3.2. Thực trạng quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam
3.2.4. Quan hệ giữa Tòa thánh Vatican với Nhà nước Việt Nam có liên
quan đến Giáo hội Công giáo Việt Nam
3.2.4.1. Giai đoạn trước năm 1990
Ngày 2 tháng 9 năm 1945 Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời là quốc gia có độc lập chủ quyền được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận và
thiết lập quan hệ ngoại giao. Năm 1950 mặc dù chưa thừa nhận độc lập chủ quyền của Việt Nam nhưng Tòa thánh đã lập Tòa Khâm sứ (cơ quan của Vatican bên cạnh giáo hội sở tại) và bổ nhiệm giám mục John Dooley, người Ireland, làm Khâm sứ tại Đông Dương. Ngày 18 tháng 10 năm 1951, Khâm sứ Dooley đã quyết định dời trụ sở Toà Khâm sứ từ Huế ra Hà Nội và duy trì cho đến ngày 15 tháng 9 năm 1959.
Sau năm 1954 đất nước bị chia cắt làm 2 miền, các thế lực phản động kích động, dụ dỗ lôi kéo đồng bào Công giáo di cư vào Nam với chiêu bài “Chúa đã vào Nam”. Tuy nhiên, Nhà nước Việt Nam vẫn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trong đó có giáo hội Công giáo và quan hệ giữa giáo hội với Tòa thánh Vatican đã được nêu trong Sắc lệnh 234/SL ngày 14
thánh 6 năm 1955 của Chủ tịch nước: “Riêng về Công giáo, quan hệ về tôn giáo
giữa giáo hội Công giáo Việt Nam với Tòa thánh La Mã là vấn đề nội bộ của Công giáo”.
Mặc dù chưa có quan hệ về mặt Nhà nước nhưng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đặc biệt trong năm 1973 Tòa thánh Vatican đã có cuộc tiếp xúc với Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam và Chính phủ dân chủ cộng hòa. Giáo hoàng Phaolô VI tiếp chính thức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Nhà nước trong Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong buổi tiếp Giáo hoàng đã ca ngợi chương trình hòa giải và hòa hợp dân tộc của Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam.
Sau chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975 do Khâm sứ Tòa thánh Henri Lemaitre dính líu đến những hành động chính trị nên chính quyền Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã yêu cầu ông rời khỏi Việt Nam vào tháng 12 năm 1975, chấm dứt cơ chế Khâm sứ của Tòa thánh Vatican tại Việt Nam. Mặc dù không có bất kỳ quan hệ chính thức nào với Vatican nhưng Nhà nước Việt Nam vẫn cho phép Giáo hội Công giáo Việt Nam quan hệ với Vatican về phương diện tôn giáo theo nguyên tắc chung: vừa tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, tôn trọng các mối quan hệ của giáo hội, vừa thể hiện quyết tâm bảo đảm độc
lập, chủ quyền của Việt Nam, lại vừa thể hiện ý chí của Việt Nam trong các mối QHQT. Trong Nghị quyết 297/CP ngày 11 tháng 11 năm 1977 của Hội đồng chính phủ ghi rõ: “Giáo hội Thiên chúa quan hệ với Vatican về mặt tôn giáo, nhưng phải tôn trọng chủ quyền quốc gia và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Khi một giáo sĩ Việt Nam được Vatican lựa chọn từ giám mục trở lên, thì Giáo hội Thiên chúa phải báo cáo để được chấp thuận trước của Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Tháng 6 năm 1988 Tòa thánh Vatican phong 117 thánh tử đạo người Việt Nam mà không trao đổi cụ thể trước với Chính phủ Việt Nam đã làm cho mối quan hệ giữa Vaitican và Chính phủ Việt Nam trở nên căng thẳng. Tuy nhiên với phương châm mở của hội nhập quốc tế, xuất phát từ lợi ích tinh thần của đồng bào Công giáo Việt Nam, Nhà nước Việt Nam đã bắt đầu thực hiện giao lưu với Vatican trong khuôn khổ chính thức cấp Nhà nước. Tháng 7 năm 1989 Nhà nước Việt Nam đã cho phép đại diện của Tòa thánh Vatican thực hiện chuyến thăm mục vụ tại Việt Nam. Đoàn do Hồng y Roger Etchegaray, Chủ tịch hội đồng Tòa thánh Công lý và Hòa bình đã có cuộc tiếp xúc với Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Ngoại giao và thăm một số giáo phận của Giáo hội Công giáo Việt Nam.
3.2.4.2. Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2018
Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam năm 1986 với phương châm đổi mới trong đó có đường lối đối ngoại: Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới. Với xu hướng đó từ tháng 11 năm 1990 đến năm 2018 đại diện Tòa thánh Vatican và đại diện Chính phủ Việt Nam có 18 lần gặp gỡ, trao đổi và bàn về những vấn đề liên quan đến Giáo hội Công giáo Việt Nam và những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm:
Lần gặp và làm việc đầu tiên giữa Nhà nước Việt Nam và Tòa thánh Vatican đã thống nhất 4 nguyên tắc chung:
+ Mối quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam và Vatican được thực hiện trên tinh thần bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Nhà nước Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện cho Giáo hội Công giáo Việt Nam được quan hệ về mặt tôn giáo với Tòa thánh Vatican trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và pháp luật của Việt Nam.
+ Không tuyên truyền, không có các hành động cũng như không để các thế lực khác lợi dụng cấu kết chống phá Việt Nam.
+ Tôn trọng và chấp hành pháp luật Việt Nam. Vatican và giáo hội chỉ thực hiện các hoạt động tôn giáo, không can thiệp vào công việc nội bộ của Nhà nước Việt Nam.
+ Đối với các quyết định bổ nhiệm, thuyên chuyển các chức sắc từ giám quản trở lên và việc phong tước hiệu, phong thánh của Giáo hội Công giáo Việt Nam, Tòa thánh Vatican tham khảo ý kiến trước và khi nào Chính phủ Việt Nam đồng ý thì Tòa thánh mới ra quyết định.
Trong các lần gặp và làm việc tiếp theo, hai bên đã bàn bạc và trao đổi một số nội dung sau:
+ Việc bổ nhiệm, thuyên chuyển các chức sắc của Giáo hội Công giáo
Việt Nam: về nguyên tắc Nhà nước Việt Nam chỉ đưa ra các điều kiện: “Là công
dân Việt Nam, có tư cách đạo đức tốt, có tinh thần đoàn kết, hoà hợp dân tộc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của Nhà nước” [23] để cho Giáo hội Công giáo có thể lựa chọn theo quy định của giáo hội. Riêng chức sắc do nước ngoài
phong “phải có sự thỏa thuận trước với cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở
trung ương”. [23].
+ Liên quan đến đất đai và cơ sở thờ tự: Tòa thánh đã có đề nghị giải quyết tranh chấp giữa nhà thờ với người dân liên quan đến đất đai, xây dựng cơ sở thờ tự mới ở những nơi tập trung dân cư mới di cư nhất là vùng xâu, vùng xa, xây dựng lại nhà thờ ở một số giáo xứ. Nhà nước Việt Nam luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự vì coi đó là nơi thiêng liêng để tín đồ bày tỏ niềm tin tôn giáo. Việt Nam cũng đã xem xét và giải quyết một số trường hợp cụ thể.
+ Về các hoạt động: Về mở trường đào tạo, chủng sinh, chủng viện, đào tạo tu sỹ, chia, tách giáo phận, giáo xứ, dòng tu, hoạt động mục vụ tại nước ngoài của các chức sắc. Đây là những vấn đề liên quan đến công việc cụ thể của Giáo hội. Việt Nam sẽ trao đổi, bàn bạc và xem xét những yêu cầu cụ thể với Giám mục, Hội đồng giám mục Việt Nam và giải quyết một cách thuận lợi theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thời gian gặp gỡ và làm việc tại Việt Nam, đoàn Vatican đã thăm 26 giáo phận Công giáo Việt Nam. Qua các chuyến thăm, đoàn Vatican đã cảm nhận được và xúc động về sự đón tiếp chu đáo của Chính phủ Việt Nam, các cơ quan Trung ương, chính quyền các cấp nơi đoàn đến thăm và những tình cảm tốt đẹp chân thành mà chức sắc và giáo dân Công giáo ở các giáo phận dành cho đoàn. Thông qua đó Vatican cũng hiểu hơn về Giáo hội Công giáo Việt Nam, về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán của Việt Nam. Đây là tiền đề thuận lợi cho việc thúc đẩy quan hệ hai bên.
Mặc dù chưa có quan hệ ngoại giao giữa Việt nam với Tòa thánh Vatican nhưng từ năm 2007 đến năm 2018, các vị lãnh đạo Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần gặp người đứng đầu Tòa thánh Vatican tại Vatican trao đổi những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm. Cụ thể theo thời gian như sau:
+ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Giáo hoàng Benedictus XVI ngày 25 tháng 01 năm 2007;
+ Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gặp Giáo hoàng Benedictus XVI ngày 11 tháng 12 năm 2009;
+ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp Giáo hoàng Benedictus XVI ngày 23 tháng 2 năm 2014;
+ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng gặp Giáo hoàng Benedictus XVI ngày 22 tháng 03 năm 2014;
+ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Giáo hoàng Fraciscus tại Tòa thánh Vatican ngày 18 tháng 12 năm 2014;
+ Chủ tịch nước Trần Đại Quang gặp Giáo hoàng Fraciscus ngày 23 tháng 11 năm 2016;
Thông qua các cuộc làm việc, các cuộc gặp gỡ nói trên, cả hai bên đều có thiện chí mong muốn quan hệ ngoại giao. Lần gặp và làm việc thứ 4 (năm 1993) Tòa thánh đã gợi ý lập quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh Vatican theo mô hình của Liên bang Nga và Liên bang Mê-hi-cô. Năm 1999 trong lần gặp và làm việc thứ 9 hai bên đã cởi mở hơn, Tòa thánh Vatican thể hiện sự cảm ơn của mình về sự quan tâm của Chính phủ Việt Nam với cộng đồng Công giáo Việt
Nam để tiến tới chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Năm 2007, lần gặp và làm việc thứ 16 Tòa thánh Vatican khẳng định mong muốn từ lâu có một đại diện của Giáo Hoàng tại Việt Nam và đề nghị cử đại diện theo ba hướng: Đại diện thường trực, Đại diện không thường trực và thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa Việt Nam và Vatican. Việt Nam hoan nghênh mọi sáng kiến của hai bên nhằm thúc đẩy quan hệ song phương vì hòa bình, ổn định, phát triển và đề nghị cơ quan ngoại giao của mỗi bên chủ trì cùng phối hợp theo đó Tổ chuyên gia hỗn hợp Việt Nam - Vatican được thành lập để trao đổi quan điểm về thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai bên.
Cuộc họp đầu tiên của Tổ chuyên gia hỗn hợp Việt Nam - Vatican được tiến hành tại Hà Nội vào tháng 2 năm 2009. Đến tháng 12 năm 2018 đã diễn ra bảy lần họp (3 lần họp tại Vatican, 4 lần họp tại Việt Nam). Tổ chuyên gia hỗn hợp Việt Nam - Vatican đã trao đổi một cách sâu rộng và tổng thể các vấn đề trong quan hệ giữa hai bên trong đó có các vấn đề liên quan đến Giáo hội Công giáo Việt Nam. Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân và mong muốn Tòa thánh Vatican đóng góp tích cực vào đời sống Công giáo ở Việt Nam, tăng cường đoàn kết giữa các tôn giáo làm cho Giáo hội Công giáo Việt Nam gắn bó với dân tộc và đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước. Vatican cũng ghi nhận những tiến bộ trong việc thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo và mong muốn các vấn đề còn tồn tại trong quan hệ giữa Việt Nam và Vatican sẽ được giải quyết thông qua đối thoại chân thành.
Những năm gần đây, Nhà nước Việt Nam ghi nhận và đánh giá cao những việc làm tích cực của Tòa thánh Vatican đối với cộng đồng Công giáo Việt Nam. Huấn từ của Giáo hoàng Benedictus XVI gặp Hội đồng Giám mục Việt Nam trong chuyến đi Ad Limina tháng 6 năm 2009. Huấn từ của Giáo hoàng đã nêu quan điểm của Tòa thánh Vatican về vai trò của người giáo dân trong đời sống xã
hội: “…Anh chị em giáo dân phải chứng tỏ rằng là người Công giáo tốt cũng là
công dân tốt”. Liên quan đến lịch sử truyền Công giáo đến Việt Nam, sứ điệp của Giáo hoàng Benedictus XVI gửi Giáo hội Công giáo Việt Nam nhân dịp Lễ
sủng, thuận lợi trong việc hòa giải với Thiên Chúa và anh em đồng loại. Trong ý tưởng đó, chúng ta nên nhìn nhận lại những sai lỗi của chúng ta đã phạm trong quá khứ và hiện tại đối với anh em đồng bào xin mọi người tha thứ”.
Kết quả của các cuộc gặp gỡ trao đổi nói trên, cùng thái độ tích cực của cả hai bên, ngày 13 tháng 1 năm 2011, được sự chấp thuận của Chính phủ Việt Nam, Toà thánh đã chính thức bổ nhiệm Tổng giám mục Leopold Girelli làm Đặc phái viên không thường trú của Vatican tại Việt Nam. Ngày 21 tháng 5 năm 2018, Giáo hoàng Franciscus đã bổ nhiệm Tổng giám mục Marek Zalewski làm tân Sứ thần Tòa thánh tại Singapore kiêm Đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam thay Tổng giám mục Leopoldo Girelli. Tháng 12 năm 2018 sau cuộc gặp đàm phán lần thứ VII tại Việt Nam, hai bên trao đổi thống nhất nâng cấp từ Đặc phái viên không thường trú lên Đặc phái viên thường trú của Vatican tại Việt Nam. Đây là kết quả của quá trình đối thoại giữa hai bên trong nhiều năm. Nhìn lại mối quan hệ Việt Nam - Vatican, kể từ năm 1990 đến năm 2018 khẳng định quá trình đối thoại đã góp phần quan trọng từng bước phát triển mối quan hệ đó trên cơ sở tôn trọng những thỏa thuận có tính nguyên tắc giữa hai bên và tôn trọng những vấn đề hai bên cùng quan tâm đã được bàn bạc tại những lần gặp nhau; đồng thời cho thấy phương thức đối thoại được coi trọng nhằm tạo ra môi trường lành mạnh, hiểu biết lẫn nhau, cùng thể hiện thiện chí để tìm ra những điểm đồng thuận và cùng thúc đẩy quan hệ hai bên vì lợi ích chung và của mỗi bên.