Chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam được cụ thể hố bằng những nội dung sau:

Nhà nước Cộng hồ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo và quyền tự do khơng tín ngưỡng tơn giáo của cơng dân.

Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với cơng dân vì lý do tín ngưỡng, tơn giáo. Cơng dân theo tôn giáo hoặc không theo tơn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, được hưởng mọi quyền cơng dân và có trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ công dân.

Các hoạt động tôn giáo phải tuân theo pháp luật của Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo, mọi hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo để phá hoại hồ bình, độc lập, dân chủ, phá hoại đồn kết, xâm phạm tự do tín ngưỡng của cơng dân,…. đều bị xử lý theo pháp luật.

Các tôn giáo ở Việt Nam được Nhà nước khuyến khích tham gia các hoạt động giáo dục, từ thiện, nhân đạo, được mở trường lớp đào tạo chức sắc, nhà tu

hành, được cử đi đào tạo ở nước ngoài, được tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu quốc tế theo quy định của pháp luật.

- Quản lý bằng công cụ pháp luật

QLNN như trên đã trình bày, bao gồm hệ thống tập hợp các văn bản luật pháp Nhà nước với những thiết chế, bộ máy được phân công theo từng chức năng.

Hiện nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng những văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của cơng dân làm cho các hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo ngày một phong phú đa dạng. Ngoài các văn bản pháp luật nền tảng như: Hiến pháp, Bộ luật dân sự, Luật đất đai, Pháp luật về xây dựng, Pháp luật xử phạt vi phạm hành chính,…. cịn có các văn bản chủ chốt: Pháp lệnh số 21/2004/PL-UBTVQH ngày 18 tháng 6 năm 2004 Pháp lệnh Tín ngưỡng, tơn giáo. Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 1 tháng 3 năm 2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tơn giáo. Nghị định số 92/2005/NĐ-CP ngày 1 tháng 3 năm 2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tơn giáo. Tháng 01 năm 2018 Luật Tín ngưỡng, tơn giáo có hiệu lực thi hành thay thế Pháp lệnh Tín ngưỡng, tơn giáo với những điều chỉnh bổ sung sẽ đảm bảo hơn nữa quyền tự do, tín ngưỡng, tơn giáo của cơng dân.

- Quản lý bằng tổ chức bộ máy và cán bộ

Tổ chức bộ máy QLNN về hoạt động tôn giáo hiện nay được quy định bởi các văn bản pháp luật hiện hành gồm: Luật Tổ chức chính phủ ngày 19 tháng 06 năm 2015. Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ. Quyết định số 34/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ. Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 04 năm 2014 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Quyết định số 32/2018/QĐ-TTg ngày 03 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tơn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ.

Ban Tơn giáo Chính phủ hiện nay là cơ quan thuộc Bộ Nội vụ, thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực tôn giáo, thực hiện các chủ trương, chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước về đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của công dân, là đầu mối phối hợp giữa các ban, ngành và chính quyền địa phương thực thi nhiệm vụ QLNN về tôn giáo, thống nhất quản lý, xuất bản các loại sách kinh,…

Cơ cấu tổ chức của Ban Tơn giáo Chính phủ gồm: Trưởng Ban và các Phó Ban giúp việc.

Các tổ chức giúp Trưởng ban thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn QLNN gồm: Vụ Công Giáo, Vụ Phật giáo, Vụ Tin Lành, Vụ Cao Đài, Vụ Tín ngưỡng và các tôn giáo khác, Vụ QHQT, Vụ Pháp chế - Thanh tra, Vụ Công tác tơn giáo phía Nam, Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng.

Các tổ chức sự nghiệp thuộc Ban gồm: Nhà xuất bản tôn giáo, Tạp chí cơng tác tơn giáo, Trung tâm thơng tin, Viện Nghiên cứu chính sách tơn giáo.

Ban Tơn giáo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan chuyên môn thuộc Sở Nội vụ, thực hiện chức năng QLNN về các hoạt động tôn giáo theo pháp luật trong phạm vi địa phương.

Ban tôn giáo quận, huyện thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Phòng Nội vụ thực hiện chức năng QLNN về các hoạt động tôn giáo theo pháp luật trong phạm vi địa bàn quận, huyện.

- Quản lý bằng giáo dục, thuyết phục, vận động quần chúng

Xuất phát từ luận điểm: Cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Bởi vậy, trong QLNN về tín ngưỡng, tơn giáo khơng chỉ có lý, đúng pháp luật mà cịn phải được sự ủng hộ đồng tình của đơng đảo nhân dân. Muốn tránh bị lợi dụng tôn giáo, tránh việc hình thành các điểm nóng tơn giáo,… thì phương thức giáo dục, thuyết phục, vận động quần chúng là rất quan trọng trong QLNN về tôn giáo.

Nội dung cơ bản của phương thức này là: tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước để mọi người (người có đạo và khơng có đạo) hiểu và thực hiện đúng.

- Xây dựng lực lượng cốt cán trong tơn giáo

Tình hình tơn giáo nói chung và Cơng giáo Việt Nam thời gian qua đã có chuyển biến tích cực, nhưng vẫn cịn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát điểm nóng gây mất ổn định an ninh trật tự. Đặt ra nhiệm vụ là phải chủ động nắm tình hình, kịp thời giải quyết khơng để phát sinh phức tạp, khi xảy ra điểm nóng cần những người có uy tín trong giáo hội hợp tác với chính quyền giải quyết vụ việc có hiệu quả. Khi giải quyết các vụ việc phức tạp thì vai trị của cốt cán Công giáo là hết sức cần thiết. Năm 2011, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có Kết luận số 08-KL/TW về xây dựng cốt cán trong các tơn giáo. Năm 2013 Ban Bí thư tiếp tục ra Thông báo số 150-TB/TW về xây dựng cốt cán phong trào và chính sách đối với cốt cán phong trào trong các tơn giáo. Vì vậy xây dựng lực lượng cốt cán trong tôn giáo là rất cần thiết trong tình hình hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với hoạt động quan hệ quốc tế của giáo hội công giáo việt nam (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)