4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động quan hệ
4.3.3. Nhóm giải pháp về đối ngoại tơn giáo
- Đảm bảo quyền tự do của cơng dân có tín ngưỡng, tơn giáo theo Hiến pháp và cơng ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị mà Việt Nam ký kết.
Tơn trọng và bảo đảm quyền tự do, tín ngưỡng, tơn giáo của công dân luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt chú trọng, quan tâm đặc biệt kể từ khi Nhà nước mở cửa hội nhập quốc tế. Đảm bảo quyền này Nhà nước cần tạo điều kiện cho Công giáo ở các lĩnh vực sau:
+ Tạo điều kiện cho Công giáo tham gia sinh hoạt tôn giáo, tổ chức các ngày lễ lớn hàng năm như: lễ Nô-en, lễ phục sinh, lễ Chúa Giê-su lên trời, lễ Chúa Thánh thần hiện xuống cùng với các hoạt động tơn giáo của người nước ngồi tại Việt Nam như: Năm Thánh.
+ Chăm lo đến việc đào tạo chức sắc của Công giáo để thúc đẩy tổ chức hoạt động của các tổ chức tôn giáo, tăng cường đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của tầng lớp nhân dân đối với việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo. Năm 2017 Nhà nước tạo điều kiện cho Giáo hội Công giáo Việt Nam thành lập Học viện Công giáo, thành lập thêm một Đại chủng viện đào tạo linh mục.
+ Quyền tự do tín ngưỡng cịn thể hiện ở việc Nhà nước cần tạo điều kiện cho Công giáo mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế với các Giáo hội các nước và các tổ chức nước ngoài khác.
+ Ngoài ra Nhà nước đặc biệt chú trọng đến xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự đảm bảo cho các sinh hoạt tơn giáo. Năm 2014 đã có 25.000 sơ sở thờ tự của các tôn giáo được xây mới, sửa chữa, tu bổ. Đến nay số lượng cơ sở thờ tự và nới sinh hoạt tôn giáo được thực hiện chiếm tỉ lệ khá lớn, đáp ứng được nguyện vọng của người có đạo và tầng lớp nhân dân.
+ Quyền tham gia QLNN và xã hội cũng được tôn trọng và đảm bảo. Các chức sắc, tín đồ Cơng giáo có quyền tham gia ứng cử đại biểu quốc hội, tham gia vào cơ quan QLNN từ Trung ương đến cơ sở như mọi cơng dân khác. Đến nay có 8 chức sắc tơn giáo là đại biểu quốc hội và hiện có hơn 1000 chức sắc tơn giáo là đại biểu hội đồng nhân dân. Thực tiễn này khẳng định chính sách nhất qn của Nhà nước ln đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của cơng dân.
+ Cùng với việc hồn thiện chính sách pháp luật cần có các cơ chế, thiết chế trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của công dân. Cần xây dựng các thiết chế độc lập nhằm hỗ trợ và nâng cao tính hiệu quả, hiệu lực trong việc tôn trọng, bảo vệ thúc đẩy các quyền tự do có bản của tất cả cá nhân và nhóm xã hội đặc biệt nhóm dễ bị tổn thương. Vì vậy cần thành lập Ủy ban nhân quyền Quốc gia, hội đồng nhân quyền hoặc mơ hình thanh tra Quốc hội về quyền con người. Việc hình thành một cơ quan thống nhất thực hiện quyền con người như Ủy ban Nhân quyền Quốc gia là một yêu cầu khách quan trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh hội nhập và phát triển của Việt Nam.
- Tăng cường công tác tuyên truyền đối ngoại, tranh thủ sự đồng tình ủng
hộ của các quốc gia, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ và nhân dân tiến bộ trên tồn thế giới (đối ngoại nhân dân)
+ Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại về chính sách tự do tín ngưỡng, tơn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, kiên quyết bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp luật. Các cơ quan truyền thông cần phối hợp để tuyên truyền những thành quả mà Việt Nam đạt được trong nhiều năm qua, trong đó có việc thực hiện chính sách tơn giáo, dân tộc, làm cơ sở phản bác lại luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, chống phá Nhà nước Việt Nam.
+ Bộ Ngoại giao cần phối hợp với cơ quan QLNN về tôn giáo ở Trung ương xây dựng kế hoạch 06 tháng, 1 năm tổ chức gặp mặt các chức sắc cao cấp trong các tôn giáo ở Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam theo Công giáo ở nước ngồi. Thơng tin về thành tựu phát triển kinh tế đất nước, thành tựu ngoại giao Việt Nam và những đóng góp của đối ngoại tơn giáo để có định hướng chiến lược phát triển sức mạnh của đối ngoại nhân dân, củng cố sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Thường xuyên tổ chức các đồn có sự tham gia của chức sắc Công giáo tham dự diễn đàn khu vực và trên thế giới. Thông qua diễn đàn chức sắc Công giáo sẽ thông tin cho bạn bè thế giới hiểu rõ và đầy đủ hơn về tình hình tơn giáo ở Việt Nam, tạo sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, đấu tranh chống các thế lực thù địch bên ngoài vu cáo, xuyên tạc Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo.
+ Thơng qua Đại sứ qn Việt Nam ở nước ngồi tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân tơn giáo và có liên quan đến tơn giáo ở nước ngồi về chính sách tơn giáo ở Việt Nam để họ hiểu và tuân thủ pháp luật Việt Nam khi họ có nhu cầu hoạt động tơn giáo trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Khi xử lý các vấn đề liên quan đến QHQT của Công giáo Việt Nam và các tơn giáo nói chung, cơ quan ngoại giao cần chủ động phối hợp với với cơ quan QLNN về tôn giáo ở Trung ương và cơ quan an ninh dự báo trước các tình huống có thể xảy ra, khả năng phản ứng và lợi dụng của các thế lực thù địch. Một
mặt kiên quyết giữ vững độc lập, tự chủ, mặt khác phải mềm dẻo, linh hoạt, phù hợp với xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Kết hợp đồng bộ các biện pháp chính trị, ngoại giao, pháp luật, tranh thủ tiếng nói của chức sắc Cơng giáo, đấu tranh có hiệu quả các hoạt động chống phá, cơ lập Việt Nam trên trường quốc tế của các thế lực thù địch.
- Mở rộng mối quan hệ giữa Việt Nam với Tòa thánh Vatican
Nhà nước Việt Nam và Tịa thánh Vatican đã có nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi và làm việc nhưng cho đến nay vẫn chưa đạt được thỏa thuận ngoại giao. Nguyên nhân dẫn đến kết quả này xuất phát từ q khứ: Tịa thánh Vaitican có lỗi với Việt Nam trong lịch sử truyền đạo và phát triển đạo gắn với sự xâm lược của thực dân Pháp. Điều đó đã tạo ra tâm lý xã hội, tâm lý của cán bộ, cơng chức có mặc cảm, thành kiến với Cơng giáo dẫn đến có những ứng xử chưa phù hợp.
Vì vậy để đạt được quan hệ ngoại giao giữa Nhà nước Việt Nam và Tòa thánh Vatican trong thời gian tới cần có lộ trình, thời gian nhưng khơng để lâu với những giải pháp sau:
Một là, giải quyết vấn đề đất đai, cơ sở thờ tự của giáo hội Công giáo.
Vấn đề khiếu kiện, đòi lại đất đai, cơ sở thờ tự là nguyên nhân để các phần tử cực đoan trong và ngồi Giáo hội lợi dụng, tạo điểm nóng chống nhà nước. Việc giải quyết tốt vấn đề đất đai cơ sở thờ tự Cơng giáo sẽ góp phần làm ổn định tình hình an ninh xã hội, tạo mối quan hệ tốt hơn giữa chính quyền và Giáo hội.
Để giải quyết tốt vấn đề này, trước hết: cần rà sốt lại tồn bộ đất đai, cơ sở thờ tự của Công giáo trên địa bàn các tỉnh, thành phố, trên cơ sở kết quả khảo sát để phân loại: diện tích đất Cơng giáo đang sử dụng có nguồn gốc Cơng giáo, diện tích đất có nguồn gốc Cơng giáo mà Nhà nước và cá nhân đang sử dụng, diện tích đất mà địa phương cấp mới cho Cơng giáo trong thời gian qua, diện tích đất mà Cơng giáo đang nhận hiến tặng và đứng tên cá nhân. Từ đó để có nhìn nhận, đánh giá khách quan đối với việc giải quyết đất đai Công giáo và đề xuất chủ trương xử lý. Đẩy nhanh tiến độ lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo. Thực hiện tốt Luật Đất đai sửa đổi năm 2013,
Chỉ thị số 1940/CT-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về nhà, đất liên quan đến tôn giáo.
Cơ sở tơn giáo có nhu cầu chính đáng về nhà, đất để phục vụ cho hoạt động tơn giáo thì UBND tỉnh có trách nhiệm xem xét, căn cứ vào chính sách tơn giáo, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quỹ đất tại địa phương để xem xét, quyết định.
Hai là, bước đi trong quan hệ với Vatican cần gắn với việc yêu cầu
Vatican giải quyết các vấn đề đặt ra với Giáo hội Công giáo Việt Nam. Tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của Vatican đối với Việt Nam trên trường quốc tế. Nhà nước cũng cần đẩy quan hệ lên một bước, dù là bước nhỏ với phương châm gác lại quá khứ, hướng tới tương lai như kinh nghiệm của Liên bang Nga và Cộng hòa Liên bang Myanmar. Sau cuộc đàm phán vòng VII (12/2018) Việt Nam nhanh chính thức thơng báo nâng cấp Đặc phái viên không thường trú lên Đặc phái viên thường trú của Tòa thánh tại Việt Nam. Những năm gần đây trong các cuộc gặp giữa lãnh đạo Đảng Nhà nước Việt Nam, Giáo hoàng, các quan chức Tòa thánh, chức sắc Cơng giáo ở Việt Nam đã có phát biểu tích cực về Việt Nam. Tạo chuyển biến tích cực đối với chức sắc, tín đồ Công giáo ở Việt Nam trong hoạt động tôn giáo tn thủ pháp luật, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cùng với việc nâng cấp quan hệ Việt Nam - Vatican, Bộ Ngoại giao chủ trì, đề xuất chuẩn bị nội dung các cuộc thăm lãnh đạo cao cấp hai bên, trong đó có việc Giáo hồng thăm Việt Nam. Xây dựng đề án phục vụ đàm phán quan hệ ngoại giao của Tổ công tác hỗn hợp. Ban Tôn giáo Chính phủ chủ trì tiếp tục duy trì, trao đổi đồn để giải quyết những vấn đề quan hệ Nhà nước và Công giáo ở Việt Nam mà hai bên cùng quan tâm. Qua khảo sát cho thấy rằng cả cán bộ QLNN và Giáo hội Công giáo Việt Nam đều mong muốn quan hệ ngoại giao giữa Nhà nước Việt Nam và Toàn thánh Vatican.
Ba là, Rất nhiều nước không có tín đồ Cơng giáo vẫn dặt mối quan hệ
ngoại giao với Tịa thánh Vatican như: Cơ-t, Quatar, các tiểu vương quốc Ả- rập, Malaixia. Trong khi đó, hiện nay Tịa thánh Vaitican rất quan tâm truyền giáo tới khu vực Châu Á trong đó có Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Lào. Vì
vậy, làm tốt mối quan hệ Việt Nam - Vatican sẽ nhận được sự ủng hộ của các nước. Đặt mối quan hệ với Tịa thánh Vatican, là điều kiện tốt để Cơng giáo Việt Nam mở rộng QHQT, nâng cao vị thế của Giáo hội Công giáo Việt Nam cũng như nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
4.3.4. Nhóm giải pháp về cơng tác vận động quần chúng
- Phương pháp vận động, tranh thủ người đứng đầu: phương pháp QLNN
đối với Giáo hội Công giáo Việt Nam mang tính đột phá là tranh thủ, xây dựng mối quan hệ thân thiện, gần gũi với người đứng đầu giáo hội, các tổ chức trực thuộc và cần có sự phân cấp. Cơng giáo là tơn giáo có nét đặc thù so với các tơn giáo khác, hệ thống tổ chức chặt chẽ theo hình chóp nón, Giáo hồng là đỉnh cao của mọi quyền lực, ở cấp giáo phận giám mục nắm cả 3 quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp, cấp giáo xứ linh mục là người có chức thánh quản lý mọi hoạt động trong xứ, tín đồ vâng phục người đứng đầu. Thời gian qua phương pháp quản lý thường dàn trải, chưa chú trọng nhiều vai trò của người đứng đầu. Những năm gần đây khi Nhà nước tập trung phương pháp tranh thủ bề trên từ Vatican (Giáo hồng), đến Giáo hội Cơng giáo Việt Nam đã thu được kết quả tích cực. Giáo hồng có chỉ đạo tích cực đối với Công giáo ở Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam đã có chỉ đạo cụ thể đưa Cơng giáo ở Việt Nam gắn bó, đồng hành cùng dân tộc. Từ công tác tôn giáo ở các địa phương cho thấy nơi nào tranh thủ được Giám mục, có quan hệ tốt thì tình hình Cơng giáo ổn định; ngược lại địa phương nào không tranh thủ được Giám mục thì dễ xảy ra điểm nóng Cơng giáo, gây mất an ninh trật tự.
Đưa nội dung Công giáo thực hiện đường hướng gắn bó, đồng hành cùng dân tộc là một trong các nội dung chính trong cơng tác vận động tranh thủ chức sắc, tín đồ Cơng giáo, để họ thấy được trách nhiệm từ phía tơn giáo. Cấp ủy Đảng, chính quyền thấy được tầm quan trọng của việc đưa tơn giáo nói chung, Cơng giáo nói riêng gắn bó, đồng hành cùng dân tộc là cấp thiết. Từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình trong việc quan tâm, tạo điều kiện cho giáo hội thực hiện đường hướng gắn bó, đồng hành cùng dân tộc. Tăng cường các buổi đối thoại, gặp gỡ chức sắc, tín đồ Cơng giáo trên địa bàn để lắng nghe tâm tư
nguyện vọng và chủ động giải quyết vướng mắc, tạo điều kiện cho Công giáo hoạt động thuần túy trong khuôn khổ pháp luật.
- Công tác xây dựng cốt cán
Tình hình Cơng giáo ở Việt Nam thời gian qua đã có chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát điểm nóng gây mất ổn định an ninh trật tự. Đặt ra nhiệm vụ trong thời gian tới là phải chủ động nắm tình hình, kịp thời giải quyết không để phát sinh phức tạp, khi xảy ra điểm nóng cần những người có uy tín trong giáo hội hợp tác với chính quyền giải quyết vụ việc có hiệu quả. Thực tế trong những năm qua khi giải quyết các vụ việc phức tạp thì vai trị của cốt cán Công giáo là hết sức cần thiết. Tuy nhiên công tác xây dựng cốt cán trong Cơng giáo cịn hạn chế: Lực lượng cốt cán còn mỏng, số cốt cán là chức sắc cao cấp trong giáo hội cịn ít, lập trường chưa vững vàng, số lượng Đảng viên là người Công giáo phát triển chậm, chưa phát huy được vai trò của người Đảng viên. Năm 2011, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có Kết luận 08-KL/TW về xây dựng cốt cán trong các tơn giáo, năm 2013 Ban Bí thư tiếp tục ra Thông báo số 150-TB/TW về xây dựng cốt cán phong trào và chính sách đối với cốt cán phong trào trong các tôn giáo. Tuy nhiên công tác triển khai cịn chậm, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, sự phân công, phân cấp dẫn đến chồng chéo, chưa thực sự phát huy hiệu quả của đội ngũ cốt cán trong Cơng giáo. Vì vậy cấp ủy đảng sớm có sự chỉ đạo thống nhất sự phân cơng, phân cấp và phối hợp thực hiện giữa các ngành, các cấp.
- Đối với cộng đồng người Việt Nam theo Cơng giáo ở nước ngồi
Hiện nay các thế lực xấu trong và ngồi tơn giáo đang tích cực tác động đến cộng đồng giáo dân Việt Nam ở nước ngoài nhằm gây sức ép cản trở các mối quan hệ giao lưu quốc tế của Việt Nam với các nước trên thế giới. Số cực đoan trong các tôn giáo người Việt ở nước ngồi đang ráo riết xun tạc tình hình tơn giáo Việt Nam, vu cáo tạo ra bức tranh không đúng về tôn giáo Việt Nam, phụ họa với các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề nhân quyền tôn giáo chống phá nhà nước ta, vì vậy thời gian tới cần phối hợp áp dụng một số biện pháp sau:
+ Tăng cường tuyên truyền rộng rãi bằng nhiều biện pháp trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong đó có cộng đồng Cơng giáo về chính sách của